Góp phần nâng cao hiệu quả của các trung gian tài chính từ đó thúc đẩy TTCK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 26)

đẩy TTCK phát triển

- Chứng khoán hóa tạo ra khả năng thanh khoản cho các khoản vay, thông qua thị trường thứ cấp của các khoản vay. Từđó, các NHTM có thể sử dụng vốn linh hoạt hơn, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng. Các NHTM không còn lệ thuộc quá mức vào các nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh doanh và cá nhân, nhờ việc tiếp cận nguồn vốn từ chứng khoán hóa.

- Chứng khoán hóa tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng, thúc đẩy tín dụng mở rộng và tăng trưởng. Chính những đòi hỏi ngày càng cao của các nhà đầu tư

vào những chứng khoán đã tạo ra cơ chế chọn lọc, đòi hỏi các khoản nợ, các khoản phải thu phải có chất lượng, đảm bảo được những tiêu chuẩn nhất định về quy mô khoản tín dụng; về lãi suất; về thời hạn vay…của SPV. Từ đó bắt buộc các NHTM phải thực hiện lại cơ cấu hoạt động kinh doanh, chuẩn hóa quy trình cho vay, cũng như chất lượng các khoản cho vay để có thểđáp ứng yêu cầu của chứng khoán hóa.

- Chứng khoán hóa tạo điều kiện cho các NHTM giảm thiểu và phân tán rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; lợi ích này gắn liền với quá trình tập hợp các khoản cho vay và bán chúng cho các tổ chức trung gian chứng khoán hóa, bởi sự chia sẻ rủi ro giữa các chủ thể tham gia chứng khoán hóa. Việc bán đi các khoản cho vay đã giải phóng các NHTM khỏi rủi ro tín dụng từ phía khách hàng và rủi ro lãi suất. Vì hầu hết các khoản tài trợ cho vay dài hạn đều từ nguồn vốn huy động ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)