I. Điều hành chính sách lãi suất của NHNN thời gian qua
2. Kết quả của việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua chính sách
sách lãi suất, hạn chế của cơ chế điều chỉnh trực tiếp.
Trong thế giới 10 năm qua, việc sử dụng hệ thống công cụ điều tiết trực tiếp (hạn mức tín dụng, trần lãi suất, tỷ giá) nói chung và của chính sách lãi suất nói riêng, mặc dù những hạn chế của nó đã được biết trước, là phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam khi những điều kiện sử dụng công cụ gián tiếp chưa được hình thành.
Thực tế, cơ chế điều chỉnh trực tiếp đã đem lại sự thành công đáng kể cho chính sách tiền tệ thập kỷ 90 khi nhìn vào các chỉ số phản ánh sự biến động của các mục tiêu vĩ mô, lạm phát, sản lượng, công ăn việc làm. chính sách tiền tệ đã đạt được hiệu quả tối đa của nó. tỷ lệ lạm phát dưới một chữ số cùng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,6%/năm trong gần 10 năm. Điều này dường như trái với kết luận của các nhà kinh tế học hiện đại khi cho rằng, chính sách tiền tệ chỉ có thể ảnh hưởng đến các yếu tố thực của nền kinh tế như sản lượng hoặc công ăn việc làm trong thời gian ngắn từ một đến 10 năm. Về mặt dài hạn, các yếu tố này có xu hướng quay về mức tự nhiên của nó, do đó mọi sự thay đổi của khối lượng tiền cung ứng không gây nên những ảnh hưởng đến sản lượng và thất nghiệp ngoại trừ sự biến động về giá cả.
Thực chất hiệu quả bền vững của chính sách tiền tệ trong thế giới qua không chỉ là kết quả của riêng chính sách tiền tệ, mà còn là kết quả của riêng chính sách tiền tệ, mà còn là kết quả của việc sử dụng các giải pháp của cách mạnh mẽ có khả năng mở rộng liên tục mức sản lượng tiềm năng, trong đó phải kể đến chính sách phát triển kinh tế đa phần, chính sách khoán đến hộ nông dân, chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước…
Nếu quan niệm rằng mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền đối với ý nghĩa là ổn định tỷ lệ lạm phát mức thấp thì trong thời gian vừa qua, mực tiêu này chưa được thực hiện một cách hoàn hảo, tỷ lệ lạm phát biến động tương đối mạnh và khó dự đoán từ năm nay qua năm khác. những tác động về hiệu quả và phân phối lại của lạm phát do ảnh hưởng đến giá trị thực của các chỉ tiêu giá trị không chỉ này sinh từ mức lạm phát cao mà chủ yếu từ sự bất ổn định của tỷ lệ lạm phát. Và điều quan trọng hơn là bắt đầu từ năm 1996, mặc dù tổng phương tiện thanh toán tăng liên tục nhưng giá cả có xu hướng giảm ở các tháng đầu năm
1996,1997,1998 và sự giảm giá này diễn ra hầu hết các tháng trong năm 1999. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm mạnh từ năm 1988. Điều này chứng tỏ chính sách tiền tệ của Ngân hàng thương mại tỏ ra lúng túng và thiếu chủ động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng để đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế.
Lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng này có lẽ xuất phát từ hạn chế vốn có của cơ chế điều chỉnh trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ mà càng bộc lộ rõ nét.
Thứ nhất, các công cụ trực tiếp không cho phép Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh linh hoạt vốn khả dụng trong điều kiện vốn thừa. Tình trạng dự trữ không mong mốn ở Ngân hàng thương mại bắt đầu từ 1994 và kéo dài cho đến nay. Lý do ban đầu có lẽ bởi việc duy trì lãi suất tiền gửi cao cùng với việc khống chế trần tín dụng trong nhwnhx năm 1994-1996, bởi dự trữ ngoại tệ tăng lên rất mạnh trong thời gian naya và tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi có xu hướng giảm xuống (năm 1995 tỷ lệ này là 1,3, năm 1996:0,8, năm 1997: 0,5). Tuy nhiên, lý do chủ yếu của tình trạng này từ 1997 đến nay lại nằm ở sự giảm sút tổng cầu của nền kinh tế, phản ánh sự giảm sút nhu cầu tiền tệ, đặc biệt là nhu cầu về dao dịch. Thực tế này làm cho các Ngân hàng thương mại phải chịu áp lực rất mạnh về chi phí vốn đồng thời làm giảm thiểu tính hiệu quả của chính sách tiền tệ. Ngoài dự trữ bắt buộc (thay đổi rất chậm chạp) Ngân hàng Nhà nước không có công cụ để hấp thụ lượng vốn khả dụng thừa một cách chủ động. Nhưng vì nhiều lý do, nó đã không tồn tại.
Thứ hai, công cụ trực tiếp ngày càng tỏ ra thiếu chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiềng cung ứng và do đó làm giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ. Điều này được thể hiện rõ rệt trong hai năm (1998-1999)khi trần lãi suất giảm liên tục nhưng giá cả và sản lượng không tăng mà tiếp tục giảm.
Đương nhiên, sự giảm sút này xuất phát chủ yếu từ các yếu tố thực của nền kinh tế chứ không hoàn toàn xuất phát từ yếu tố tiền tệ danh nghĩa.
Những chính sách tiền tệ đã không chủ động khi đối mặt với tình trạng này và do đó làm cho sự tác động của chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả. Thực tế các quyết định điều chỉnh trần lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường đuổi theo sự giảm giá và đi sau sự điều chỉnh sự phát triển của thị trường bởi nó phải căn cứ vào dấu hiệu của thị trường thay cho việc phải tạo nên những dấu hiệu đó. Các đợt điều chỉnh trần lao động vì thế có tác dụng khẳng định hơn là hướng dẫn diễn biến thực tế và dự đoán của công chúng. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng tích cực của chính sách tiền tệ.
Thứ ba, hiệu lực tác động của chính sách tiền tệ bị hạn chế vì không lợi dụng được các kênh dẫn truyền đa dạng qua lãi suất, qua kênh tín dụng và qua thị trường tài chính với những ảnh hưởng qua giá trái phiếu, cổ phiếu và giá ngoại tệ.
Kênh truyền dẫn gián tiếp chủ yếu lợi dụng cơ chế tác động của thị trường tài chính thông qua sự thay đổi giá taì sản và cơ cấu lại danh mục đầu tư của người đầu tư. Với các công cụ gián tiếp, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể đa phương truyền tác động của nó đến các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ bao gồm các kênh dẫn truyền trực tiếp và gián tiếp.
Kênh truyền dẫn trực tiếp.
MS chi tiêu GDP danh nghĩa GDP thực tế
Lạm phát
Chính sách tín dụng Nhập khẩu Tài khoản vãng lai bội chi
Chính sách quản lý ngoại hối Xuất khẩu VND giảm giá Kênh truyền dẫn gián tiếp
MS Thay đổi danh mục đầu tư
Lãi suất ngắn hạn Lượng mua
Tín phiếu giá trái phiếu mức sinh lời
Cổ phiếu giá trái phiếu mức sinh lời
Cổ phiếu giá cổ phiếu mức sinh lời
Cơ cấu lại danh mục đầu tư
Lãi suất hoặc tỷ lệ sinh lời
Chi tiêu cho khu vực nhạy Chi tiêu cho các đồ dùng lâu bền
cảm với lãi suất
Nền kinh tế đang đứng trước thách thức của nhu cầu mở cửa và hội nhập toàn diện, một chính sách tiền tệ cứng nhắc và kém hiệu quả sẽ không đảm bảo cho nó tránh được những ảnh hưởng mạnh mẽ từ thị trường bên ngoài. Hơn nữa, sau hơn mười năm đổi mới và những cải cách mạnh hơn trong lĩnh vực Ngân hàng, những điều kiện cho phép sử dụng cơ chế điều chỉnh gián tiếp đang dần hình thành , hứa hẹn một khả năng chắc chắn cho sự chuyển đổi cơ chế điều hành lượng tiền cung ứng.