Dự phòng về các rủi ro và chi phí:

Một phần của tài liệu 89 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Ngoài các khoản dự phòng giảm giá tài sản, doanh nghiệp cũng cần phải ước tính các rủi ro và chi phí quan trọng sẽ phát sinh trong năm sau do các sự kiện phát sinh trong năm hiện hành để lập dự phòng. Dự phòng rủi ro và chi phí là số tiền được ghi vào chi phí để bù đắp cho các khoản chi phí, hay các khoản nợ nào đó phải trả trong tương lai do các nghiệp vụ xảy ra trong hiện tại chẳng

26

hạn như chi phí kiện tụng, nộp phạt, bồi thường, bảo hành… Những chi phí này doanh nghiệp cũng phải ghi nhận vào chi phí của thời khoá dưới hình thức dự phòng.

Nếu không lập dự phòng, trong niên độ tới doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ chi phí phát sinh, và điều này làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm kế tiếp bị sai lệch.

Việc xác định mức dự phòng cần lập thường dựa vào bằng chứng chắc chắn về các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán .

Theo tổng hoạch đồ kế toán Pháp 82, dự phòng rủi ro và chi phí thường bao gồm:

- Dự phòng mất giá ngoại tệ, vàng bạc đá quý dự trữ.

- Dự phòng chi phí kiện tụng: do việc tranh chấp với khách hàng hoặc nhà cung cấp đã phát sinh trong kỳ nhưng chưa kết thúc.

- Dự phòng sửa chữa lớn tài sản bất động. - Dự phòng nộp phạt do vi phạm hợp đồng. - Dự phòng về truy thu thuế.

Ví dụ: Cuối năm 2000, doanh nghiệp lập các khoản dự phòng như sau: - Dự phòng sẽ bị truy thu thuế 500.000 EUR.

- Dự kiến sẽ sửa chữa lớn tài sản bất động vào năm 2002 là 1.200.000 EUR, phân bổ đều cho 3 năm 2000, 2001, 2002 mỗi năm lập một khoản dự phòng tương ứng số tiền 400.000 EUR.

Kế toán ghi sổ như sau:

Ghi Nợ TK “Niên khoản dự phòng chi phí đặc biệt” 900.000

Ghi Có TK “ Dự phòng nộp thuế” 500.000 Ghi Có TK “Dự phòng chi phí phân phối cho nhiều niên độ” 400.000

27

Một phần của tài liệu 89 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)