a. Thị trường tiềm năng
TTCK Việt Nam đã qua gần 8 năm hoạt động với 160 số lượng cổ phiếu và chứng chỉ được niêm yết tại SGDCK Tp. HCM và 147 cổ phiếu đăng ký giao dịch TTGDCK Hà Nội. Các tổ chức tham gia trên thị trường ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Đáng chú ý là với số lượng người đầu tư tham gia ngày càng tăng đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Điều này, thể hiện TTCK Việt Nam mặc dù còn non trẻ, song rất tiềm năng. Đây là điều kiện thuận lợi để đưa ra các công cụ đầu tư mới để làm phong phú thêm hoạt động của TTCK.
b. Nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao
Giải quyết vấn đề nhà ở cho các gia đình có thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt ở các thành phố lớn là một bài toán nan giải cho Chính phủ hiện nay. Chúng ta gặp khó khăn chủ yếu do những bất cập, chồng chéo về thủ tục pháp lý, đặc biệt là vốn đầu tư. Đểđáp ứng nhu cầu nhà ở cho đại đa số dân cư có thu nhập thấp và trung bình thì cần khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Nếu không có những kênh huy động mới
ngoài kênh huy động truyền thống là ngân hàng thì mục tiêu ổn định – tăng trưởng - giải quyết công ăn việc làm của Chính phủ khó thực hiện.
Đến tháng 8/2008, cả nước đang triển khai trên 1.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới; hàng năm xây dựng trên 37 triệu m2 nhà ởđô thị. Nhiều khu đô thị mới có cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường sống văn minh đã hình thành như dự án Phú Mỹ Hưng, Ciputra… Nhiều tổng công ty lớn đủ sức thi công các công trình mang tầm cỡ thế giới, nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình cao tầng hiện đại lên đến 30, 40 và trên 60 tầng…và quy mô của thị trường bất động sản ở Việt Nam còn rất lớn, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo “Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam”, diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105.000ha hiện nay lên 460.000ha vào năm 2020, đưa tỷ lệđô thị hóa từ 28% lên khoảng 45% vào năm 2025. Dân số đô thị từ 23 triệu người dự kiến sẽ tăng lên 46 triệu người vào năm 2025, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nhà ở đô thị. Trung bình mỗi năm Việt Nam cần phát triển thêm 35 triệu m2 nhà để phấn đấu đạt 20m2 nhà ở/người tại đô thị vào năm 2020. Ngoài ra, các chính sách cởi mở của Nhà nước như người dân được mua nhà ở tại các đô thị mà không cần hộ khẩu, dự kiến mở rộng đối tượng Việt kiều được mua nhà và cho phép thực hiện thí điểm người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam… cũng làm tăng nhu cầu về nhà ở tại các đô thị lớn.
Bên cạnh đó, với làn sóng đầu tư tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu về văn phòng, khách sạn và công trình thương mại cũng đang tăng nhanh, nhất là nhu cầu về văn phòng loại A, B, khách sạn 3 – 5 sao tại các đô thị lớn. Nhu cầu về phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao… cũng sẽ làm cho thị trường bất động sản ở Việt Nam thêm sôi động. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2015, cả nước dự kiến thành lập mới trên 100 khu công nghiệp với diện tích đất khoảng 26.000ha…
Chính nhu cầu nhà ở, văn phòng tăng cao đòi hỏi có nhiều kênh huy động vốn chính điều này là điều kiện thuận lợi để đưa ra công cụ mới cụ thể là thực hiện chứng khoán hóa.
c. Học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước
Chứng khoán hóa đã ra đời và phát triển một thời gian dài. Đồng thời nó được vận dụng và kiểm nghiệm ở nhiều nước khác nhau. Nên kỹ thuật chứng khoán hóa cũng đã được kiểm chứng loại bỏ những bất cập và đưa ra quy trình hoàn thiện. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho những nước đi sau khi ứng dụng kỹ thuật này vào nước mình. Tận dụng lợi thếđó, ngay từ bây giờ chúng ta có thể gửi cán bộđi học tập, nghiên cứu tại các nước đã ứng dụng thành công kỹ thuật này như ở Mỹ, Úc, Canada,… để nhanh chóng nắm bắt được các kỹ thuật chứng khoán hoá hiện đại có như vậy sẽ rút ngắn được thời gian và hiệu quả sử dụng cao.
d. Hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hiệp định song phương Việt – Mỹ có hiệu lực hoàn toàn vào 2010 và Việt Nam gia nhập WTO thì các định chế tài chính trong nước phải đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình mới có thể cạnh tranh được với các định chế tài chính nước ngoài vốn có thế mạnh về tài chính, công nghệ cũng như năng lực quản trị điều hành. Đây là cơ hội để chúng ta đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới chuẩn bị hội nhập như chứng khoán hóa để phục vụ khách hàng, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.