Nhận xét về quá trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền

Một phần của tài liệu 332 Kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương trong kiểm toán tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) chi nhánh tại HN (nhật ký chung) (Trang 62 - 64)

tiền lương tại Công ty khách hàng do A&C thực hiện

1. Lập kế hoạch kiểm toán

Với chủ trương thực hiện tốt ngay từ đầu để việc lập kế hoạch kiểm toán đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán. Do vậy trong giai đoạn này, các công việc mà A&C đã thực hiện là đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng để từ đó ký kết hợp đồng kiểm toán.

Dựa trên các kết quả thu được về công ty khách hàng thông qua một số thủ tục kiểm toán như: Phỏng vấn, quan sát, phân tích sơ bộ …kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp và thiết kế chương trình kiểm toán.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty A&C đã xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán BCTC chung nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là cơ sở để kiểm toán viên dựa vào đó để xét xem những thủ tục nào là cần thiết và bắt buộc, thủ tục nào có thể bỏ qua mà không gây ảnh hưởng tới kết quả của cuộc kiểm toán, chứ không phải là bắt buộc và áp đặt cho mọi cuộc kiểm toán. Tuỳ vào đặc điểm và tình hình thực tế phát sinh mà chương trình kiểm toán được vận dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp nhất với khách hàng đó. Thực tế kiểm toán tại Công ty A đã chứng minh điều này.

Là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của A&C nên các kiểm toán viên phải hết sức cẩn trọng trong việc đưa ra những thủ tục kiểm toán thích hợp.

Với sự sáng tạo và linh hoạt của mình, việc tìm hiểu khách hàng từ sơ bộ đến chi tiết được tuân thủ đầy đủ. Do đó, công việc này đã giúp cho nhóm kiểm toán lập được chương trình kiểm toán với các thủ tục và phương pháp kiểm toán phù hợp, xác định được thời gian kiểm toán cần thiết. Đây cũng là cơ sở để trưởng nhóm phân công việc cho các thành viên trong nhóm một cách phù hợp và khoa học nhất.

2. Thực hiện kiểm toán

Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng hợp và chương trình kiểm toán đã được xây dựng, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán chi tiết từng phần hành cụ thể theo trình tự đi từ thủ tục: kiểm toán số dư đầu năm tài chính đến các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Việc thực hiện các công việc này cũng như kết quả của nó được kiểm toán viên phân tích trên các giấy tờ làm việc phù hợp và được đánh số tham chiếu một cách hệ thống.

Quy mô các thủ tục này được quyết định bởi mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty khách hàng. Vì vậy, việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các phần hành nói chung và phần hành tiền lương nói riêng là hết sức cần thiết. Điều này giúp cho kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro tiềm tàng cũng như đưa ra những ước tính được chính xác, hợp lý, đầy đủ để từ đó tập trung các thủ tục kiểm toán để phát hiện các sai sót trọng yếu.

Là khách hàng năm đầu tiên của A&C do đó kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra tương đối chi tiết, cụ thể với các khoản lương, thưởng và các khoản trích trên lương. Bên cạnh đó, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích đối với các khoản liên quan đến lương. Qua tìm hiểu, kiểm toán viên nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích trên tiền lương hoạt động khá hữu hiệu, có khả năng ngăn ngừa các sai phạm có thể xảy ra. Vì thế, kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống kiểm soát của Công ty để giảm bớt phần nào số lượng đối với thủ tục kiểm tra chi tiết. Còn với thủ tục phân tích, do là một Công ty liên doanh nên việc trả lương tại Công ty được thực hiện theo hợp đồng lao động và kết quả làm việc thực tế nên kiểm toán viên thực hiện phân tích chi phí lương bởi vì với bất cứ sự gia tăng nào của giá trị sản phẩm tạo ra trong kỳ sẽ bao gồm cả sự gia tăng

của chi phí tiền lương. Đồng thời, kiểm toán viên thực hiện so sánh chi phí tiền lương giữa các tháng trong năm để xác định chi phí lương so với các chi phí còn lại.

Với hiệu quả đạt được của các cuộc kiểm toán có thể nói rằng các kiểm toán viên của A&C đã vận dụng một cách linh hoạt các thủ tục kiểm toán về tiền lương nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung.

3. Kết thúc kiểm toán

Giai đoạn này có vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán. Sau khi xem xét tất cả các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành đánh giá, soát xét lại kết quả kiểm toán một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo các mục tiêu kiểm toán cũng như tính đầy đủ và thuyết phục của bằng chứng kiểm toán. Từ đó đưa ra ý kiến xác đáng về tình hình tài chính của công ty khách hàng nói chung và tình hình tiền lương nói riêng. Ý kiến này được thể hiện trên Báo cáo kiểm toán. Tại A&C, việc lập và trình bày Báo cáo kiểm toán cũng tuân thủ khá chặt chẽ theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 700 – Báo cáo kiểm toán về BCTC.

Như vậy, quy trình kiểm toán BCTC của A&C nhìn chung là tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên để đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như bắt kịp với xu thế phát triển của lĩnh vực kiểm toán trong khu vực và trên thế giới thì A&C vẫn cần phải hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán của mình về tất cả các phần hành nói chung và phần hành tiền lương nói riêng.

Một phần của tài liệu 332 Kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương trong kiểm toán tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) chi nhánh tại HN (nhật ký chung) (Trang 62 - 64)