Đơnvị sự nghiệp hay còn gọi là đơnvị sự nghiệp công là các tổ chức có chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện các dịch vụ công nhằm bảo đảm các nhu

Một phần của tài liệu 10 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vi hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi (Trang 110 - 113)

chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện các dịch vụ công nhằm bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Đơn vị sự nghiệp và cơ quan hành chính nhà n−ớc có sự khác nhau rõ ràng về chức năng nhiệm vụ. Trong tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính Nhà n−ớc có chức năng quản lý hành chính nhà n−ớc; các đơn vị sự nghiệp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, y tế, giáo dục, văn hoá... Mỗi đơn vị sự nghiệp do Nhà n−ớc thành lập đều thuộc hoặc trực thuộc một cơ quan hành chính nhà n−ớc nhất định. Vì vậy thuật ngữ đơn vị sự

nghiệp cũng th−ờng đ−ợc dùng ghép với thuật ngữ cơ quan hành chính thành đơn vị hành chính sự nghiệp trong các văn bản quản lý Nhà n−ớc.

1.1.2. Khái quát về cơ chế tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp

Đề tài nghiên cứu một cách khái quát về cơ chế tài chính áp dụng cho cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Có hai nội dung cơ bản trong cơ chế tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp đó là hình thức quản lý của Nhà n−ớc và xác định các nguồn tài chính, nội dung chi.

Về hình thức quản lý của Nhà n−ớc: Có hai hình thức quản lý, đó là theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức và quản lý theo dự toán. Quản lý theo chế

độ, tiêu chuẩn, định mức nghĩa là nguồn tài chính đ−ợc xác định cho các đơn vị căn cứ vào chỉ tiêu chủ yếu là định mức phân bổ do Nhà n−ớc quy định; việc sử dụng đúng chế độ chính sách của Nhà n−ớc.

Quản lý theo dự toán nghĩa là Nhà n−ớc mở rộng quyền tự chủ tài chính, quản lý biên chế, lao động cho các đơn vị trong quyết định mức thu chi và bố trí linh hoạt các khoản chi, sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích các đơn vị sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu bù đắp chi, giảm dần phần kinh phí NSNN cấp. Trong phạm vi nguồn kinh phí đ−ợc giao ổn định trong một giai đoạn nhất định.

Đối với các cơ quan hành chính thì nguồn kinh phí hoạt động th−ờng xuyên do NSNN đảm bảo.

Đối với các đơn vị sự nghiệp thì nguồn kinh phí hoạt động th−ờng xuyên gồm: Nguồn NSNN cấp; nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, nh− phí, lệ phí; nguồn thu viện trợ; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

1.1.3. Bối cảnh ra đời cơ chế khoán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính và chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu chính và chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu

Công cuộc cải cách hành chính từ năm 1991 đến năm 2000 đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của n−ớc ta. Thực tiễn cơ chế quản lý tài chính ngân sách đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp còn những hạn chế. Việc phân bổ nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào biên chế từ đó đã tạo sức ép gia tăng biên chế, gây sức ép căng thẳng về ngân sách. Ch−a có cơ chế khuyến khích các đơn vị sự nghiệp khai thác nguồn thu để tự đảm bảo kinh phí hoạt động giảm dần kinh phí NSNN cấp…

Để giải quyết những hạn chế, tồn tại nêu trên, "Ch−ơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà n−ớc giai đoạn 2001-2010" của Chính phủ đã ra mục tiêu chúng là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp. Trong nội dung của "Ch−ơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà n−ớc giai đoạn 2001-2010" bao gồm: (1) Cải cách thể chế, (2) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính, (3) Đổi mới, nâng cao chất l−ợng đội ngũ cán bộ, công chức, (4) Cải cách tài chính công.

Nội dung cải cách tài chính công là đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia vai trò chủ đạo của ngân sách trung −ơng; phát huy tính chủ động và trách nhiệm của địa ph−ơng và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số l−ợng biên chế. Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công. Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ

chế tài chính mới. Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;

Để triển khai "Ch−ơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà n−ớc giai đoạn 2001-2010" về nội dung cải cách tài chính công, Thủ t−ớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 "Về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà n−ớc". Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ- CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

1.1.4. Mục đích yêu cầu của khoán chi ngân sách đối với cơ quan hành chính và chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu chính và chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu

Đề tài đi sâu nghiên cứu mục đích yêu cầu của khoán chi ngân sách đối với cơ quan hành chính và chế độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, đó là: Đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí; Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

1.1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan hành chính thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chế độ tự chủ tài chính chi và đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chế độ tự chủ tài chính

- Nhiệm vụ của cơ quan hành chính thực hiện khoán chi và đơn vị sự

nghiệp có thu thực hiện chế độ tự chủ tài chính

Theo quy định hiện hành các cơ quan hành chính khoán chi có các nhiệm vụ cơ bản sau: Đơn vị phải hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đ−ợc giao trên cơ sở nguồn kinh phí đã xác định; Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án khoán chi, quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả; Sắp xếp lại tổ chức công việc, phân công lại lao động, thực hiện tinh giản biên chế.

Đơn vị phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí, nguồn vốn và tài sản đ−ợc giao, bảo đảm thu nhập cho ng−ời lao động. Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký kê khai và nộp các loại thuế và các khoản nộp khác.

Một phần của tài liệu 10 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn vi hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi (Trang 110 - 113)