II. Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam
1. Thực tiễn hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở trong thời gian qua
gian qua
Năm 2000 đã đánh dấu nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai loại thị trường đặc thù trong tổng thể thị trường tài chính là thị trường mở và thị trường chứng khoán đã chính thức hoạt động thị trường chứng khoán – kênh huy động vốn trung và dài hạn thông qua việc phát hành và mua bán chứng khoán đã khai trương vào ngày 20/7/2000. Nghiệp vụ thị trường mở (NHTW ) bắt đầu vận hành vào 12/7/2000 ghi nhận việc chuyển điều hành chính sách tiền tệ từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có thể nói hai sự kiện nổi bật nhất trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2000 là thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cơ bản được công bố lần đầu vào 5/8/2000 cả hai công cụ này đều bước đầu phát huy được vai trò của mình đối với các mục tiêu của chính sách tiền tệ. NVTTM đã có tác dụng nhất định tới vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng tham gia thị trường, đa dạng hoá kênh huy động và luân chuyển vốn, tạo ra khả năng phối kết hợp giữa thị trường liên Ngân hàng – thị trường mở – thị trường chứng khoán trong các thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay.
NVTTM của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là hoạt động hoàn toàn mới cả về lý luận và nội dung hoạt động đối với Việt Nam mà điều kiện vận hành và phát huy hiệu quả của nó không phải là dễ dàng. Quy chế hoạt động của NVTTM được ban hành theo quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 9/3/2000 là phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua hơn nửa năm hoạt động,ban điều hành NVTTM đã có chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của thị trường, do đó góp phần khắc phục các khó khăn bước đầu trong thời gian vận hành. Thành viên tham gia NVTTM là các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước, bao gồm 20 thành viên (tính đến tháng 9/2001) một số lượng thành viên quá ít ỏi. Trong số 20 thành viên tham gia thị trường thì chủ yếu là 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh và trên thực tế các Ngân hàng thương mại quốc doanh nắm giữ tới 70% lượng tín dụng phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (là hai loại hàng hoá chính thức được giao dịch trên thị trường mở hiện nay)
Lượng hàng hoá quá ít ỏi. Hiện nay lượng hàng hoá trên thị trường chỉ có khoảng 4000 tỷ đồng giá trị trái phiếu chính phủ và 400 tỷ đồng giá trị tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Từ khi bắt đầu giao dịch đến 31/12/2000 cứ 10 ngày Ngân hàng Nhà nước tiến hành 1 phiên giao dịch trên thị trường mở. Trong tháng 8/2000 do lượng vốn khả dụng của hệ thống Ngân hàng là dư thừa nên Ngân hàng Nhà nước bán ra một lượng tín phiếu là 550 tỷ đồng (khối lượng trào bán trong tháng được mua hết toàn bộ với mức lãi suất từ 4%-5,35%). Từ tháng 9 đến cuối tháng 12/2000 do có sự hạn chế của Ngân hàng Nhà nước ở cửa sổ chiết khấu (có thể đây là hình thức hỗ trợ cho sự vận hành nghiệp vụ thị trường mở ra đời) và nhu cầu tín dụng VND tăng nhanh (vay ngoại tệ chịu rủi ro lớn vì tỷ giá chịu sức ép cao) trong khi huy động ngoại tệ tăng dẫn đến khan hiếm vốn khả dụng trong hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã
mau vào (sử dụng giao dịch đảo chiều) giấy tờ có giá trong 14 phiên liên tục với doanh số 1353,5tỷ.
Từ 1/1/2001, Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch định kỳ 7 ngày/lần từ đầu năm 2001 đến 15/2/2001 lượng vốn khả dụng tiếp tục thiếu do nhu cầu tiền mặt tăng (trong đó nguyên nhân đây là thời gian cuối năm âm lịch), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua vào giấy tờ có giá, chủ yếu là mua kỳ hạn do tính đến yếu tố lượng vốn khả dụng có thể tăng lên sau dịp tết nguyên đán.
Từ 21/2/2001 đến 14/3/2001, lượng vốn khả dụng có biểu hiện dư thừa, để rút bớt phương tiện thanh toán khỏi hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện bán hẳn lượng giấy tờ có giá với giá trị là 470 tỷ VND. Từ 21/3 đến cuối tháng 4/2001, do nhu cầu vốn khả dụng tăng, Ngân hàng Nhà nước tổ chức các phiên giao dịch trên thị trường mở vối mục tiêu cung ứng thêm phương tiện thanh toán cho hệ thống (có một phiên giao dịch ngày 11/4 do lỗi từ phía các tổ chức tín dụng bỏ thu không hợp lệ, nên không tổ chức nào trúng thầu, mặc dù vẫn có nhu cầu về vốn khả dụng).
Như vậy, có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ gián tiếp. Nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện tương đối linh hoạt đáp ứng được phần nào đó nhu cầu về vốn khả dụng cũng như giải quyết được một phần lượng vốn khả dụng cũng như giải quyết được một phần lượng vốn khả dụng dư thừa trong một số thời kỳ. Các công cụ và hình thức thực hiện cũng đã được áp dụng tương đối thành công như đấu thầu lãi suất, đấu thầu khối lượng xét khối lượng thầu theo phương pháp tính lãi suất riêng (Kiểu Mỹ). Tuy nhiên, do còn hạn chế cả về cơ sở vật chất trình độ cán bộ, sự đơn sơ của thị trường tài chính, sự bất cập trong vấn đề lượng thành viên tham gia thị trường cũng như khối giấy tờ có giá do các thành viên nắm giữ… nên tác động can thiệp
của Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ thị trường mở vẫn còn hạn chế. Các tổ chức tín dụng chưa tham gia thường xuyên vào các phiên giao dịch cách nhau 10 ngày tạo ra khoảng cách khá buồn tẻ ở từng phiên chợ, hàng hoá giao dịch ở thị trường mở chỉ dừng lại ở giấy tờ có giá ngắn hạn và tập trung vào hai loại tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và tín phiếu kho bạc. Đây là khó khăn lớn nhất của nghiệp vụ thị trường mở hiện nay, các phiên đấu thầu lãi suất có tính cạnh tranh cao nên các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng nhỏ không đủ điều kiện tham gia tạo ra tình trạng chưa sôi động của thị trường, thị trường thứ cấp của thị trường mở (mua bán lại tín phiếu giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng của họ) chưa phát triển, các thị trường liên Ngân hàng chưa hoàn thiện gây ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ thị trường mở. Vì vậy những tác động và hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở tới chính sách tiền tệ chưa sâu rộng và thiết thực.