Định hướng hình thành và phát triển chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63 - 64)

vay thế chấp bất động sản ở Việt Nam

Để TTCK thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thì cần phải thúc đẩy và phát triển thị trường này. Muốn vậy thì phải có định hướng phát triển và đưa ra những công cụ tài chính mới, hữu hiệu cho thị trường. Trong đó, phải kểđến việc ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa để tạo thêm hàng hóa cho thị trường. Để các chứng khoán hình thành từ việc chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp bất động sản trở thành một công cụ tài chính mới cho TTCK thì cần sớm có định hướng phát triển nghiệp vụ này bằng cách tạo ra môi trường pháp lý để nó tồn tại và phát triển. Do đó, các ban ngành liên quan cần phối hợp để trong thời gian sớm nhất đưa ra một văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động chứng khoán hóa. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra một công cụ tài chính mới vào vận hành. Trước hết, cần phải điều chỉnh theo hướng bổ sung những văn bản pháp lý hiện hành để phục vụ tạm thời cho chứng khoán hóa.

Phát triển nghiệp vụ chứng khoán hóa trở thành một trong những công cụ huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cho các định chế tài chính, góp phần mở rộng hoạt động cấp tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như chính sách đa dạng hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại theo hướng tiếp cận dịch vụ tài chính mới, đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của

khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước, chuẩn bị cho quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, nhất là khi thực hiện đầy đủ các cam kết theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vào 2010 và các cam kết song phương khi gia nhập WTO.

Trong thời gian đầu, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm chứng khoán hóa dựa trên bất động sản và các công trình cơ sở hạ tầng đã đưa vào sử dụng, có nguồn thu ổn định. Quá trình thực hiện nên đi từ từ và thực hiện các quy trình đơn giản trước, sau đó mới đi vào các loại chứng khoán hoá phức tạp hơn dựa trên các tài sản tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)