Kiểm toán quỹ cơ quan

Một phần của tài liệu 10 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vi hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi (Trang 132 - 135)

Rủi ro kiểm toán

Trích quỹ v−ợt chế độ quy định và sử dụng không đúng chế độ nh−: chi phí giao dịch, tiếp khách v.v…

KTV phải kiểm tra xác định tính chính xác số thu về quỹ có đúng nội dung nh− chế độ quy định hay không? đối chiếu các tài khoản liên quan với báo cáo kế toán cuối năm

3.2.3. Lập báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán phản ảnh kết quả công việc kiểm toán do Đoàn kiểm toán thực hiện, là ý kiến nhận xét đánh giá và kết luận của KTV dựa trên các bằng chứng đã thu thập đ−ợc làm căn cứ để đ−a ra ý kiến của mình về những thông tin tài chính và kết quả hoạt động của đối t−ợng đ−ợc kiểm toán và đ−a ra những khuyến nghị để đơn vị cần sửa chữa và khắc phục

a1. Những căn cứ pháp lý để lập báo cáo kiểm toán

Khi lập báo cáo kiểm toán, KTV dựa trên các căn cứ: Mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc kiểm toán; chuẩn mực KTNN; Bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán là cơ sở chứng minh cho ý kiến nhận xét, kết luận và kiến nghị của kiểm toán viên đ−a ra là khách quan trung thực

Báo cáo kiểm toán phải đảm bảo yêu cầu: chính xác, rõ ràng, kịp thời, thống nhất và có tính xây dựng. Khi viết báo cáo, KTV phải sử dụng lời văn trong sáng, dễ hiểu, nêu bật đ−ợc những nội dung quan trọng, cần đ−ợc quan tâm lên tr−ớc để thu hút đ−ợc sự chú ý của ng−ời đọc, tránh phê phán nặng nề, chỉ trích với dụng ý cá nhân.

a2. Thông qua báo cáo kiểm toán

* Kiểm tra chất l−ợng báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán sau khi đ−ợc lập xong phải đ−ợc kiểm tra chất l−ợng theo các b−ớc nh− sau:

- Tr−ởng đoàn kiểm toán họp đoàn kiểm toán để KTV trong đoàn đóng góp ý kiến để bộ phận viết báo cáo bổ sung hoàn chỉnh về tất cả các nội dung thông qua Tr−ởng đoàn kiểm toán tr−ớc khi trình lãnh đạo Vụ

- Lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực tổ chức thẩm định báo cáo trên cơ sở đó yêu cầu đoàn kiểm toán hoàn chỉnh báo cáo trình Tổng KTNN xem xét phê duyệt.

- Sau khi nghiên cứu lãnh đạo KTNN tổ chức hội nghị thông qua với các thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo KTNN, đại diện Văn phòng KTNN, Vụ Giám định và kiểm tra chất l−ợng kiểm toán, kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực; đại diện Đoàn kiểm toán (Tr−ởng phó đoàn, các tổ tr−ởng).

* Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra hình thức, kết cấu của báo cáo kiểm toán - Kiểm tra nội dung báo cáo kiểm toán

- Kiểm tra chất l−ợng báo cáo kiểm toán

Đoàn kiểm toán tiếp thu ý kiến đóng góp và căn cứ vào kết luận của lãnh đạo Kiểm toán Nhà n−ớc để bổ sung, sửa hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán để trình lãnh đạo Kiểm toán Nhà n−ớc để gửi cho đơn vị đ−ợc kiểm toán tham gia ý kiến tr−ớc khi tổ chức kết luận.

a3. Thông báo kết quả kiểm toán

* Đoàn KTNN tổ chức hội nghị kết luận kiểm toán với các thành phần tham gia gồm: Lãnh đạo KTNN, Lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành, tr−ởng phó đoàn và các tổ tr−ởng tổ kiểm toán, các vụ có liên quan; Lãnh đạo đơn vị đ−ợc kiểm toán, cơ quan tài chính, cơ quan chức năng, các đơn vị trực thuộc đ−ợc kiểm toán; Đại diện cơ quan quản lý chức năng của nhà n−ớc, cấp trên, các đơn vị có liên quan.

* Đoàn Kiểm toán Nhà n−ớc tiếp thu ý kiến của hội nghị hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán, kiểm tra lần cuối và phát hành báo cáo kiểm toán. Báo cáo đ−ợc gửi đến đơn vị đ−ợc kiểm toán; Bộ chủ quản (cơ quan chủ quản); Bộ Tài chính; Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Quốc hội.

* L−u trữ hồ sơ kiểm toán phải đảm bảo đầy đủ các loại hồ sơ yếu tố đã đ−ợc quy định: kế hoạch tổng quát, quyết định và thông báo, các biên bản, báo cáo kiểm toán, nhật ký kiểm toán, bằng chứng kiểm toán, những văn bản đề nghị của đơn vị đ−ợc kiểm toán (nếu có) và đ−ợc đánh số thứ tự theo quy định.

a.4. Kiểm tra, theo dõi thực hiện các kiến nghị của KTNN

Tổ chức theo dõi kiểm tra đơn vị thực hiện các kiến nghị của Đoàn Kiểm toán Nhà n−ớc là b−ớc cuối cũng không thể thiếu đ−ợc nhằm phát huy hiệu lực của các cuộc kiểm toán.

Các kiểm toán chuyên ngành, Kiểm toán Nhà n−ớc khu vực có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm toán nhà n−ớc tại các đơn vị đ−ợc kiểm toán.

Căn cứ vào nội dung báo cáo kết quả kiểm toán tại đơn vị đ−ợc kiểm toán, tổ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm toán nhà n−ớc tại đơn vị; lập báo cáo kiểm tra gửi lãnh đạo KTNN, các bộ phân chức năng để tổng hợp báo cáo Thủ t−ớng Chính phủ.

Kết luận

Hoạt động của KTNN theo nguyên tắc độc lập, chỉ tuân thủ pháp luật. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, cơ quan KTNN phải có hệ thống các quy trình nghiệp vụ kiểm toán phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán. Hoạt động kiểm toán gắn chặt với hoạt động quản lý tài chính do vậy mỗi sự thay đổi về cơ chế quản lý tài chính cần đ−ợc nghiên cứu để có quy trình nghiệp vụ kiểm toán phù hợp.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi, Đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi” đã phân tích những vấn đề lý luận về cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ chế khoán chi đối với cơ quan hành chính, cơ chế tự chủ tài chính với đơn vị sự nghiệp có thu; phân tích đặc điểm của khoán chi hành chính sự nghiệp tác động đến quy trình kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi.

Đề tài trình bày thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán NSNN với đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi; đi sâu phân tích những mặt đ−ợc, đặc biệt là những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của quy trình kiểm toán ngân sách nhà n−ớc áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ chế khoán chi hành chính sự nghiêp, phân tích thực trạng của quy trình kiểm toán áp dụng với đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi và nghiên cứu kinh nghiệm của công ty kiểm toán n−ớc ngoài, đề tài đã đ−a ra nội dung cơ bản hoàn thiện quy trình kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi gồm bốn giai đoạn: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Đề tài cũng trình bày những điều kiện để vận dụng quy trình kiểm toán đơn vị hành chính sự nghiệp khoán chi vào thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Trong quá trình nghiên cứu, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng để đáp ứng mục đích yêu cầu đã đề ra. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện và tài liệu nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các kiểm toán viên để đề tài đ−ợc hoàn chỉnh hơn./.

Một phần của tài liệu 10 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vi hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi (Trang 132 - 135)