Phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ (Trang 44)

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Trong những năm qua Ngân hàng TMCP SHB chi nhánh Cần Thơ thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập nhanh với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng theo nhiều loại thời hạn và trên mỗi lĩnh vực ngành nghề.

Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn.

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Trong những năm qua, Ngân hàng đã cố gắng tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng cũ và không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Điều này đã làm cho doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước.

P

Phhâânn ttíícchh ttììnnhh hhììnnhh hhooạạtt đđộộnngg ttààii cchhíínnhh ttạạii NNHH TTMMCCPP SSHHBB cchhii nnhháánnhh CCầầnn TThhơơ

Bảng 4 - Doanh số cho vay theo thời hạn 3 năm (2006, 2007 và 2008)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 480.776 67,0 4.146.451 69,6 5.647.340 66,3 3.665.675 762,4 1.500.889 36,2 Trung và dài hạn 236.398 33,0 1.809.209 30,4 2.875.641 33,7 1.572.811 665,3 1.066.432 58,9 Tổng 717.174 100,0 5.955.660 100,0 8.522.981 100,0 5.238.486 730,4 2.567.321 43,1

Doanh số cho vay theo thời hạn ( 2006 - 2008) 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng

Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng

Biểu đồ 01 - Doanh số cho vay theo thời hạn trong 3 năm (2006, 2007 và 2008)

Nhìn vào doanh số cho vay ta thấy đồng vốn của ngân h àng ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, ngân hàng cho vay đối với các tổ chức kinh tế để đầu tư trang thiết bị, thực hiện đầu tư vốn theo kế hoạch các dự án xây dựng cơ bản, xây lắp của Nhà nước, tư nhân, cá thể, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn… phục vụ cho việc làm ăn mua bán, đời sống hằng ngày…

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua 3 năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng khá tốt. Cụ thể như năm 2006 doanh số cho vay của ngân hàng là 717.174 triệu đồng, qua năm 2007 là 5.955.660 triệu đồng, tăng 5.238.486 triệu đồng ứng với 730,4%, và đến năm 2008 là 8.522.981 triệu đồng, tăng 2.567.321 triệu đồng tương ứng 43,1%. Mặc dù, tổng doanh số cho vay đều tăng hàng năm, nhưng cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn thì có biến động. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn, hơn 66% trên tổng doanh thu cho vay.

* Doanh số cho vay ngắn hạn

Trong những năm qua Ngân hàng SHB đã thực hiện cho vay ngắn hạn ngày một tăng cao, cụ thể như: cho vay ngắn hạn trong năm 2006 đạt 480.776 triệu đồng chiếm 67,0% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2007 thì tăng lên đạt đến

4.146.451 triệu đồng, tăng 3.665.675 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 762,4%, về tỷ trọng cũng tăng lên và chiếm 69,6%. Đến năm 2008 với tốc độ tăng 36,2% so với năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm đến 1.500.889 triệu đồng, chiếm tỷ là 66,3% trong tổng số cho vay ứng với số tiền là 5.647.340 triệu đồng.

Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn như vậy là do phần lớn Ngân hàng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi heo, cá, mua bán, sản xuất nhỏ,… mà các ngành nghề này đa số có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong một thời gian ngắn hạn, nên nếu cần vốn thì họ cũng sẽ vay ngắn hạn. Hơn nữa thời gian qua Ngân hàng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay không ổn định do ảnh hưởng giá cả hàng hóa tăng cao, dịch bệnh.

* Doanh số cho vay trung và dài hạn

Bên cạnh doanh số cho vay ngắn hạn thì cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay. Chẳng hạn năm 2006 cho vay trung dài hạn chiếm 33,0%, sang năm 2007 giảm xuống còn 30,4%, tuy nhiên đến năm 2008 thì tỷ trọng cũng tăng lên được 33,7% doanh số cho vay.

Tuy về mặt cơ cấu, doanh số cho vay trung dài hạn có biến động giảm vào năm 2007 nhưng về mặt số tiền thì nó đều tăng hàng năm. Điều này thể hiện ở khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng năm 2007 đạt 1.809.209 triệu đồng tăng 1.572.811 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ 665,3% và tiếp tục tăng đến 2.875.641 triệu đồng trong năm 2008 với tỷ lệ tăng 58,9% so với năm 2007. Các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sự biến động doanh số cho vay năm 2007 và 2008 cho thấy nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh ngày càng cao và các dự án, phương án có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả về kinh tế.

Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm do một số cá nhân, hộ kinh doanh muốn mở rộng qui mô và thị trường nhưng chưa đủ vốn vì thế họ đi vay ngân hàng, mặt khác nhu cầu bổ sung vốn của các đơn vị ngày càng

tăng, đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng chịu khó tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực cấp tín dụng nên không chỉ giữ được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm một số khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, cộng thêm lãi suất của ngân hàng có nhiều ưu đãi và tương đối ổn định đối với khách hàng.

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Cùng với sự đa dạng các ngành nghề trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu về vốn để phát triển, mở rộng sản xuất cũng tăng theo. Do vậy, doanh số cho vay theo ngành kinh tế có nhiều biến động qua 3 năm 2006 - 2008, thể hiện ở bảng số liệu dưới đây.

P

Phhâânn ttíícchh ttììnnhh hhììnnhh hhooạạtt đđộộnngg ttààii cchhíínnhh ttạạii NNHH TTMMCCPP SSHHBB cchhii nnhháánnhh CCầầnn TThhơơ

Bảng 05 - Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm (2006, 2007 và 2008)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông, lâm nghiệp 179.067 25,0 876.987 14,7 3.033.264 35,6 697.920 389,8 2.156.277 245,9 Thương nghiệp 538.107 75,0 2.026.388 34,0 4.643.007 54,5 1.488.281 276,6 2.616.619 129,1 Thủy sản 919.713 15,4 174.408 2,0 - - -745.305 -81,0 Xây dựng 2.046.967 34,4 109.748 1,3 - - - 1.937.219 -94,6 Ngành khác 85.605 1,4 562.554 6,6 - - 476.949 557,2 Tổng 717.174 100,0 5.955.660 100,0 8.522.981 100,0 5.238.486 730,4 2.567.321 43,1

* Ngành nông lâm nghiệp

Trong năm 2006, ngân hàng vừa mới chuyển từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng TMCP nên số khách hàng biết đến ngân hàng chưa nhiều, số lượng khách hàng chủ yếu là những khách hàng củ đã quen thuộc từ trước. Vì thế, trong năm này ngân hàng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thương nghiệp. Cụ thể là năm 2006 ngân hàng cho vay trong ngành nông lâm nghiệp là 179.067 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25%, sang năm 2007 thì tăng lên đạt 876.987 triệu đồng, tuy số tiền đã tăng 697.920 triệu đồng hay tăng 389,8% so với năm 2006 nhưng xét về mặt tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp so với toàn ngành thì nó lại giảm chỉ còn chiếm tỷ trọng 14,7%. Sở dĩ trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp là do trong 2 năm này Ngân hàng đã thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp xuống, tăng tỷ trọng đối với ngành thương mại và những ngành khác lên. Tuy nhiên, sang năm 2008 thì tỷ trọng của ngành này đã có sự chuyển biến theo hướng tăng mạnh, đã tăng lên 35,6% trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể về số tiền thì mức cho vay đối với ngành này tăng mạnh đạt 3.033.264 triệu đồng, tăng thêm 2.156.277 triệu đồng ứng với 245,9% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ tuy ngân hàng đã trở thành ngân hàng TMCP nhưng ngân hàng vẫn chú trọng đến lĩnh vực nông lâm nghiệp, đây vẫn là ngành được Ngân hàng coi trọng; vì thế Ngân hàng đã đẩy mạnh tăng doanh số cho vay đối với ngành này lên.

* Ngành thương nghiệp

Bên cạnh ngành nông lâm nghiệp thì ngành thương nghiệp còn chiếm một vị trí lớn hơn trong cơ cấu cho vay của mình. Ở năm 2006, ngân hàng đã cấp tín dụng 538.107 triệu đồng cho lĩnh vực thương nghiệp chiếm tới 75,0% trên doanh số cho vay. Sở dĩ ngành thương nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn như vậy trong năm này là vì đây là năm ngân hàng chuyển lên trở thành ngân hàng thương mại cổ phần chuyên bán lẽ nên rất chú trọng cho vay đối với lĩnh vực thương mại. Sang năm 2007, ngân hàng vẫn nhắm đến ngành này và đã cấp tín dụng 2.026.388 triệu đồng chiếm tỷ lệ 34,0% trong tổng doanh số cấp tín dụng, về số tuyệt đối đã tăng 1.488.281 triệu đồng ứng với 276,6% so với năm 2006. Tỷ trọng của ngành này giảm trong năm

2007 là do Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng thêm nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác, chứ không còn cấp tín dụng chủ yếu cho ngành thương nghiệp và nông lâm nghiệp như năm trước nữa. Đến năm 2008 thì doanh số tín dụng đối với ngành này tiếp tục tăng lên, đạt 4.643.007 triệu đồng, tăng 2.616.619 triệu đồng tương ứng 129,1% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 54,5% trên doanh số cho vay. Điều này cho thấy tuy ngân hàng đã mở rộng cơ cấu tín dụng cho nhiều ngành nghề, nhưng thương nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn mà Ngân hàng hướng đến.

* Ngành thủy sản

Từ năm 2007 khi ngân hàng đã ổn định hoạt động vững vàng thì ngân hàng đã mở rộng thêm lĩnh vực cho vay đó là ngành thủy sản, ngành xây dựng và những ngành khác.

Với ngành thủy sản ở năm 2007 ngân hàng đã cấp tín dụng 919.713 triệu đồng, đây là một số rất lớn chiếm tỷ trọng 15,4%, lý giải cho điều này là do năm 2007, ngành thủy sản trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung phát triển rất mạnh. Các nhà nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh, và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cũng tăng nhiều trong năm 2007, vì vậy nhu cầu vốn hoạt động trong ngành này rất lớn. Tuy nhiên trong năm 2008 thì ngân hàng chỉ còn cho vay 174.408 triệu đồng chỉ chiếm 2,0% trong tổng doanh số cho vay, như vậy doanh số cho vay đã giảm 745.305 triệu đồng tương ứng với 81,0% so với năm 2007. Lý do là năm 2008 ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn nên mọi người chuyển sang lĩnh vực khác nhiều, nhu cầu vốn vì đó cũng giảm xuống.

* Ngành xây dựng

Bên canh ngành thủy sản thì ngành xây dựng cũng bắt đầu được SHB cấp tín dụng vào năm 2007, với doanh số cho vay năm 2007 là 2.046.967 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,4%. Con số này cho thấy ngành bất động sản và nhà ở năm 2007 phát triển rất mạnh, đẩy nhu cầu vốn tăng cao và mạnh. Nhưng khi sự phát triển quá nóng của ngành xây dựng đã mang lại nhiều ảnh không tốt cho nền kinh tế nên nhà nước đã có nhiều chính sách thất chặt tín dụng đối với ngành này. Cho nên, sang năm 2008 doanh số cho vay đối với ngành xây dựng giảm mạnh, chỉ còn 109.748 triệu

đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 1,3%, giảm 1.937.219 triệu đồng hay giảm 94,6% so với năm 2007.

* Ngành khác

Riêng đối với các ngành khác như giao thông, dịch vụ, tiêu dùng, phục vụ đời sống,… mức câp tín dụng của ngân hàng có hướng tăng lên. Mức cấp tín dụng cho ngành này vào năm 2007 là 85.605 triệu đồng và năm 2008 là 562.554 triệu đồng, tăng 476.949 triệu đồng tương ứng với 557,2%. Ngành khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng nhưng nó vẫn được Ngân hàng chú trọng và mở rộng, nhắm có được thêm nhiều khách hàng mới, góp phần phát triển nghiệp vụ cho vay trong thời gian tới. Ngoài số tiền thì điều này còn thể hiện ở tỷ trọng của ngành khác tăng lên: từ 1,4% năm 2007, đến năm 2008 đã là 6,6%.

Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đều tăng qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh ngành nông lâm nghiệp, thương nghiệp và ngành khác. Có được kết quả này là do sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong công tác tín dụng trong công tác tiếp thị cùng với chính sách lãi suất, chính sách tín dụng phù hợp đã thật sự mang lại niềm tin cho mọi khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ thể hiện ở doanh số cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho ngân hàng không chỉ thể hiện rằng ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời cơ hội cho khách hàng, tính toán chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách chính xác. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năn g trả nợ cho ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là vấn đề mà SHB đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ không, phản ánh

mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân h àng. Vì vậy, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

P

Phhâânn ttíícchh ttììnnhh hhììnnhh hhooạạtt đđộộnngg ttààii cchhíínnhh ttạạii NNHH TTMMCCPP SSHHBB cchhii nnhháánnhh CCầầnn TThhơơ

Bảng 06 - Doanh số thu nợ theo thời hạn trong 3 năm (2006, 2007 và 2008)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 351.359 77,4 1.810.227 79,9 4.881.265 75,3 1.458.868 415,2 3.071.038 169,6 Trung và dài hạn 102.680 22,6 454.915 20,1 1.598.080 24,7 352.235 343,0 1.143.165 251,3 Tổng 454.039 100,0 2.265.142 100,0 6.479.345 100,0 1.811.103 398,9 4.214.203 186,0

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)