Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404 (Trang 32)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn bị tác động bởi

nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì thế, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng bị thay đổi trước những biến động của thị trường. Sự biến động của tình hình tài chính trong từng giai đoạn được mô tả qua bảng cân đối kế toán. Sự tăng giảm của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tuy chưa nói lên tình hình tài chính tốt hay xấu nhưng thông qua các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được sự biến động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong từng thời kì hoạt động. 4.1.1.1 Phân tích khái quát về tài sản

Trong 3 năm 2006 - 2008 tổng tài sản của công ty luôn tăng nhưng với tốc độ

không đều. Năm 2007 tổng tài sản của công ty tăng 14,4% so với năm 2006. Năm 2008 tổng tài sản của công ty 115.122.752 ngàn đồng tăng 8,4% so với tổng tài sản năm 2007. Sự gia tăng trong tổng tài sản của công ty trong các năm 2006 -2008 là do sự thay đổi của các yếu tố trong bảng sau:

Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 41

Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 42

Bảng 1: BẢNG KHÁI QUÁT TÀI SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 NĂM 2006 -2008

Đơn vị tính : 1.000 đồng

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 TÀI SẢN Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối Tương

đối(%)

TÀI SẢN NGẮN HẠN 37.429.201 40,3 56.034.661 52,8 62.979.875 54,7 18.605.460 49,7 6.945.214 12,4

1.Tiền và các khoản tương đương

tiền 4.315.126 4,6 5.003.920 4,7 1.402.597 1,2 688.794 16,0 -3.601.323 -72,0 2.Các khoản phải thu 24.884.220 26,8 35.124.048 33,1 32.075.889 27,9 10.239.828 41,1 -3.048.159 -8,7

3.Hàng tồn kho 7.187.966 7,7 14.189.711 13,4 28.917.799 25,1 7.001.745 97,4 14.728.088 103,8 4.Tài sản ngắn hạn khác 1.041.889 1,1 1.716.982 1,6 583.590 0,5 675.093 64,8 -1.133.392 -66,0 TÀI SẢN DÀI HẠN 55.379.363 59,7 50.166.575 47,2 52.142.877 45,3 -5.212.788 -9,4 1.976.302 3,5 1.Tài sản cố định hữu hình 31.723.986 34,2 26.916.647 25,3 29.040.067 25,2 -4.807.339 -15,1 2.123.420 7,9

2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 552.567 0,6 147.118 0,1 0 0,0 -405.449 -73,4 -147.118 -100,0

3.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 23.102.810 24,9 23.102.810 21,8 23.102.810 20,1 0 0,0 0 0,0

TỔNG TÀI SẢN 92.808.564 100,0 106.201.236 100,0 115.122.752 100,0 13.392.672 14,4 8.921.516 8,4 Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 43

 Về tài sản ngắn hạn: Năm 2007 tài sản ngắn hạn của công ty là 56.034.661

ngàn đồng tăng 49,7% so với năm 2006 chiếm 52,8% trong cơ cấu tổng tài sản và năm 2008 là 62.979.875 ngàn đồng chiếm 54,7% trong cơ cấu tổng tài sản. Trong đó: Các khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn

hạn của công ty. Các khoản phải thu 2007 tăng 41,1% so với năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2007 doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu. Tuy nhiên, các khoản phải thu tăng cao là biểu hiện vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều và công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Năm 2008 các khoản thu giảm về giá trị so với năm 2007. Nguyên nhân do năm 2008 công ty giảm sản lượng và các khách hàng của công ty đã trả bớt một phần nợ trong năm trước làm cho giá trị các khoản phải thu trong năm giảm 3.048.159 ngàn đồng so với năm 2007.

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tài sản ngắn hạn

chỉ đứng sau các khoản phải thu. Năm 2007 chỉ tiêu này tăng 97,4% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 công ty có thêm hai thị trường mới là Malaysia và Brunei. Năm 2008 công ty lại tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ hai thị trường mới là Nhật Bản, Philippin làm cho lượng hàng tồn kho tăng 103,8% về giá trị so với năm 2007. Sở dĩ, lượng hàng tồn kho của công ty luôn tăng qua các năm vì công ty có nhiều mặt hàng với quy trình sản xuất khác nhau nên sản xuất với lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường và các đơn đặt hàng của công ty có tính mùa vụ tập trung chủ yếu vào tháng 10 đến tháng 2 hàng năm nên công ty phải sản xuất sản phẩm sớm hơn các đơn đặt hàng từ một đến hai tháng để có thể cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu, mặt khác do dịch cúm bùng phát trở lại… nên mặt hàng thuỷ sản càng được ưa chuộng hơn.

Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp trong

tổng tài sản và khoản mục này có xu hướng tăng vào năm 2007 và giảm vào năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2007 công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản không còn sử dụng được làm tăng lượng tiền và các khoản tương đương lên thêm

688.749 ngàn đồng. Đến năm 2008 do hoạt động sản xuất của công ty giảm và các khoản phải thu năm 2008 thấp hơn các khoản phải thu năm 2007 nên làm cho tiền và các khoản tương đương tiền giảm. Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404 GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 44

Tài sản ngắn hạn khác là khoản mục chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng vào năm 2007 và giảm vào năm 2008. Năm 2007 chỉ tiêu này tăng 64,8% so với năm 2006, năm 2008 khoản mục này giảm 66% đạt 583.590 ngàn đồng. Nguyên nhân là do hàng năm công ty phải chi một khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Năm 2007 là năm công ty tăng sản xuất nên chi phí trả trước ngắn hạn cũng tăng theo, năm 2008 hoạt động sản xuất của công ty có giảm so với năm 2007 nên công ty giảm khoản phải trả trước ngắn hạn cho người bán 1.133.392 ngàn đồng. Nhìn chung, sự biến động của khoản mục này có ảnh hưởng không đáng kể đến sự thay đổi trong tổng tài sản.

Tóm lại, sự gia tăng của tài sản ngắn hạn trong năm 2007 là do sự gia tăng mạnh trong tất cả các chỉ tiêu như tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Còn trong năm 2008 mặc dù trong năm các khoản mục đều có sự sụt giảm như sự giảm mạnh trong các chỉ tiêu khác như tiền và các khoản tương đương giảm 72%, các khoản phải thu giảm 8,68%, tài sản ngắn hạn khác giảm 66% nhưng do hàng tồn kho tăng 103,8% đã hỗ trợ cho tài sản ngắn hạn tăng 12,4% so với năm 2007.

 Về tài sản dài hạn: Năm 2006 tài sản dài hạn của công ty là 55.379.363 ngàn đồng. Năm 2007 tài sản dài hạn của công ty là 50.166.575 ngàn đồng giảm 9,4% so với năm 2006 và năm 2008 là 52.142.877 ngàn đồng tăng 3.9% so với năm 2007. Trong đó

Tài sản cố định hữu hình là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của công ty. Tài sản cố định hữu hình của công ty có chiều hướng giảm vào năm 2007 và tăng vào năm 2008. Năm 2007 giá trị tài sản hữu hình giảm là do trong năm này công ty tiến hành thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử dụng và công ty giảm bớt đầu tư cho xây dựng nhà xưởng và nâng cấp cơ sở vật chất nên một số công trình còn dở dang trong năm 2007 và trong năm này hầu hết kinh phí công ty đều đầu tư cho sản xuất. Và năm 2008 tài sản cố định hữu hình tăng là do các công trình xây dựng dở dang trong năm 2007 đã hoàn thành và công ty đã mua thêm một dây chuyền sản xuất mới sản xuất những sản phẩm chất lượng cao và được tập hợp vào tài sản hữu hình của công ty. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thuỷ hải sản để xuất khẩu nên đòi hỏi công ty phải sử dụng nhiều tài sản cố định cho việc sản xuất nên khoản mục này luôn là chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 45

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau tài sản cố định hữu hình, trong các năm 2006 - 2008 khoản mục này đều chiếm trên

20% trong cơ cấu tổng tài sản của công ty. Nguyên nhân là do công ty có ký hợp đồng liên doanh với công ty Total gas và công ty cam kết từ năm 2006 trở đi công ty sẽ cung cấp mỗi năm 23.102.810 ngàn đồng bổ sung vào vốn hoạt động của công ty này. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2006 là 31.723.986 ngàn đồng chiếm

1% trong cơ cấu tổng tài sản của công ty năm 2006. Năm 2007 chỉ tiêu chiếm 0,29% trong cơ cấu tổng tài sản do trong năm công ty tiến hành xây dựng và nâng cấp nhà xưởng, và vào năm 2008 tài sản vô hình của công ty bằng 0 ngàn đồng vì trong năm này công ty đã xây dựng hoàn tất, nâng cấp nhà xưởng, đầu tư dây chuyền sản xuất mới nên không còn công trình nào dở dang và toàn bộ chi phí đã được đưa vào tài sản cố định hữu hình.

Tóm lại, tài sản cố định hữu hình và các khoản đầu tư dài hạn là hai khoản

chiếm tỷ lệ cao nhất trong tài sản dài hạn của công ty trong các năm 2006 - 2008. Năm 2007 các chỉ tiêu trên đều giảm so với năm 2006 kéo theo sự sụt giảm 9,4% trong tài sản dài hạn nhưng đến năm 2008 sự gia tăng 7,9% trong tài sản hữu hình khoản mục luôn chiếm giá trị cao nhất trong tài sản dài hạn và sự không thay đổi của các khoản đầu tư dài hạn làm cho tài sản dài hạn tăng 3,9%.

Như vậy, sự gia tăng trong tổng tài sản của công ty nguyên nhân chủ yếu là từ

sự gia tăng trong tài sản lưu động. Hàng tồn kho tăng mạnh trong các năm là điều công ty cần chú ý vì lượng hàng tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí như chi phí tồn kho, chi phí bảo quản. Đồng thời công ty cần xem xét các khoản phải thu để có vốn tái đầu tư sản xuất.

4.1.1.2 Phân tích khái quát về nguồn vốn

Trong 3 năm 2006- 2008 tổng nguồn vốn của công ty tăng chậm và không đều. Thể hiện qua bảng số liệu sau: Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 46

Bảng 4: BẢNG KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404(%) NĂM 2006 -2008

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 CHI TIÊU Số tiền

Tỷ

trọng(%) Số tiền Tỷ

trọng(%) Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) NỢ PHẢI TRẢ 45.134.906 48,6 59.361.850 55,9 68.655.442 59,6 14.226.944 31,5 9.293.592 15,7 1. Nợ ngắn hạn 43.184.906 46,5 58.236.850 54,8 49.168.214 42,7 15.051.944 34,9 -9.068.636 -15,6 - Vay ngắn hạn 9.419.637 10,1 28.912.037 27,2 32.979.306 28,6 19.492.400 206,9 4.067.269 14,1 - Các khoản phải trả 33.765.269 36,4 29.324.813 27,6 16.188.908 14,1 -4.440.456 -13,2 -13.135.905 -44,8 2. Nợ dài hạn 1.950.000 2,1 1.125.000 1,1 19.487.228 16,9 -825.000 -42,3 18.362.228 1632,2 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 47.673.657 51,4 46.839.386 44,1 46.467.310 40,4 -834.271 -1,7 -372.076 -0,8

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 45.323.088 48,8 43.673.089 41,1 43.515.390 37,8 -1.649.999 -3,6 -157.699 -0,4

2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 63.719 0,1 65.579 0,1 76.840 0,1 1.860 2,9 11.261 17,2 3. Các quỹ 1.341.800 1,4 2.212.301 2,1 1.924.900 1,7 870.501 64,9 -287.401 -13,0 4. Nguồn kinh phí và quỹ khác 945.050 1,0 888.417 0,8 950.180 0,8 -56.633 -6,0 61.763 7,0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 92.808.563 100 106.201.236 100 115.122.752 100 13.392.673 14,4 8.921.516 8,4 Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 47

Nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của công ty

và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Nợ ngắn hạn năm 2006 là 43.184.906 ngàn đồng chiếm 46,5% trong cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty năm 2006. Năm 2007 chỉ tiêu này tăng 34,8% so với năm 2006 nguyên nhân do công ty tăng sản xuất

vào năm 2007 nên công ty đã vay nhiều nợ ngắn hạn để mua nguyên vật liệu và trả lương tăng ca cho người lao động. Và vào năm 2008 nợ ngắn hạn giảm do trong năm 2008 các khoản vay ngắn hạn của công ty chỉ tăng 14,1% nhưng các khoản phải trả của công ty giảm 44,8% so với các khoản phải trả năm 2007.

Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn. Nợ dài hạn trong 3 năm 2006 - 2008 lần lược chiếm tỷ trọng là 2,1%; 1,06%; 2,1% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Tuy nợ dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty nhưng đây là một nguồn vốn quan trọng để công ty đầu tư vào tài sản cố định của mình. Năm 2007 do công ty chỉ đầu tư ít vào tài sản cố định nên công ty đã giảm bớt nợ dài hạn để giảm lãi phải trả cho ngân hàng. Đến năm 2008 do phải đầu tư để trang bị một dây chuyền sản xuất mới nên công ty phải vay thêm 18.362.228 ngàn đồng vì nguồn vốn của công ty không đủ và còn phải đầu tư cho sản xuất.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là nguồn vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty. Trong 3 năm 2006 -2008 vốn chủ sở hữu của công ty có chiều hướng giảm nguyên nhân là do hàng năm công ty phải trích 60% lợi nhuận để nộp cho quân khu, và nguồn vốn quân khu cấp cho công ty nhằm giúp công ty xây dựng các công trình cơ bản trong các năm trên không đổi là 1,5 tỷ đồng.

Các quỹ và nguồn kinh phí tăng vào năm 2007 và giảm vào năm 2008 và lần

lượt chiếm tỷ trọng là 2,4%; 2,9%; 2,5% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Thực hiện chủ trương nâng cao đời sống của công nhân viên trong doanh nghiệp nên trong các năm từ 2006 đến 2008 công ty ngày càng tăng giá trị khoản trả lương cho nhân viên và do điều kiện khó khăn của năm 2008 nên công ty đã giảm các quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính xuống một khoản bằng 13% giá trị năm 2007 để bù vào khoản trả lương cho nhân viên trong công ty.

Tóm lại, trong 3 năm 2006 -2008 sự gia tăng trong nguồn vốn là do sự gia tăng

trong các khoản nợ phải trả của công ty. Trong các năm 2007 trong cơ cấu nợ phải trả của công ty có sự thay đổi. Nợ ngắn hạn của công ty tăng nhiều trong năm 2007 và Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 48

giảm nhẹ trong năm 2008 và ngược lại nợ dài hạn của công ty giảm vào năm 2007 và tăng mạnh vào năm 2008. Qua sự thay đổi của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong bảng cân đối kế toán ta thấy có sự chuyển đổi giữa các chính sách của công ty. Công ty xác định năm 2007 là năm tăng hoạt động sản xuất và năm 2008 là năm tăng đầu tư cho cơ sở vật chất. Như vậy, công ty từ việc xác định thực trạng tài chính và tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của đơn vị nhằm tăng lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới.

Như vậy, qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm ăn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w