0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 40 -42 )

I. Khái quát về đặc điểm hoạt động của Tổng công ty hàng không Việt Nam

d. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty hiện nay.

Nếu không kể đến lo ngại về sự bùng phát của dịch cúm gà từ đầu quý IV,

có thể nói rằng năm 2005 tiếp tục là năm mà thị trường hàng không Việt Nam

phát triển thuận lợi. Những nỗ lực về cải thiện môi trường đầu tư và yếu tố hấp

dẫn của du lịch Việt Nam đã làm cho Việt Nam trở thành điểm đến của gần 3,5 triệu lượt khách nước ngoài, tăng hơn 17% so với năm 2004. Tăng trưởng kinh

tế cùng với thu nhập của người dân Việt Nam được cải thiện vẫn tiếp tục là động

lực thúc đẩy thị trường hàng không nội địa tăng trưởng gần 20%.

Bên cạnh những thuận lợi, trong năm 2005, Vietnam Airlines tiếp tục phải đối mặt với những thách thức:

- Mức độ gia tăng cạnh tranh ngày càng tăng của các hãng hàng không,

đặc biệt là các hãng chi phí thấp trên những chuyến bay quốc tế khu vực và của BL trên đường bay trục nội địa.

- Giá nhiên liệu năm 2005 tăng hơn 34% so với năm 2004. Dự báo, giá

nhiên liệu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong thời gian tới.

- Thiếu hụt nguồn lực đội bay do tình hình thị trường máy bay khan hiếm,

giá thuê mua cao.

Để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng trên 14% của năm 2005, toàn Tổng công ty đã thực hiện những sách lược lớn được đề ra cho năm 2005, như:

- Tập trung phát triển thị trường Châu Âu: Việt Nam đã chính thức tách đường bay Nga - Đức từ tháng 07/2005.

- Tăng trưởng ổn định và bền vững thị trường Đông Bắc Á: Việt Nam đã mở đường bay mới SGN – NGO từ tháng 07/2005, luôn ưu tiên duy trì ổn định

sản phẩm trên đường bay Nhật và Hàn Quốc trong điều kiện nguồn lực hạn chế.

- Đối với thị trường nội địa, chúng ta đã áp dụng chính sách đa dạng giá vé, đưa ra sản phẩm mới: bay đêm, giảm giá,…

- Do sự khan hiếm trên thị trường máy bay nên để đảm bảo nguồn lực,

Tổng công ty đã linh hoạt bổ sung nguồn lực trong những giai đoạn cao điểm

bằng các máy bay thuê,…

Với sự nỗ lực của toàn hệ thống từ trên xuống, Vietnam Airlines đã hoàn

thành vượt 5% kế hoạch của 2005 về sản lượng hành khách: gần 6 triệu hành khách với doanh thu đạt 11.600 tỷ đồng, đóng góp phần chính trong tổng doanh

thu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Năm 2006, cùng với những thuận lợi trước mắt: môi trường kinh doanh

thuận lợi, môi trường du lịch hấp dẫn, thị trường nội địa tăng trưởng ổn định,…

là những cơ sở vững chắc để thị trường vận tải hàng không duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, thị trương thuê mua máy bay đang trong tình trạng cầu vượt cung, khả năng tái bùng phát các dịch bệnh, giá nguyên vật liệu cao, sức ép

cạnh tranh và hàng không chi phí thấp là những khó khăn, nguy cơ trực tiếp đối

với việc hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2006.

Nhiệm vụ đặt ra của toàn Tổng công ty là: đảm bảo nguồn nhân lực, nhận

và thuê máy bay mới, tiếp tục kế hoạch phát triển dài hạn, giữ vững thị phần vận

chuyển quốc tế, ổn định và mở rộng mạng bay tiểu vùng, tìm kiếm cơ hội hợp

tác, tập trung tại thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ, củng cố mạng bay và lịch bay

nội địa.

Một số chỉ tiêu cơ bản đặt ra của năm 2006:

- Vận chuyển 6,5 triệu hành khách, tăng 8,4% so với năm 2005.

- Vận chuyển 102,9 nghìn tấn hàng hoá, tăng 9% so với năm 2005

- Doanh thu hành khách đạt 12.500 tỷ VNĐ, tăng 8,4% so với năm 2005

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 40 -42 )

×