Tiêu chuẩn về chất lượng nước thể hiện bằng hàm lượng cho phép của các thành phần có mặt trong nước. Trong quá trình đánh giá chất lượng nước, nguời ta so sánh hàm lượng các cation, anion, hàm lượng vi trùng, hàm lượng chất hữu cơ… có trong nước với hàm lượng cho phép với một mục đích nào đó, ví dụ so sánh với chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt, tưới…
Chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị được khảo sát và đánh giá thông qua các loại hình nước, tổng độ khoáng hóa và so sánh với các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm (TCVN 5944-1995) [1], tiêu chuẩn Vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005.
Trong khuôn khổ luận văn này, do thời gian và số liệu hạn chế tác giả không có điều kiện đi sâu đánh giá chất lượng nước cho từng phân vùng quy hoạch và theo các tầng chứa nước như trong phần tính toán trữ lượng nước dưới đất ở trên, mà đánh giá chung cho toàn vùng theo 2 tầng chứa nước chủ yếu: Đó là các tầng chứa nước thứ nhất (tầng mặt, chủ yếu là trầm tích bở rời Holocen) và nước dưới đất tầng sâu (chủ yếu trầm tích lỗ hổng Pleistocen và Neogen).
Nước dưới đất được phân loại và khoanh vùng theo độ mặn nhạt của nước và các loại hình hóa học của nước. Độ mặn nhạt của nước dưới đất trong các tầng chứa nước được đánh giá thông qua độ tổng khoáng hóa (M) theo 4 cấp.
Nước siêu nhạt: M<500 mg/l Nước nhạt: 500<M<1000 mg/l Nước lợ: 1000<M<3000 mg/l Nước mặn: M> 3000 mg/l
70
Tùy theo sự có mặt của các loại ion, nước dưới đất còn có thể được phân thành các loại hình hóa học khác nhau:
Loại I: Nước bicarbonat Loại II: Nước clorua Loại III: Nước sunfat và Loại IV: Nước hỗn hợp