Công tác giải quyết khiếu nại bồi th−ờng.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyến bằng đường biển (Trang 45 - 48)

- Nếu số tiền bồi th−ờng v−ợt quá phân cấp, phải thông báo và xin ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty tr−ớc khi giải quyết bồi th−ờng.

2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội.

2.3. Công tác giải quyết khiếu nại bồi th−ờng.

Trên tinh thần nguyên tắc tăng c−ờng quyền hạn và ý thức trách nhiệm của công ty khu vực cũng nh− nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, tổng công ty Bảo Minh đã quy định phân cấp bồi th−ờng cho các công ty. Bảo Minh Hà Nội là công ty cấp I và cũng là công ty lớn nhất miền Bắc nên đ−ợc Tổng công ty quy định hạn mức phân cấp bồi th−ờng đối với nghiệp vụ này là 15.000 USD/vụ (t−ơng đ−ơng VNĐ). Trong tr−ờng hợp có những hồ sơ v−ợt phân cấp, Công ty phải thu nhập đầy đủ hồ sơ bồi th−ờng theo quy định khẩn tr−ơng làm báo cáo có ý kiến của đơn vị gửi về Tổng công ty để xem xét bồi th−ờng.

Quy trình giải quyết bồi th−ờng ở Bảo Minh Hà Nội cũng đ−ợc tiến hành theo các b−ớc sau:

a. Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại:

Bộ hồ sơ khiếu nại đối với tổn thất hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển có:

+ Hợp đồng bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có) + Vận đơn đ−ờng biển (bản gốc)

+ Phiếu đóng gói (bản gốc) + Biên bản giám định (bản gốc)

+ Các chứng từ giao nhận hàng của cảng hoặc cơ quan chức năng. + Thông báo tổn thất

+ Hợp đồng vận chuyển

+ Hoá đơn biên lai các chi phí khác

+ Các chứng từ liên quan (nếu tổn thất phát sinh do lỗi của ng−ời thứ ba).

b. Kiểm tra chứng từ:

Khi tiếp nhận, cán bộ làm công tác giải quyết bồi th−ờng của chi nhánh sẽ kiểm tra cẩn thận tính đầy đủ và hợp pháp của bộ chứng từ. Nếu có thiếu sót, nhầm lẫn thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung hoặc hiệu đính lại.

c. Xác minh phí:

Kiểm tra xem ng−ời đ−ợc bảo hiểm có thực hiện và thực hiện đúng nghĩa vụ đóng phí của mình không, đây là một trong các biện pháp ngăn ngừa tình trạng gian lận trong bảo hiểm có ý đồ trục lợi cho riêng mình. Nói chung đối với mọi tr−ờng hợp (trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản) thì việc ch−a đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng vào thời điểm phát sinh khiếu nại đều đồng nghĩa với việc tổn thất nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm.

d. Giám định tổn thất:

Lúc này cán bộ làm công tác bồi th−ờng sẽ nghiên cứu những vấn đề sau: + Ng−ời khiếu nại có quyền lợi bảo hiểm không ?

+ Tổn thất xảy ra có trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm không ? + Tổn thất có phải do những rủi ro loại trừ gây ra không ?

+ Tổn thất có đ−ợc bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm nh− đã thoả thuận không ?

Chỉ cần không đáp ứng đ−ợc một trong các câu hỏi trên thì có nghĩa là nó đã nằm ngoài phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Khi đó chi nhánh sẽ lập công văn gửi ng−ời khiếu nại (bằng fax hoặc gửi qua b−u điện) để từ chối việc bồi th−ờng tổn thất mà anh ta yêu cầu. Trong công văn phải nêu tóm tắt sự việc và lý do kh−ớc từ trách nhiệm bảo hiểm sao cho có tình có lý nhất.

Nếu tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì cán bộ xét bồi th−ờng lúc này phải tính đến số tiền dự tính bồi th−ờng, rồi làm tờ trình để trình lãnh đạo theo phân cấp bồi th−ờng xem xét và cho ý kiến về việc bồi th−ờng.

Cách tính số tiền dự tính bồi th−ờng của công ty cũng tuân theo ph−ơng pháp chung nh− đã giới thiệu ở Ch−ơng II.

e. Thanh toán bồi th−ờng.

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình giải quyết bồi th−ờng là việc thanh toán bồi th−ờng. Sau khi lãnh đạo xem xét và đồng ý phê duyệt bồi th−ờng, cán bộ xét bồi th−ờng phải gửi thông báo số tiền bồi th−ờng để lấy ý kiến chấp nhận từ phía khách hàng đồng thời chuẩn bị hồ sơ để đòi ng−ời nhận tái bảo hiểm hay đòi ng−ời thứ ba nếu có. Khi nhận đ−ợc ý kiến chấp nhận của khách hàng số tiền bồi th−ờng sẽ đ−ợc chuyển khoản theo số tài khoản của khách hàng.

Bên cạnh hoạt động khai thác, thu phí thì xét giải quyết bồi th−ờng cũng là một khâu then chốt tác động đến số lãi thực thu của chi nhánh nói chung và trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển nói riêng, nếu hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại bồi th−ờng nâng lên thì góp phần giảm khoản chi, từ đó tăng lợi nhuận và cũng là hiệu quả kinh doanh.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính về tình hình tổn thất lớn hàng hoá từ 1995 đến 1999, trong 27 vụ tổn thất, Bảo Minh có 12 vụ chiếm 44,4%, tổng số tiền bồi th−ờng là 18.974.228 USD, trong đó Bảo Minh đã bồi th−ờng 8.165.183 USD, bằng 43% tổng số tiền bồi th−ờng, cao hơn rất nhiều so với Bảo Việt là 7.092.955 USD, PIJICO là 587.072 USD, Bảo Long là 1.973.867 USD và PVIC là 355.140 USD.

Để hiểu rõ hơn kết quả chi bồi th−ờng tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển ở Bảo Minh Hà Nội, ta hãy nghiên cứu tình hình thực hiện công tác này qua bảng sau:

Bảng 4: Tỷ lệ bồi th−ờng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển

Năm Tổng thu phí (triệu đồng) Chi bồi th−ờng (triệu đồng) Tỷ lệ bồi th−ờng (%) 1999 8.041,08 4.582,50 56,98 2000 9.650,16 4.811,63 49,86 2001 11.773,2 5.196,56 44,13 2002 13.812,3 5.875,75 42,54 2003 15.011,2 6.262,67 41,72 2004 17.021,2 6.583,72 38,67

(Nguồn: Số liệu thống kê của Bảo Minh Hà Nội)

Qua số liệu trên cho thấy tỉ lệ bồi th−ờng có xu h−ớng giảm qua các năm: 56,98% năm 1999 xuống còn 38,67% năm 2004, nh−ng số tiền thực chi bồi th−ờng lại tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng bồi th−ờng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu phí bảo hiểm và kim ngạch bảo hiểm. Điều này không hàm ý rằng việc bồi th−ờng của Công ty Bảo Minh Hà Nội là dây d−a nợ đọng, ở đây nó nói lên chất l−ợng của công tác đề phòng hạn chế tổn thất ngày càng tốt, đồng thời các công đoạn từ khai thác, giám định bồi th−ờng đ−ợc nâng cao, nó đảm bảo hợp lý quyền lợi của ng−ời đ−ợc bảo hiểm, nâng cao uy tín cho Công ty cũng nh− Tổng Công ty và số l−ợng khách hàng đến với Tổng Công ty ngày càng nhiều.

Nếu chỉ nhìn vào cột chi bồi th−ờng thì thấy chi bồi th−ờng tổn thất của Tổng Công ty tăng lên nh−ng khi xem phần kim ngạch bảo hiểm thì thấy ngay việc tăng tổn thất của Công ty là do sự tăng lên của kim ngạch bảo hiểm. Từ đây cho thấy hiệu quả của công tác giám định bồi th−ờng đ−ợc nâng cao lên đảm bảo quyền hợp lý của khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty cũng nh− của Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyến bằng đường biển (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)