Magma xâm nhập

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỞNG BỀN VỮNG (Trang 26 - 33)

Các thành tạo magma xâm nhập trong vùng khá phổ biến, đặc biệt là sự phong phú các xâm nhập mức tuổi Permi- Trias. Thang magma toàn vùng như sau

Xâm nhập trước Cambri

Đã được phân chia trong mối liên hệ với thang magma của Nguyễn Xuân Bao, 1994. Các xâm nhập trước Cambri có mối quan hệ gắn bó không gian chặt chẽ với phức hệ biến chất Khâm Đức.

Phức hệ Tà Vi (vPR3tv) được mô tả khu vực A Bung đi cùng với hệ tầng Núi Vú. Trên bình đồ, phức hệ Tà Vi hiện diện dưới dạng thấu kính nhỏ, chiều rộng từ 2m đến hơn 100m, kéo dài phương Tây Bắc- Đông Nam từ 100m đến 200m. Chúng xen kẹp và nằm hoàn toàn chỉnh hợp với các đá metamafic của hệ tầng Núi Vú. Thành phần thạch học các đá gồm gabro, gabro amphibolit, amphibolit, đá phiến lục dạng khối. Các đá xẫm màu, màu xanh lục hạt mịn, cấu tạo phiến định hướng, kiến trúc gabro tàn dư, hạt vảy tấm biến tinh.

Phức hệ Trà Bồng (δγPR3tb) được diễn đạt theo Nguyễn Xuân Bao (1994) là magma kiềm vôi của giai đoạn PR3

-€

1 thay vì quan niệm trước đây có tuổi Paleozoi giữa. Ở Quảng Trị, được vẽ vào phức hệ Trà Bồng gồm các thể xâm nhập nhỏ ở khu vực A Bung – A Pey có thành phần plagiogranit, granit, dỉoit đã được Phạm Huy Thông (1998) xếp vào phức hệ Điệng Bông. Ở phía bắc thuộc tờ Làng Miệt phức hệ bao gồm một loạt các khối nhỏ đến lớn nằm trong diện lộ của hệ tầng Tiên An đã

27

được Vũ Mạnh Điển ( 1998) xếp vào phức hệ Trà Bồng với mức tuổi giả thiết là Paleozoi.

Phức hệ Chu Lai (γmPR3 -€

1cl). Xâm nhập phức hệ Chu Lai gồm một khối duy nhất là khối Co Bung- A Doa. Khối được đặt tên theo hai đỉnh núi là Co Bung và A Doa. Thành phần thạch học của khối bao gồm các đá granitogneis, granit biotit dạng gneiss, granit hai mica và các hệ đai mạch aplit, pegmatite. Các đá nhìn chung bị cà nát, milonit hoá, phát triển các cấu tạo gneiss, milonit, kiến trúc tàn dư nửa tự hình rất hiếm gặp, đôi khi gặp kiến trúc dạng nổi ban.

Các thành tạo xâm nhập Paleozoi muộn – Mezozoi sớm

Phân bố rộng rãi chẳng những ở Quảng Trị mà ở toàn vùng trung Trung bộ. Phức hệ Quế Sơn ( δ-δγ-γP2-T1 qs) có mặt hầu như trong tất cả các tờ bản đồ trừ một số mảnh bản đồ ở phần ven biển. Trên bình đồ chúng tạo nên các khối xâm nhập có kích thước từ dưới 1 km2 đến hàng chục km2. Thành phần thạch học của phức hệ bao gồm các đá phân dị từ diorit, granodiorit đến granit sáng màu. Ngoài ra còn có một hệ đai mạch thành phần phức tạp từ lamprophyre đến aplit granit sáng màu. Theo các đặc điểm thành phần và quan hệ địa chất có thể phân chia ra 3 pha xâm nhập.

Pha 1 bao gồm các đá diorit, diorit thạch anh và ít granodỉoit. Pha 2 gồm granodiorit, granit horblen. Pha 3 gồm granit biotit, granit horblen-biotit.

Phức hệ Chà Vằn ( va T3cv ) bao gồm các khối lộ nhỏ ở vung Tây Nam, diện tích các khối 1-2 km2. Thành phần thạch học bao gồm gabro, norit, gabronorit. Các đá sẫm màu, bị gneis hoá yếu.

Phức hệ Hải Vân ( γaT3hv ) gồm 3 khối kích thước từ 1-2km2 đến 25km2. Thành phần thạch học bao gồm granit biotit, granit hai mica, đai mạch pegmatit và aplit granit.

Các thành tạo xâm nhập Mezozoi muộn – Kainozoi

Phức hệ Xi Pa lộ ra một vài khối nhỏ kích thước vài trăm m2 đến 1-2km2 ở Xi Pa, La Sam. Chúng là các thể nhỏ xuyên cắt hay chuyển tiếp với các đá phun trào riolit, daixit vây quanh thuộc hệ tầng Đakrông và xuyên cắt các đá hệ tầng A Ngo. Các vết lộ rõ nhất dọc theo suối chính Xi Pa. Thành phần thạch học bao gồm

28

các đá granit dạng porphyry, granophyr sáng màu. Đá có cấu tạo khối, bị biến chất nhiệt dịch rất mạnh.

Phức hệ Măng Xim hiện diện trong vùng dưới dạng các thể xâm nhập kích thước nhỏ dưới 1-2km2. Chúng tập trung chủ yếu ở Hóc Cóc Giang và phía nam thị trấn Khe Sanh. Thành phần thạch học của phức hệ bao gồm các đs tương đối giàu felspat kali

2.1.3.Cấu trúc- Kiến tạo

a) Khái quát hoá các đặc điểm địa chất

* Phức hệ các thành tạo magma & biến chất móng kết tinh trước Cambri

Bao gồm các thành tạo biến chất được liên hệ với phức hệ Khâm Đức ( hệ tầng Núi Vú và hệ tầng Tiên An ), các xâm nhập có thành phần từ gabro, diorit, granodiorit đến granit thuộc các phức hệ Tà Vi, Trà Bồng và Chu Lai. Sự khác biệt thành phần thạch học của phức hệ Khâm Đức vứi các thành tạo hệ tầng A Vương chuẩn là rất rõ ràng sau khi đã loại trừ các hoạt động biến chất động lực milonit và siêu milonit. Chính các hoạt động biến chất động lực quy mô khu vực đã làm lu mờ đi các dấu vết thành phần các hoạt động magma biến chất cổ hơn.

* Phức hệ trầm tích lục nguyên ít cacbonat biến chất thấp Paleozoi sớm

Các tổ hợp đá tiêu biểu bao gồm quarsit, đá phiến thạch anh sericit, đá phiến clorit- biotit, đá vôi hoa hoá màu xám xanh.

* Phức hệ trầm tích lục nguyên, lục nguyên carbonat biến chất thấp phân đới đồng tâm Paleozoi sớm - giữa

Các trầm tích hệ tầng Long Đại và Đại Giang được xác định chắc chắn với mức tuổi Ordovic – Silur trên cơ sở sưu tập cổ phong phú. Phức hệ đặc trưng bởi tổ hợp trầm tích lục nguyên ít carbonat dạng flisơ, có tổng bề dày trên 3000m. Tại đây hoàn toàn vắng mặt các phun trào andesit. Hoạt động biến chất phân đới đồng tâm chỉ nhận thấy tại khu vực nếp lồi Động Vàng Vàng nằm trong hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.

* Phức hệ trầm tích lục nguyên molas mầu đỏ carbonat calci – magie Paleozoi giữa. Hiện diện trong hệ tầng Tân Lâm và hệ tầng Cù Bai với các sưu tập cổ sinh khá chắc chắn.Trầm tích Devon sớm có màu nâu đỏ phổ biến trong toàn vùng.

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng mở đầu bởi các tập đá hạt thô, mài tròn chọn lọc kém, chuyển lên cao là các đá hạt mịn hơn, sau đó chuyển dần đến các tầng đá carbonat mức tuổi Devon muộn. Về mặt không gian, phức hệ đá đang mô tả phân bố rộng về cả hai phía của đứt gãy Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế. Đồng thời chính nó bị các xâm nhập granodiorit mức tuổi Permi – Trias nung nóng gây biến chất tiếp xúc biến chất nhiệt. Toàn bộ phức hệ được thành tạo trong một chu kỳ biển tiến quy mô rộng trong các bồn trầm tích kiểu cổ vũng vịnh giai đoạn đầu, chuyển sang chế độ biển sâu hơn trong các giai đoạn cuối

* Phức hệ trầm tích lục nguyên – phun trào andesit kiềm với Permi

Chúng được mô tả trong hệ Động Toàn và hệ Cam Lộ với những sưu tập cổ sinh khá chắc chắn. Đặc trưng nhất đó là sự phong phú các phun trào andesitobazan, andesit hypersten đi cùng với các trầm tích cát bột sét và carbonat. Các thành tạo phun trào có khối lượng lớn, bề dày đạt trên, bề dày đạt trên 500-600m thuộc vào các tướng phun trào thực sự, tướng trầm tích phun trào và tướng phun nổ. Quan hệ phủ bất chỉnh hợp hoặc xuyên cắt của phun trào với các thành tạo hệ tầng Long Đại là chắc chắn thông qua nhiều quan sát của nhiều nhà địa cất chia. Về mặt không gian, toàn bộ phức hệ chỉ phân bố trong phần bắc của đới kiến tạo Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế. Thuộc tính kiềm vôi của tổ hợp các đá phun trào phân dị từ andesitobazan đến andesitođaxit được xác minh qua nhiều số liệu phân tích hoá và khoáng vật.

* Phức hệ granit kiềm vôi Permi - Trias

Chúng được mô tả cùng trong phức hệ Quế Sơn, thành phần phân dị từ diorit, granođiorit đến granit sáng màu. Sự gắn bó không gian và thời gian giữa các thành tạo phun trào andesit, granitoit kiềm vôi và các đai biến chất động lực trong khoảng cuối Paleozoi đầu Mezozoi là những di chỉ vật chất xác minh pha chuyển động kiến tạo Indosini trong khu vực nghiên cứu.

* Phức hệ trầm tích lục nguyên vụn thô Trias giữa

Sự hiểu biết về phức hệ này chưa nhiều. Hiện tại chúng phân bố theo một tuyến phương á đông tây ở phía bắc sông Cam Lộ. Mặt cắt có phần thấp hạt thô chuyển lên cao mịn dần và có chứa một khối lượng nhỏ đá carbonat

30

* Phức hệ trầm tích lục nguyên màu đỏ nghèo carbonat Jura sớm - giữa

Những trầm tích màu đỏ phong phú hoá đá định tuổi phân bố về phía nam đứt gỹ Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế. Sau khi đã loại trừ các yếu tố kiến tạo trẻ, có thể thấy được một phần hình ảnh của một bồn trũng nội lục tại khu vực Lao Bảo, Khe Sanh, Tà Rụt. Về phía tây, bồn trũng mở rộng về phía nước Lào trên quy mô lớn hơn nhiều. Trên bình đồ hiện tại chúng tạo nên các nếp lõm với các lớp có độ dốc rất nhỏ đến hầu như nằm ngang. Các đặc trưng độ hạt, mầu sắc của đá, các di tích hoá đá động thực vật hiện có cho thấy môi trường trầm tích trong giai đoạn đầu là ven bờ sau đó chuyển sang môi trường vũng vịnh - biển – vũng vịnh trong các giai đoạn giữa và cuối cùng.

* Phức hệ các phun trào bazan – andesit – đacit – rioli và á xâm nhập granophyr Mezozoi muộn

Phức hệ đất đá này về mặt không gian phát triển theo tuyến Tây Bắc – Đông Nam kéo dài từ A Lưới cho đến Đakrông trùng với đứt gãy cùng tên ở phía tây Quảng Trị- Thừa Thiên - Huế. Sự gắn bó không gian của phức hệ với tuyến đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam và với các thành tạo trầm tích màu đỏ hệ tầng A Ngo, đặc điểm phân dị thành phần và tướng đá trong nội bộ các khối đá phun trào là những tiêu chí quan trọng để nhận dạng và phân biệt với các phức hệ phun trào andesit cổ hơn - tuổi Permi, nằm về phía bắc đứt gãy Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế.

Các thành tạo phun trào có thành phần từ bazan hypesten, andesit, đacit đến riolit và một khối lượng đáng kể các á xâm nhập granophyr. Chúng có quan hệ phủ hoặc xuyên cắt các trầm tích biến chất cổ A Vương, Khâm Đức cũng như các đá trầm tích hệ tầng A Ngo. Có thể phân biệt các tướng phun trào thực sự, phun nổ và á phun trào xâm nhập nông

* Phức hệ trầm tích lục nguyên vụn Kreta

Các tài liệu về phức hệ chưa nhiều. Chúng bao gồm các trầm tích vụn thô cuội, cát sạn phân bố hẹp dạng tuyến sát kề về phía nam với đứt gãy Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế tại khu vực Làng Miệt.

31

Các tài liệu về tổ hợp thạch học này trong khu vực chưa thật thuyết phục. Chúng bao gồm các đá monsosienit, granosienit, sienit thạch anh quy mô nhỏ với tổng hàm lượng kiềm đạt trên 8%

* Phức hệ trầm tích – phun trào mafic Kainozoi.

Bao gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên và bazan có tuổi từ Neogen đến Đệ Tứ lấp đầy chủ yếu các hố sụt khu vực đồng bằng ven biển đã được mở ra vào cuối Paleogen – đầu Neogen. Phân biệt các tổ hợp đất đá sau đây

+ Tổ hợp trầm tích lục nguyên vụn và sét gắn kết yếu tuổi Neogen. Tổng chiều dày đạt trên 130m. Càng ra xa phía biển độ dày trầm tích càng tăng.

+ Tổ hợp phun trào bazan olivine. Phát triển hai nhịp tương ứng với các mức tuổi phóng xạ hiện có là 1,2 triệu năm và 350000 năm. Có thể liên hệ các phun trào bazan ở đây với hệ tầng Túc Trưng và Xuân Lộc ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

+ Tổ hợp trầm tích vụn bở rời và sét tướng sông, sông- biển, biển- vũng vịnh và biển hệ Đệ Tứ. Với 5 nhịp trầm tích chiều dày cao nhất tại trung tâm đồng bằng đạt trên 80m. Sự hình thành các nhịp trầm tích liên quan với các chu kỳ biển tiến, biển lùi- hệ quả của các pha băng hà khu vực

b) Các hệ thống phá huỷ đứt gãy kiến tạo

- Hệ thống phương Tây Bắc – Đông Nam - Hệ thống phương Đông Bắc – Tây Nam - Hệ thống phương á kinh tuyến

- Hệ thống phương á Đông – Tây

Trong 4 hệ thống kể trên, hệ tống Tây Bắc – Đông Nam có quy mô phân bố, cường độ phát triển mạnh mẽ nhất. Hệ thông phương Tây Bắc – Đông Nam phát triển yếu hơn, tuy nhiên có vai trò khống chế các đới quặng nội sinh nhiệt dịch hết sức rõ rệt. Hệ thống kiến tạo đứt gãy phương á kinh tuyến thể hiện yếu, một mặt đóng vai trò khống chế quặng trên quy mô nhỏ, đồng thời chúng cũng tham gia vào các quá trình di chuyển phức tạp hoá các đới quặng trong các pha hoạt động muộn hơn. Hệ thống á vĩ tuyến hiện yếu nhất vai trò của chúng chưa rõ trên bình đồ cấu trúc.

32

vực ven biển, các hệ thống phá huỷ thường bị vùi lấp dưới những lớp phủ Đệ Tứ dày. * Hệ thống phá huỷ kiến tạo Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế và các đới biến dạng dẻo dẻo đồng sinh

Đây là một bộ phận quan trọng của hệ thống phá huỷ kiến tạo quy mô lớn bắt đầu từ khu vực ven biển Huế, Đà Nẵng theo hướng á vĩ tuyến và Tây Bắc – Đông Nam đến khu vực biên giới Việt Lào, tiếp tục theo phương Tây Bắc – Đông Nam đến vùng Thà Khẹt. Song song cùng phương với nó là hàng loạt các đứt gãy quy mô nhỏ hơn, kéo dài không lớn, đồng thời bị các đứt gãy phương Bắc – Nam trẻ hơn làm dịch chuyển chia cắt.

Phân tích tổng hợp các tài liệu trong khu vực Quảng Trị cho thấy đứt gãy chính phát triển từ khu vực Động Phương qua làng Miệt – Tà Long theo hướng Đông Nam, tiếp tục duy trì hướng đông nam đến khu vực Văn Xá thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng sinh với đứt gãy bao gồm các đới biến chất động lực bị chon vùi đồng sinh đạt trình độ milonit quy mô lớn phát triển trên các đá biến chất phức hệ Khâm Đức, hệ tầng A Vương, trầm tích hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm – Cù Bai, grantioit phức hệ Quế Sơn.

Mặt cắt cầu Rào Quán có các đá phiến kết tinh và gneis bị biến chất ép phiến phát triển thành các đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến thạch anh – clorit. Chiều dày của đới đá phiến milonit trên 500m. Tiếp theo, trên đoạn dọc sông các đá granit – biotit phức hệ Quế Sơn bị gneiss hoá phương 1100 với kiến trúc ban biến tinh cà nát độc đáo.

Đứt gãy A Pong – Balê – Xi Pa – Pa Nang có chiều dài trên 40 km và đứt gãy La Sam - Đường 14 cắt qua các thành tạo phun trào hệ tầng Đakrong tạo nên các đới biến chất động lực, chồng lên trên các đới biến chất trao đổi propylit hoá – berisit hoá có nhiều khoáng vật đa kim và vàng.

Đứt gãy Mò O - Triệu Nguyên – Đá Bạc kéo dài trên 50 km trong phần đất liền và bị che phủ dưới trầm tích Đệ Tứ ở vùng đồng bằng ven biển. Cũng tại khu vực này phát triển nhiều đai mạch lamprophyre và các đai mạch thạch anh sunlphur có chứa vàng.

33

Nhìn tổng thể, hệ thống kiến tạo Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế có quy mô rất lớn, biên độ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của chúng theo dấu hiệu địa chất vào khoảng 20 km chiều rộng theo phương Tây Bắc – Đông Nam.

*Các phá huỷ kiến tạo phương Đông Bắc – Tây Nam

Phát triển chủ yếu trong khu vực phía bắc đới kiến tạo Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế dưới dạng những cánh gà hoặc xương cá.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỞNG BỀN VỮNG (Trang 26 - 33)