Năm 1976 Công ty Hải sản 404 được thành lập trên cơ sở tiếp nhận cơ sở chế biến của chế độ cũ với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Đầu tiên có tên là Đội Công nghiệp nhẹ, sau đổi tên thành Xưởng chế biến 404 với nhiệm vụ là chế biến, sản xuất thực phẩm phục vụ cho quân đội bao gồm lạp xưởng, lương khô, thịt kho, nước mắm… và hoạt động theo phương thức bao cấp hoàn toàn.
Đến năm 1982, đổi tên thành Xí nghiệp chế biến 404. Từ đó, từng bước thoát khỏi cơ chế bao cấp hoàn toàn chuyển sang phương thức hoạt động nửa kinh doanh, nửa bao cấp.
Đến tháng 4 năm 1988, Xí nghiệp 404 đã chuyển đổi thành một doanh nghiệp
hoạt động hoàn toàn độc lập và chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và đổi tên thành công ty Hải sản 404 theo quyết định số 76/QĐQP và có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nộp ngân sách nhà nước về Quân khu IX và cục tài chính Bộ quốc phòng.
Trong những năm qua Công ty luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, thiết bị máy
móc hiện đại và phòng kiểm nghiệm có khả năng kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, chloramphenicol. Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao. Sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thuỵ sĩ, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Hồng Công. Hiện nay Công ty đang thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, SSOP… chương trình này được quản lý chặt chẽ và đã tạo được uy tín với khách hàng trong nhiều năm qua. Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 35
Công ty luôn cố gắng nắm bắt nhu cầu của thị trường, cải tiến mẫu mã hàng hóa cho phù hợp thị trường tiêu thụ. Hơn thế nữa công ty luôn tìm kiếm mở rộng thị trường mới mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước, trong những năm gần đây, công ty
còn chú trọng hơn đến sản xuất và bán hàng trong nước để tăng doanh thu. 3.1.3 Lĩnh vực hoạt động
3.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh:
- Chế biến và gia công hàng nông, hải sản xuất khẩu; -Vận tải thuỷ bộ;
- Dịch vụ kho lạnh 3.000 tấn chứa hàng thuỷ, hải sản xuất khẩu; - Kinh doanh gas hoá lỏng, xăng, dầu, nhớt;
- Nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu cá tra – ba sa, surimi và các loại hải sản khác.
Nhập khẩu thì chủ yếu là nhập khẩu trang thiết bị, để cải tiến năng xuất và chất lượng.
3.1.3.2. Công nghệ sản xuất: Bán thủ công.
3.1.3.3. Đặc điểm riêng về công nghệ: Chế biến chủ yếu làm thủ công sau đó đưa vào máy cấp đông, đóng gói xuất khẩu.
3.1.3.4. Sản phẩm chủ yếu: - Các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh; - Gas.
3.2 Cơ cấu tổ chức Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 36 K TRƯ GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC PGĐ CHÍNH TRỊ PGĐ KẾ HOẠCH PGĐ SẢN XUẤT CÁC PHÒNG BAN PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC
CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT BỐN LIÊN DOANH
- Liên doanh nhà hàng – khách sạn - Liên doanh Total – Gas
- Xí nghiệp tàu xe - Xí nghiệp chế biến
BẢY PHÂN XƯỞNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT Kho thực phẩm, Phân xưởng cơ điện, Ki lượng(KCS), Thống kê và vật tư, Phân xư
hàng châu Âu, Phân xưởng sản xuất hàng Châu á và Siêu thị, Phân xưởng sản xuất nước đá
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 404 Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 37
Công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty dựa trên nguyên tắc tuyển chọn,
bố trí lao động một cách hợp lý theo từng khâu, từng phòng ban theo chức năng và nhiệm vụ. Cụ thể như sau:
Ban giám đốc
- Giám đốc: là người có quyền cao nhất, chịu trách nhiệm chỉ đạo về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong công ty.
- Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác sản xuất chế biến hàng ngày ở các xí nghiệp, nhà máy, theo dõi việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư…
- Phó giám đốc chính trị: chịu trách nhiệm phụ trách các vấn đề thực hiện công
tác chính trị xã hội, đời sống công nhân viên công ty, thực hiện các nhiệm vụ với
Đảng và nhà nước.
- Phó giám đốc kế hoạch: Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi kế hoạch ở các phân xưởng trực thuộc công ty, theo dõi tiến độ sản xuất ở các phân xưởng, kiểm tra thời gian thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả cho cấp trên, đồng thời soạn thảo các hợp đồng kinh tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng và kế hoạch kinh doanh.
- Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệnh tổ chức kế toán nhà nước trong hoat động sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban trực thuộc
- Phòng tổ chức: tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức nhân sự nhằm hình thành đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ trình độ.
- Phòng kế toán và xuất nhập khẩu: theo dõi kiểm tra chặt chẽ số lượng hàng
hoá xuất khẩu, ký kết với các đối tác, các hợp đồng của công ty nhưng phải thông qua giám đốc.
- Phòng kỹ thụât:
+ Xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng cơ bản, kho hàng, bến bãi, máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu chế biến.
+ Quản lý kiểm tra kỹ thuật nhằm bảo đảm phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, đảm bảo an toàn cho người lao động.
+ Quản lý chất lượng sản phẩn theo yêu cầu của HACCP
giúp Ban giám đốc. Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 38
+ Lập, triển khai và đôn đốc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp, báo cáo hiệu quả về cấp trên.
+Theo dõi, quản lý tài sản, vật tư trang thiết bị của công ty, định mức kỹ thuật vật tư sản xuất.
+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng này. +Cùng với phòng kế toán theo dõi kinh doanh của đơn vị.
+Thực hiện tốt công tác tiếp thị, điều tra nghiên cứu thị trường đầu ra, đầu vào, xây dựng các loại giá bán, giá mua các loại thuỷ sản cho công ty.
Các đơn vị trực thuộc khác: như liên doanh nhà hàng, khách sạn, Total-gas, xí
nghiệp chế biến, xí nghiệp tàu xe….Trong xí nghiệp chế biến có 2 Phó giám đốc đảm trách có nhiệm vụ kiểm tra kho thành phẩm,cơ điện, thống kê vật tư.
Tóm lại, do đặc thù của nột đơn vị quân đội làm kinh tế, nên về cơ cấu tổ chức
quản lý có sự khác biệt so với các doanh nghiệp thông thường khác chủ yếu là có thêm mảng quản lý về chính trị. Nhưng nhìn chung, đây là một doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu mang dáng dấp của một bộ máy nhà nước hoàn thiện. Tuy nhiên, cần kiện toàn hơn nữa về phân công phân nhiệm cơ cấu hội đủ tiêu chuẩn của người làm kinh tế, quy trách nhiệm gánh vác công việc đúng mức. Cần mở rộng thêm về nhân lực và vai trò cũng như tầm giới hạn của phòng Kế hoạch nhằm phát triển nhân tố mới giúp Ban giám đốc quản trị có hiệu quả công ty như một tập doàn kinh tế về mặt đối ngoại sao cho phù hợp vố thời điểm hiện tại và tương lai.
Cơ cấu tổ chức sản xuất Bốn liên doanh
- Liên doanh nhà hàng- khácg sạn - Liên doanh total-gas
- Xí nghiệp chế biến - Xí nghiệp tàu xe
Bảy phân xưởng phục vụ sản xuất - Kho thực phẩm
- Phân xưởng cơ điện - Kiểm tra chất lượng(KCS) - Thống kê và vật tư
- Phân xưởng sản xuất hàng châu Âu Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404 GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 39
- Phân xưởng sản xuất hàng Châu á và Siêu thị - Phân xưởng sản xuất nước đá
3.3. Thuận lợi và khó khăn 3.3.1 Thuận lợi 3.3.1 Thuận lợi
thủ trưởng Bộ Tư Lệnh Quân khu, các phòng ban cơ quan nghiệp vụ của Quân khu đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Những tháng đầu năm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối
thuận lợi. Mặt hàng chả cá surimi chất lượng cao đưa vào sản xuất, xuất khẩu đạt hiệu quả kt cao, nguồn nguyên liệu ổn định, sản lượng chế biến tăng. Tổng sản xuất chế biến luôn duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, được khách hàng tín nhiệm cao. Cơ quan Tài chính – kế toán luôn được Đảng ủy – Ban Giám Đốc lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hoạt động thu chi rõ ràng minh bạch, công khai dân chủ. Sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả, vòng quay nhanh đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
3.3.2 Khó khăn
Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kt thế giới và thực hiện các nhóm
giải pháp kiềm chế chống lạm phát của Chính phủ nên trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty chịu ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu và nguồn vốn để kinh doanh.
Mặt hàng chả cá surimi giá nguyên liệu luôn tăng nên ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu, lợi nhuận giảm tác động đến kết quả sản xuất kinh doanhcủa công ty. Giá nguyên liệu cá tra luôn biến dộng, thị trường xuất khẩu đi các nước không ổn định làm cho kế hoạch xuất khẩu biến động theo.
Hoạt động sản xuất kinh doanhngày càng mở rộng nhưng định mức vay vốn của ngân hàng cho vay thấp (25 tỷ đồng) có những tháng hàng tồn kho tăng cao, vay vốn lưu động không đáp ứng đủ năng lực kinh doanhnên gặp khó khăn về nguồn vốn. Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 40
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY HẢI SẢN 404
4.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty Hải sản 404 qua các báo cáo tài chính
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau:
4.1.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn bị tác động bởi
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì thế, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng bị thay đổi trước những biến động của thị trường. Sự biến động của tình hình tài chính trong từng giai đoạn được mô tả qua bảng cân đối kế toán. Sự tăng giảm của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tuy chưa nói lên tình hình tài chính tốt hay xấu nhưng thông qua các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được sự biến động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong từng thời kì hoạt động. 4.1.1.1 Phân tích khái quát về tài sản
Trong 3 năm 2006 - 2008 tổng tài sản của công ty luôn tăng nhưng với tốc độ
không đều. Năm 2007 tổng tài sản của công ty tăng 14,4% so với năm 2006. Năm 2008 tổng tài sản của công ty 115.122.752 ngàn đồng tăng 8,4% so với tổng tài sản năm 2007. Sự gia tăng trong tổng tài sản của công ty trong các năm 2006 -2008 là do sự thay đổi của các yếu tố trong bảng sau:
Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 41
Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 42
Bảng 1: BẢNG KHÁI QUÁT TÀI SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 NĂM 2006 -2008
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 TÀI SẢN Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương
đối(%) Tuyệt đối Tương
đối(%)
TÀI SẢN NGẮN HẠN 37.429.201 40,3 56.034.661 52,8 62.979.875 54,7 18.605.460 49,7 6.945.214 12,4
1.Tiền và các khoản tương đương
tiền 4.315.126 4,6 5.003.920 4,7 1.402.597 1,2 688.794 16,0 -3.601.323 -72,0 2.Các khoản phải thu 24.884.220 26,8 35.124.048 33,1 32.075.889 27,9 10.239.828 41,1 -3.048.159 -8,7
3.Hàng tồn kho 7.187.966 7,7 14.189.711 13,4 28.917.799 25,1 7.001.745 97,4 14.728.088 103,8 4.Tài sản ngắn hạn khác 1.041.889 1,1 1.716.982 1,6 583.590 0,5 675.093 64,8 -1.133.392 -66,0 TÀI SẢN DÀI HẠN 55.379.363 59,7 50.166.575 47,2 52.142.877 45,3 -5.212.788 -9,4 1.976.302 3,5 1.Tài sản cố định hữu hình 31.723.986 34,2 26.916.647 25,3 29.040.067 25,2 -4.807.339 -15,1 2.123.420 7,9
2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 552.567 0,6 147.118 0,1 0 0,0 -405.449 -73,4 -147.118 -100,0
3.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 23.102.810 24,9 23.102.810 21,8 23.102.810 20,1 0 0,0 0 0,0
TỔNG TÀI SẢN 92.808.564 100,0 106.201.236 100,0 115.122.752 100,0 13.392.672 14,4 8.921.516 8,4 Phân tích tình hình tài chính công ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 43
Về tài sản ngắn hạn: Năm 2007 tài sản ngắn hạn của công ty là 56.034.661
ngàn đồng tăng 49,7% so với năm 2006 chiếm 52,8% trong cơ cấu tổng tài sản và năm 2008 là 62.979.875 ngàn đồng chiếm 54,7% trong cơ cấu tổng tài sản. Trong đó: Các khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn
hạn của công ty. Các khoản phải thu 2007 tăng 41,1% so với năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2007 doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu. Tuy nhiên, các khoản phải thu tăng cao là biểu hiện vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều và công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Năm 2008 các khoản thu giảm về giá trị so với năm 2007. Nguyên nhân do năm 2008 công ty giảm sản lượng và các khách hàng của công ty đã trả bớt một phần nợ trong năm trước làm cho giá trị các khoản phải thu trong năm giảm 3.048.159 ngàn đồng so với năm 2007.
Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tài sản ngắn hạn
chỉ đứng sau các khoản phải thu. Năm 2007 chỉ tiêu này tăng 97,4% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 công ty có thêm hai thị trường mới là Malaysia và Brunei. Năm 2008 công ty lại tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ hai thị trường mới là Nhật Bản, Philippin làm cho lượng hàng tồn kho tăng 103,8% về giá trị so với năm 2007. Sở dĩ, lượng hàng tồn kho của công ty luôn tăng qua các năm vì công ty có nhiều mặt hàng với quy trình sản xuất khác nhau nên sản xuất với lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường và các đơn đặt hàng của công ty có tính mùa vụ tập trung chủ yếu vào tháng 10 đến tháng 2 hàng năm nên công ty phải sản xuất sản phẩm sớm hơn các đơn đặt hàng từ một đến hai tháng để có thể cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu, mặt khác do dịch cúm bùng phát trở lại… nên mặt hàng thuỷ sản càng được ưa chuộng hơn.
Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp trong