- Nếu số tiền bồi th−ờng v−ợt quá phân cấp, phải thông báo và xin ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty tr−ớc khi giải quyết bồi th−ờng.
2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội.
2.2. Công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển tại Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Minh.
biển tại Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Minh.
Giám định hàng hoá nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển nói riêng là một khâu đ−ợc Bảo Minh quy định chặt chẽ theo một trình tự nhất định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn thất xảy ra một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi của cả hai bên: bên bảo hiểm và bên đ−ợc bảo hiểm.
Tr−ớc hết, khi có tổn thất xảy ra, Bảo Minh (cụ thể ở đây là Công ty Bảo Minh Hà Nội) sẽ xem xét tổn thất đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm của mình hay không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu? Nguyên tắc chung của Công ty khi tiến hành giám định lại:
- Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho việc bồi th−ờng của Công ty.
- Bảo Minh Hà Nội có thể trực tiếp giám định hoặc có thể nhờ các Bảo Minh ở các khu vực khác giám định hộ hoặc chỉ định đại lý của mình ở trong và ngoài n−ớc.
- Trừ những tr−ờng hợp đặc biệt, nhiệm vụ chính của giám định hàng hoá là giám định và thực hiện bồi th−ờng tổn thất cho hàng hoá đ−ợc bảo hiểm tại Bảo Minh.
Xuất phát từ những nguyên tắc này, quy trình giám định của Công ty đ−ợc giám định nh− sau:
a. Nhận yêu cầu giám định:
Khi phát hiện có tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất ng−ời đ−ợc bảo hiểm phải gửi ngay yêu cầu giám định đến Bảo Minh Hà Nội, yêu cầu ban đầu có thể bằng điện thoại nh−ng sau đó phải bổ sung ngay bằng giấy yêu cầu chính thức có thể l−u trong tập hồ sơ giám định.
Tiếp theo, cán bộ giám định sẽ đề nghị có sự phối hợp, giúp đỡ của ng−ời yêu cầu giám định trong suốt quá trình giám định, đồng thời yêu cầu họ cung cấp các giấy tờ cần thiết sau:
+ Hợp đồng bảo hiểm + Vận đơn đ−ờng biển + Hoá đơn th−ơng mại + Quy cách đóng gói
+ Các chứng từ giao nhận hàng hoá giữa tàu và cảng, COR (biên bản h− hỏng đổ vỡ), ROROC (chứng từ kết toán nhận hàng với tàu) hoặc biên bản giao nhận của
ng−ời chuyên chở và các chứng từ liên quan để chứng minh tổn thất nếu giám định viên yêu cầu.
b. Tiến hành thực hiện việc giám định.
Công việc này đ−ợc thực hiện tại nơi xảy ra tai nạn. Cán bộ giám định của Công ty sẽ thực hiện các công việc sau:
+ Giám định bên ngoài kiện hàng, so sánh đối chiếu với sự miêu tả trong chứng từ vận chuyển.
+ Giám định bên trong kiện hàng. + Xác định mức độ tổn thất.
Trong quá trình giám định, cán bộ giám định luôn chú ý rõ số l−ợng hàng bị thiếu, số l−ợng từng loại bị h− hỏng và mức độ h− hỏng. Đồng thời −ớc tính các khoản chi phí khắc phục, sửa chữa, tỷ lệ giảm giá và giá trị còn lại của hàng hoá để có thể xác định mức độ tổn thất hợp lý.
+ Xác định nguyên nhân tổn thất.
Để có thể tìm ra nguyên nhân, đòi hỏi các cán bộ giám định phải có khả năng quan sát và phán đoán hết sức nhạy bén cũng nh− trình độ chuyên môn cao, phải hiểu rõ đ−ợc đặc tính của hàng hoá bảo hiểm, đặc điểm của tuyến hành trình, điều kiện khí hậu thuỷ văn, trạng thái kỹ thuật của con tàu, ý thức và trình độ của sỹ quan thuỷ thủ, thuyền viên.
Chẳng hạn đối với tổn thất xảy ra cho lô hàng gạo chuyên chở trên tàu Wujiang của Công ty Vinafood xuất sang Irắc, vận đơn MOLV621541300 và đã mua bảo hiểm tại Bảo Minh Hà Nội. Sau khi xảy ra tổn thất, chi nhánh đã đ−a giám định viên sang phối hợp với phía Irắc giám định tại cảng Um-Quaser.
Các giám định viên phát hiện ra rằng trong 5000 tấn gạo xuất khẩu có 1.200 tấn bị −ớt và biến chất. Nguyên nhân là do vật liệu đệm lót bằng tre còn t−ơi, mặt khác giữa các bao gạo không đ−ợc phủ lớp giấy nâu sạch để hút ẩm, đồng thời trong số các bao bì hỏng, đa phần đ−ợc xếp cạnh các bó thép để trần - đây là loại hàng hay ra mồ hôi. Ngoài ra hầm thông gió kém làm cho hơi n−ớc thoát ra từ hàng khó bay
ra ngoài. Với đặc tính dễ hút ẩm và khi bị ẩm th−ờng ngả sang màu vàng, biến chất, nên vì thế gạo đã bị ẩm −ớt và không còn nguyên giá trị nh− ban đầu:
+ Phân định dạng tổn thất: Hàng hoá vận chuyển bằng đ−ờng biển có thể gặp phải các tổn thất nh−: mất mát hao hụt, hỏng do n−ớc ngấm, bị cong, bẹp, méo, x−ớc, vỡ gẫy, bao kiện bị mốc rách, hàng bị ô nhiễm mùi vị hoặc bị lấm bẩn, bị mốc, ôi thiu, bị cháy, han rỉ…
+ Mỗi dạng tổn thất có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân có xuất xứ khác nhau, vì thế đã tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thất thì cần phải xác định rõ cả nguồn gốc phát sinh ra nguyên nhân.
Chẳng hạn khi xác định nguyên nhân tổn thất là do cháy thì cần phải phân tích xem cháy là do đặc tính của hàng hoá tự bốc cháy hay do hành vi sơ suất của thuyền viên. Hoặc khi xác định nguyên nhân tổn thất là do va đạp thì phải xem xét rằng va đập là do hàng hoá bị rơi từ trên cao xuống, bị đè nặng, chèn ép hay do sóng lớn gây ra chấn động đổ vỡ…
c. Lập biên bản giám định.
Sau khi hoàn tất việc giám định, giám định viên chọn lọc các chi tiết cơ bản để phản ánh toàn bộ những gì đã chứng kiến tại hiện tr−ờng vào một văn bản gọi là "biên bản giám định". Đây là kết quả của quá trình giám định và cũng là cơ sở pháp lý để khiếu nại ng−ời có trách nhiệm với vụ tổn thất đó.
Nội dung của biên bản giám định phải đảm bảo các yêu cầu trung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể, các số liệu trên biên bản phải phù hợp với thực tế tổn thất và thống nhất với các tài liệu khác liên quan đến chuyến hành trình. Điểm quan trọng nhất, cũng là nội dung chính của biên bản giám định là phải ghi rõ mức độ và nguyên nhân gây ra tổn thất đó.
d. Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định.
Sau khi lên biên bản giám định, cán bộ giám định của Bảo Minh sẽ cung cấp cho ng−ời hoặc tổ chức yêu cầu giám định. Việc cấp thêm biên bản cho bất cứ ng−ời
nào khác phải đ−ợc sự đồng ý của ng−ời yêu cầu giám định bằng văn bản và phải tính thêm phí nếu cần.
Đối với các chi phí và công lao động đã thực hiện trong quá trình giám định, theo yêu cầu của ng−ời nhận hàng, giám định viên có thể ghi thêm vào biên bản giám định và phải ghi thêm vào chứng từ, hoá đơn đầy đủ về các chi phí đó.
Về nguyên tắc, chi phí giám định chỉ đ−ợc thu trực tiếp từ ng−ời yêu cầu giám định nếu lô hàng không tham gia. Nếu bảo hiểm tại Bảo Minh thì phí giám định đ−ợc tính vào số tiền hàng bồi th−ờng hoặc Bảo Minh tự chịu trong tr−ờng hợp tổn thất không thuộc trách nhiệm của mình.
Ngoài ra trong tr−ờng hợp Bảo Minh Hà Nội giám định hộ các đơn vị khác trong công ty thì phí giám định đ−ợc tính vào số tiền bồi th−ờng, số tiền này đơn vị nhờ giám định sẽ phải trả cho Bảo Minh Hà Nội.
Quy trình trên không chỉ đ−ợc áp dụng ở Công ty Bảo Minh Hà Nội mà còn ở tất cả các đơn vị khác trong Tổng công ty. Trong một số tr−ờng hợp, tuỳ theo điều kiện đã thoả thuận trong đơn bảo hiểm thì khi xảy ra tổn thất, Bảo Minh Hà Nội có thể phối hợp với một tổ chức giám định khác đã đ−ợc chỉ định trong đơn để cùng tham gia giám định. Do giám định là một công việc rất khó khăn phức tạp, đòi hỏi giám định viên phải có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao, am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực nh− vật lý, hoá học, sinh học, tâm lý học, cơ khí nên để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong khâu giám định, hiện nay công ty th−ờng thuê các chuyên viên giám định về tổn thất hàng hoá có uy tín nh−: Công ty giám định nhà n−ớc (Vinacontrol) hay Công ty liên doanh giám định là Công ty Davidcontrol và FCC. Căn cứ vào biên bản mà các chuyên gia cung cấp, Công ty sẽ lên biên bản chính thức và từ đó làm căn cứ giải quyết bồi th−ờng cho những hàng hoá đ−ợc bảo hiểm.
Tình hình chi cho giám định trong mối quan hệ với chi bồi th−ờng của Công ty trong thời gian qua nh− sau:
Bảng 3: Chi giám định và chi bồi th−ờng cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đ−ờng biển.
Năm Chi phí giám định ngoài trách nhiệm bồi th−ờng (triệu đồng) Chi phí giám định thuộc trách nhiệm bồi th−ờng (triệu đồng) Thực chi bồi th−ờng (triệu đồng) Tổng chi bồi th−ờng (triệu đồng) 1 2 3 4 5 = 3 + 4 1999 39,50 201,61 4582,50 4784,11 2000 41,50 336,25 4811,63 5147,87 2001 45,24 488,75 5195,56 5685,31 2002 49,22 520,24 5875,75 6395,99 2003 53,4 660,78 6262,67 6923,45 2004 58,02 800,05 6583,72 7383,77
(Nguồn: Số liệu tổng kết của Bảo Minh Hà Nội)
Từ số liệu bảng 3 cho thấy,chi phí giám định thuộc trách nhiệm bồi th−ờng tăng qua các năm cả số tuyệt đối và tỷ trọng của nó so với thực chi bồi th−ờng. Cụ thể về số tuyệt đối thì chi phí giám định thuộc trách nhiệm bồi th−ờng năm 2000 tăng 134,63 triệu so với năm 1999, năm 2001 tăng 152,51 triệu so với năm 2000, năm 2002 tăng 31,49 triệu so với năm 2001 và năm 2003 tăng 140,54 triệu so với năm 2002, năm 2004 tăng 139,27 triệu so với năm 2003. Tỷ số giữa chi phí giám định thuộc trách nhiệm bồi th−ờng và thực chi bồi th−ờng của các năm là: năm 1999 bằng 4,39%, năm 2000 là 6,98%, năm 2001 là 9,40%, năm 2002 là 8,85%, năm 2003 là 10,55%, năm 2004 là 12,15%. Sở dĩ tỉ số này tăng từ năm 1999 đến năm 2004 là vì tr−ớc đây có một số vụ tự nhân viên của công ty thực hiện, do đó tính chất ngày một phức tạp của tổn thất đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, tiền của hơn, phải bỏ thêm chi phí để thuê các chuyên gia giám định tổn thất nên chi phí thuộc bồi
th−ờng tăng lên. Đối với các khoản chi ngoài trách nhiệm bồi th−ờng, đây là chi cho các vụ tổn thất có nguyên nhân là các rủi ro loại trừ. Ta thấy mức tăng của khoản chi này qua các năm 2000 và 2001 là không đáng kể và có sự giảm đi vào năm 2002 và 2003. Điều này chứng tỏ số vụ tổn thất ngoài trách nhiệm Bảo Minh đã dần ổn định.
Do thực tế ở Công ty, số tiền giám định các vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bồi th−ờng đ−ợc tính gộp vào tiền bồi th−ờng nên có sự phân biệt giữa chi phí giám định thuộc trách nhiệm bồi th−ờng và chi phí giám định không thuộc trách nhiệm bồi th−ờng cũng nh− giữa chi phí thực bồi th−ờng và tổng chi bồi th−ờng.