Luật kế toán:

Một phần của tài liệu 89 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 38)

4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

2.2.1.1.Luật kế toán:

Được ban hành năm 2003 và có hiệu lực từ 1.1.2004, thay thế pháp lệnh Kế toán và Thống kê ban hành hăm 1988. So với Pháp lệnh kế toán thống kê, Luật Kế toán quy định khá chi tiết về các lĩnh vực hoạt động kế toán. Có thể tóm tắt những điểm mới cần chú ý như sau:

- Quy định đầy đủ hơn về công tác kế toán cho những thành phần kinh tế khác nhau. Phạm vi tác động của Luật không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp Việt Nam mà bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số quy định cũng chi tiết hơn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Sự thừa nhận hàng loạt các khái niệm và hoạt động của nền kinh tế thị trường như kế toán quản trị, chuẩn mực kế toán, hoạt động kiểm toán độc lập, chứng từ điện tử.

- Vai trò của người quản lý (người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán) được làm rõ hơn và có phần nhấn mạnh hơn.

38

- Sự thừa nhận chính thức hoạt động nghề nghiệp kế toán. Các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ thuê làm kế toán và thuê làm kế toán trưởng của các doanh nghiệp hay cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán.

Trong Luật kế toán, các nội dung tạo lập cơ sở, nền tảng cho việc trích lập và hạch toán dự phòng bao gồm:

Theo mục 4 điều 6 -Yêu cầu kế toán: Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

Mục 5 điều 7- Nguyên tắc kế toán: Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

Một phần của tài liệu 89 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 38)