Những mặt đã đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng của

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ (Trang 80)

ngân hàng

ngân hàng đến việc quản trị rủi ro lãi suất, cụ thể là ngân hàng luôn làm tốt những qui định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay mà ngân hàng SHB gửi điện báo. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng điều chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý theo sự biến động của thị trường. Trong vòng ba năm qua, ngân hàng đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy vi tính, các phần mềm tin học phục vụ cho phòng vốn, nơi quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Không những thế, công tác quản lý tài sản và nguồn vốn của ngân hàng không ngừng được quan tâm hơn nữa và kết quả là ngân hàng luôn duy trì một cơ cấu hợp lý giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.

- Trong năm vừa rồi, ngân hàng SHB đã hoàn thành được kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Từ đó, có thể gia tăng dư nợ tín dụng tối đã cho những khách hàng có tiềm lực tài chính và khách hàng thường xuyên của ngân hàng mà không bị vi phạm qui định an toàn tín dụng của NHNN (không cấp tín dụng cho một hoặc một nhóm khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng)

5.1.2. Những tồn tại và hạn chế

* Đối với công tác huy động và các dịch vụ của ngân hàng.

- Sản phẩm huy động vốn chưa đa dạng do SHB phát triển sản phẩm còn chậm. - Nguồn vốn huy động tăng trưởng chưa nhiều, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm đa số trong khi huy động từ dân cư rất ít dẫn đến thiếu tính ổn định.

- Hệ thống máy ATM (Automated Teller Machine) chưa được chú ý phát triển trên địa bàn. Đây cũng là một nguồn huy động vốn quan trọng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn nhàn rổi của trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)