Kế toán tổng hợp TSCĐHH tại công ty

Một phần của tài liệu 330 Tổ chức Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì - Viglacera (71tr) (Trang 26 - 31)

II/ Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại công ty sứ thanh trì

5/Kế toán tổng hợp TSCĐHH tại công ty

5.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ HH.

- Kế toán tăng TSCĐ HH do mua sắm:

Để đảm bảo chính xác, thận trọng và đầy đủ trong việc quản lý TSCĐ việc hạch toán TSCĐ ở công ty luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc liên quan đến việc mua sắm lập thành bộ hồ sơ bao gồm:

- Hợp đồng mua sắm TSCĐ HH (nếu có). - Hoá đơn GTGT mua TSCĐ HH.

- Biên bản giao nhận TSCĐ HH.

- Quyết định của giám đốc Công ty đối với TSCĐ HH.

Căn cứ vào các chứng từ mua TSCĐ HH trên, kế toán tiến hành hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ, sau đó lu vào hồ sơ và hạch toán nh sau:

Nợ TK 211. Nợ TK 133.

Có TK liên quan (TK 111, 112, 311 ...).

VD3: Ngày 7/6/2003 công ty mua 1 máy tính của công ty TNHH Thơng mại Điện tử tin học dịch vụ. Giá mua ghi trên hoá đơn là 13.415.000 (cha có thuế GTGT là 10%). Đã thanh toán bằng tiền mặt.

Khi TSCĐ HH tăng, kế toán vào thẻ TSCĐ (phụ lục 7). Để phản ánh nghiệp vụ kế toán trên, căn cứ vào quyết định tăng TSCĐ (phụ lục 4) hoá đơn GTGT (phụ lục 5), biên bản giao nhận TSCĐ (phụ lục 6) kế toán hạch toán nh sau:

Nợ TK 211 13.415.000

Nợ TK 133 1.341.500

Có TK 111 14.756.500

Bút toán này đợc phản ánh trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 11) sổ cái TK 211 (phụ lục 12) và các TK có liên quan.

TSCĐ này đợc mua sắm từ quỹ ĐTPT, nên kế toán thực hiện kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh

Nợ TK 414 13.415.000

Có TK 411 13.415.000

Bút toán này đợc phản ánh trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 11)

* Kế toán tăng TSCĐ HH do xây dựng cơ bản hoàn thành, kế toán định khoản nh sau:

Nợ TK 211

Có TK 241.2

Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 441

Có TK 411

VD4: Trong tháng 6/2003, công ty đã nhận bàn giao công trình xây dựng nhà kho và đa vào sử dụng với quyết toán công trình là 212.000.000đ. Công trình đã đợc duyệt toán, giá trị công trình đúng bằng giá trị thực tế công trình. Căn cứ vào quyết định của Giám đốc công ty (phụ lục 8), kế toán ghi tăng TSCĐ theo giá trị công trình nh sau:

Nợ TK 211 212.000.000

Có TK 241.2212.000.000

Bút toán này đợc phản ánh trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 11), sổ cái TK 211 (phụ lục 12)

Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh

Nợ TK 441 212.000.000

Có TK 411 212.000.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bút toán này đợc phản ánh trên sổ Nhật ký chung (phụ lục 11).

5.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ HH.

* Kế toán giảm TSCĐ HH do thanh lý:

Do yêu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn nên công ty đã tiến hành thanh lý một số máy móc thô sơ thay thế bằng các máy móc, thiết bị mới, hiện đại hơn.

Để tiến hành thanh lý, ở công ty cần có các thủ tục sau: - Cấp dới trình cấp trên những máy móc thiết bị xin thanh lý.

- Giám đốc công ty lập ban kỹ thuật xuống xác định tình trạng máy móc và thống nhất đa ra quyết định có thanh lý hay không.

- Nếu TSCĐ đợc duyệt thanh lý thì sẽ lập Hội đồng thanh lý, lập "Biên bản thanh lý" và lập hồ sơ thanh lý.

Các chứng từ liên quan thanh lý gồm: - Bảng thống kê những TS xin thanh lý. - Biên bản thanh lý TSCĐ.

- Hoá đơn bán TSCĐ (Nếu có).

- Phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng.

Khi thanh lý kế toán hạch toán giảm TSCĐ nh sau: - Đối với TSCĐ hết giá trị.

Nợ TK 214.1 Có TK 211.

- Đối với TSCĐ còn giá trị: Nợ TK 214.1 Phần giá trị đã hao mòn Nợ TK 811 Giá trị còn lại. Có TK 211 Nguyên giá. - Thu nhập từ thanh lý. Nợ TK 111, 112, 152, 153. Có TK 711 Thu nhâp khác. Có TK 333.1 Thuế GTGT phải nộp.

- Các khoản về chi phí thanh lý, nhợng bán TSCĐ Nợ TK 811.

Có TK liên quan 111, 112.

VD5: Trong tháng 6/2003, Công ty quyết định thanh lý 1 tủ điện máy khuấy với nguyên giá 37.331.000đ. Máy cha khấu hao hết. Khấu hao luỹ kế là 35.596.730đ, giá trị còn lại là 1.734.270 đ.Theo tờ trình (phụ lục 9) Hội đồng thanh lý đã lập biên bản thanh lý TSCĐ (phụ lục 10). Sau khi 2 bên thoả thuận xong, kế toán tập hợp những chứng từ liên quan, tiến hành định khoản, ghi giảm TSCĐ nh sau:

Nợ TK 214.1 35.596.730

Nợ TK 811 1.734.270

Có TK 211 37.331.000

- Giá trị thu hồi bằng tiền mặt.

Nợ TK 111 6.600.000

Có TK 711 6.000.000

Có TK 333.1600.000

Sau đó kế toán vào sổ Nhật ký chung (phụ lục 11),sổ Cái TK211(phụ

lục 12), sổ Cái TK214 (phụ lục 18). Cuối nên độ kế toán tiến hành xử lý khoản

thu, chi về thanh lý theo đúng chế độ hiện hành.

* Giảm TSCĐ HH do chuyển thành công cụ dụng cụ ...

- Nếu giá trị còn lại của TSCĐ mà nhỏ thì tính toán toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:

Nợ TK 214.1 phần giá trị hao mòn.

Có TK 211 nguyên giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu giá trị còn lại của TSCĐ mà lớn thì phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều kỳ.

Nợ TK 142.1 Giá trị còn lại. Nợ TK 214.1 Giá trị hao mòn.

Có TK 211 nguyên giá.

Sau đó khi phân bổ dần vào chi phí của đối tợng sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 142.1 mức phân bổ. - Nếu TSCĐ còn mới, cha sử dụng: Nợ TK 153.1 nếu nhập kho.

Nợ TK 142.1 nếu đem sử dụng. Có TK 211 nguyên giá.

VD6: Bảng thống kê chi tiết TSCĐ chuyển thành CCDC ngày 7/6/2003.

STT Loại TSCĐ Đơn vị

tính Số lợng (chiếc) sử dụngNăm Nguyên giá TSCĐ Số hao mòn GTCL của TSCĐ

1 Máy nén khí VNĐ 1 2001 5.115.000 4.702.119 412.881

2 Cân bàn VNĐ 1 2002 7.826.000 5.621.754 2.204.246

Cộng 12.941.000 10.323.873 2.617.127

Từ bảng kê trên kế toán định khoản:

Nợ TK 214 10.323.873.

Nợ TK 627 2.617.127

Có TK 211 12.941.000

Sau đó kế toán phản ánh vào Nhật ký chung (phụ lục 11), Sổ cái TK 211

(phụ lục 12), Sổ cái TK 214 (phụ lục 18).

6/ Kế toán khấu hao TSCĐ HH.

Nhân tố cơ bản thay đổi hiện trạng TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ không những giảm đi giá trị sử dụng mà còn giảm đi về mặt giá trị. Vì vậy kế toán TSCĐ phải thực hiện tính và trích khấu hao. Khấu hao là một biện pháp nhằm khôi phục dần dần toàn bộ hoặc từng phần giá trị của TSCĐ.

Căn cứ để kế toán tiến hành công tác hạch toán khấu hao TSCĐ là chế độ quản lý "khấu hao TSCĐ" ban hành kèm theo quyết định số 166/1999/QĐ- BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trởng bộ tài chính. Phơng pháp khấu hao TSCĐ

mà công ty áp dụng là phơng pháp khấu hao theo đờng thẳng. Việc trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng tức là nguyên giá TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao.

Đối với những TSCĐ cha khấu hao hết đã h hỏng thì giá trị còn lại phải thu hồi 1 lần. Đối với những TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn sử dụng đợc thì không trích khấu hao nữa.

Mức khấu hao = Ng.giá TSCĐ

trung bình năm Thời gian sử dụng TSCĐ

Mức khấu hao = Mức khấu hao trung bình năm

trung bình tháng 12

VD7: Tháng 6/2003 tổng khấu hao cơ bản phải trích của toàn công ty là: 1.293.443.568 VNĐ. Trong đó mức khấu hao cơ bản dùng cho sản xuất là : 1.271.277.054 VNĐ, cho bán hàng là: 13.515.373 VNĐ, cho quản lý là: 8.651.141 VNĐ. Bảng tính khấu hao TSCĐ (phụ lục 13) và bảng phân bố KH TSCĐ (phụ lục 14) kế toán TSCĐ hạch toán nh sau:

Nợ TK 627 1.271.277.054

Nợ TK 641 13.515.373 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 642 8.651.141

Có TK 214 1.293.443.568

Bút toán này đợc phản ánh trên Sổ nhật ký chung (phụ lục 11), Sổ cái TK 214 (phụ lục 18).

Đồng thời ghi bút toán.

Nợ TK 009 1.293.443.568.

Một phần của tài liệu 330 Tổ chức Kế toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì - Viglacera (71tr) (Trang 26 - 31)