III Tổng lợi nhuận trước thuế 712,465 612,720 IV Tổng lợi nhuận sau thuế682,870 587,
d. Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản ( The Total Assets Utilization –
TAU )
Công thức tính:
TAU = Doanh thu thuần / Tổng tài sản có
Trong đó:
Tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm
cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán và dựa trên giá trị
theo sổ sách kế toán.
Đơn vị tính:L ần
TAU 2003 2004 2005
Tổng công ty 0.98 0.70 0.71
Vietnam Airlines 0.81 0.42 0.63
Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh
nghiệp, thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu
đồng doanh thu. Như vậy: năm 2003, Tổng công ty cứ bỏ 1 đồng vốn đầu tư thì
thu được 0.98 đồng doanh thu, năm 2004 chỉ còn 0.70, và năm 2005 là 0.71;
Tổng công ty chưa cao và đang ngày càng giảm. Nguyên nhân có thể là do ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi, Tổng công ty còn phải thực hiện
các nhiệm vụ khác nên tốc độ doanh thu vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Hoặc do
việc quản lý tài sản có và quản lý doanh thu của Tổng công ty vẫn còn nhiều tồn
tại. Do đó, các nhà quản lý, lãnh đạo của Tổng công ty cần có chính sách cụ thể để tăng hiệu quả sử dụng tài sản có cho Tổng công ty. Và Vietnam Airlines cũng
không khác, tốc độ giảm nhanh hiệu quả sử dụng tài sản có của Vietnam Airlines là điều cần được các nhà quản lý quan tâm nhiều hơn, nhằm mục đích
tăng mức thu lợi từ sử dụng tổng tài sản có.
Tóm lại, năng lực kinh doanh, năng lực tuần hoàn của vốn đầu tư, của
Tổng công ty và Vietnam Airlines là khá tốt, thể hiện được một mặt quan trọng
hiệu quả tài chính của Tổng công ty và Vietnam Airlines.
Sự tuần hoàn vốn là sự vận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn sản xuất,
vốn hàng hoá – dịch vụ, mà trong đó, sự vận động của hàng hoá – dịch vụ có ý
nghĩa quan trọng vì hàng hoá, dịch vụ có được tiêu dùng thì mới thực hiện được
giá trị, thu hồi được vốn và hoàn thành vòng tuần hoàn của vốn. Do vậy, các nhà quản lý của Tổng công ty và Vietnam Airlines cần quan tâm đến mối quan hệ,
sự biến động của tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và sự chiếm dụng vốn để
phân tích tình hình vận động của vốn. Từ đó, đưa ra các phương thức, biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Tình hình vận động vốn của Tổng công ty
tốt, chứng tỏ trình độ quản lý kinh doanh, và hiệu suất sử dụng tiền vốn của
Tổng công ty cao.
2.3.Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn
Năng lực cân đối vồn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh
nghiệp. Các nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả huy động vốn nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối đa. Điều này không những quan trọng đối với
doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà
cung cấp, ngân hàng cho vay,… Nếu khả năng tự chủ tài chính của doanh
lợi cho doanh nghiệp về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh
doanh cho doanh nghiệp.
Các tỷ số về đòn cân nợ được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ
sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Đòn cân nợ tăng làm gia tăng tiềm năng tạo ra lợi nhuận và đồng thời cũng làm
tăng rủi ro cho các chủ sở hữu. Vì tăng vốn bằng cách vay nợ làm tăng khả năng
vỡ nợ của doanh nghiệp nên nguy cơ không thu hồi được nợ của các chủ nợ tăng, và nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể.
Nhóm các tỷ số về đòn cân nợ gồm có: Tỷ số nợ; Tỷ số về khả năng thanh
toán lãi vay; Tỷ số về khả năng thanh toán các chi phí cố định.