Phân vùng tính toán trữ lượng nước dưới đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỞNG BỀN VỮNG (Trang 56 - 62)

Mục tiêu chính của luận văn nhằm phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững, do vậy kết quả tính toán cần phải phù hợp với nhu cầu đó trong thực tiễn quy hoạch. Chính vì vậy trong khuôn khổ luận văn này, miền đồng bằng tỉnh Quảng trị được chia thành các phân vùng phù hợp với mục tiêu quy hoạch sau đó tiến hành tính toán cụ thể tiềm năng nước dưới đất tại các phân vùng. Có nhiều quan điểm khác nhau khi phân vùng quy hoạch, dựa trên các nguyên tắc phân tích và tổng hợp nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội trên khu vực. Và trong luận văn này tác giả đã kế thừa việc phân vùng quy hoạch trong nghiên cứu “ Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới

57

đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị” năm 2008. Cụ thể, miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị được phân thành 5 vùng lớn, mỗi vùng lớn lại chia thành các tiểu vùng theo các mục đích sử dụng nước dưới đất cũng như các điều kiện địa lý tự nhiên cơ bản bao gồm (hình 3.5):

Vùng I : toàn bộ miền đồng bằng huyện Vĩnh Linh nằm gọn ở phía Bắc sông

Bến Hải. Trong đó có 4 tiểu vùng:

Tiểu vùng I.1 có diện tích khoảng 115 km2, nằm trên địa phận các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và một phần của xã Vĩnh Long.

Tiểu vùng I.2 nằm phía Đông Bắc huyện Vĩnh Linh có diện tích khoảng 65 km2, bao gồm các xã vùng cát là Vĩnh Thái, Vĩnh Tú và một phần xã Vĩnh Chấp, được dự kiến để phát triển lâm nghiệp và du lịch.

Tiểu vùng I.3 nằm ở các xã Vĩnh Long, Vĩnh Thạch, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thành, có diện tích tự nhiên khoảng 75 km2.

Tiểu vùng I.4 bao gồm TT. Hồ Xá và các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Kim và Vĩnh Nam. Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang nằm trên địa khối Bazan sát biển có diện tích tự nhiên khoảng 91 km2.

Vùng II : miền đồng bằng huyện Gio Linh gồm 4 tiểu vùng, với 4 tiểu vùng:

Tiểu vùng II.1 bao gồm các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn và Linh Hải có diện tích tự nhiên khoảng 119 km2

Tiểu vùng II.2 bao gồm thị trấn Gio Linh và các xã Gio Châu và Gio Quang với diện tích đât tự nhiên khoảng 38 km2, dành để phát triển khu công nghiệp và đô thị..

Tiểu vùng II.3 bao gồm các xã Gio Hòa, Trung Hải, Trung Sơn, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai với diện tích đất tự nhiên khoảng 65 km2, sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Tiểu vùng II.4 có diện tích 49 km2, nằm sát ven biển thuộc vùng cát Gio Linh kéo dài từ Cửa Tùng đến Cửa Việt bao gồm các xã Trung Giang, Gio Hải và Gio Việt

58

Vùng III bao gồm thị xã Đông Hà và các xã, thị trấn miền đồng bằng huyện

Cam Lộ. Vùng này được chia 3 tiểu vùng theo hướng Bắc – Nam với các trục trung tâm là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9:

Tiểu vùng III.1 bao gồm xã Cam An và phần lớn diện tích các xã Cam Thanh, Cam Thủy. Diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng khoảng 40 km2.

Tiểu vùng III.3 thuộc địa phận xã Cam Hiếu, là khu vực khó khăn về nước ngầm, có thể sử dụng để phát triển lâm nghiệp với diện tích khoảng 49 km2.

Vùng IV gồm các xã, thị trấn miền đồng bằng huyện Triệu Phong, được

phân chia thành 4 tiểu vùng theo trục Tây – Đông:

Tiểu vùng IV.1 có diện tích khoảng 133 km2 thuộc xã Triệu Ái

Tiểu vùng IV.2 gồm thị trấn Ái Tử, Triệu Giang,Triệu Thượng có diện tích tự nhiên khoảng 47 km2, có điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị và khu công nghiệp.

Tiểu vùng IV.3 gồm các xã Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Hòa, Triệu Long, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Đông và Triệu Trung có diện tích đất tự nhiên khoảng 106 km2 thuộc vùng trũng miền đồng bằng, được quy hoạch để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản..

Tiểu vùng IV.4 bao gồm các xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Sơn, Triệu Lăng thuộc vùng cát ven biển huyện Triệu Phong, có thể khai thác để phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, lâm nghiệp và du lịch với diện tích đất tự nhiên khoảng 72 km2.

Vùng V miền đồng bằng phía Nam tỉnh Quảng Trị bao gồm thị xã Quảng Trị

và các xã thuộc địa phận huyện Hải Lăng cũng được phân chia thành 4 tiểu vùng theo đối tượng sử dụng nước ngầm theo trục Tây – Đông:

Tiểu vùng V.1 là vùng đồi núi thấp phía Tây, chủ yếu phát triển lâm nghiệp, bao gồm các xã Hải Lệ. Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh có diện tích khoảng 277km2.

Tiểu vùng V.2 bao gồm thị xã Quảng Trị, thị trấn Hải Lăng, Hải Quy, Hải Phú, Hải Thành, Hải Thương, Hải Trường có diện tích khoảng 83 km2.

59

Thọ, Hải Hòa, Hải Tân nằm trên máng trũng Hải Lăng, diện tích khoảng 81 km2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu vùng V.4 nằm sát biển bao gồm các xã Hải Dương, Hải Khê, Hải Quế, Hải An, đất cồn cát có diện tích khoảng 52 km2 dùng để phát triển khu công nghiệp kinh tế cảng Mỹ Thủy.

Dựa trên cơ sở các vùng và phân vùng trên đây, luận văn này đã tiến hành ứng dụng mô hình MODFLOW để tính toán tiềm năng nước dưới đất cho các vùng phục vụ mục tiêu xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững.

3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình

Trên cơ sở các tài liệu điều tra thăm dò địa chất, địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ trước đến nay dự án đã tiến hành phân tích và mô hình hóa điều kiện địa chất thủy văn cho vùng nghiên cứu, bao gồm:

Về mặt không gian, vùng nghiên cứu được giới hạn phía Đông là bờ biển, phía Tây là ranh giới vùng gò đồi và miền đồng bằng, phía Nam là ranh giới với tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Bắc là ranh giới với tỉnh Quảng Bình (hình 3.6) - ứng với miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. Theo mặt cắt thẳng đứng, mô hình mô tả 5 tầng chứa và cách nước.

60

Lớp 1 - tầng chứa nước Holocen bao gồm toàn bộ trầm tích phân bố không liên tục.

Lớp 2 - lớp cách nước trầm tích Holocen phân bố không liên tục. Lớp 3 - tầng chứa nước gồm trầm tích Pleistocen phân bố liên tục trên toàn vùng nghiên cứu.

Lớp 4 - tầng chứa nước trầm tích Neogen phân bố không liên tục. Lớp 5 - lót dưới tầng chứa nước Neogen là trầm tích O3 – S1 hệ tầng Long Đại (Hình 3.5).

Lưới sai phân

Để mô tả các quá trình động thái nước dưới đất, mô hình MODFLOW chia khu vực thành các ô lưới tính toán (như là một giếng lớn) nhằm rời rạc hóa để tích phân hệ phương trình cơ bản. Từ điều kiện số liệu về địa hình và các tầng chứa nước, khu vực nghiên cứu được chia thành mạng lưới các ô (cell) với kích thước mỗi ô là 1km x 1km, cụ thể gồm 56 cột và 68 hàng với 3808 ô (hình 3.6). Trên mặt cắt là hệ thống mô tả gồm 5 lớp (hình 3.7), độ sâu cực đại hơn 200m đến tầng đá gốc (không thấm).

Hệ số thấm và hệ số nhả nước

Hệ số thấm và hệ số nhả nước được lấy từ số liệu của Báo cáo tìm kiếm nước

dưới đất vùng Hồ Xá, Đông Hà, Tây Đông Hà, Gio Linh (Liên đoàn địa chất thủy

văn và địa chất công trình Bắc Trung Bộ)[8].

Lớp 1 là tầng chứa nước Holocen. Chiều dày từ 2,5 đến 20m, trung bình là 12 m. Hệ số thấm biến đổi từ 0,47 đến 16,31 m/ng.

Lớp 2 là lớp cách nước trầm tích Holocen. Chiều dày thay đổi từ 10 – 20 m, trung bình 15 m, hệ số thấm rất nhỏ từ 0,0001 – 0,001 m/ng.

Lớp 3 là tầng chứa nước gồm trầm tích thống. Chiều dày từ 10 – 25 m, hệ số thấm thay đổi từ 2,04 – 30,95 m/ng, trung bình 9,2 m/ng.

61

m. Hệ số thấm từ 8,06 – 37,69 m/ng, trung bình 15,53 m/ng.

Lớp 5 lót dưới tầng chứa nước Neogen là trầm tích O3 – S1 hệ tầng Long Đại. Trong giới hạn đồng bằng chưa có lỗ khoan nào gặp nước tại tầng này nên được mô hình hóa thành lớp cách nước.

Điều kiện biên và dữ liệu khí tượng thủy văn

Các điều kiện biên về địa hình bề mặt lấy trên cơ sở bản đồ số hóa độ cao theo cao độ quốc gia. Các điều kiện biên địa hình đáy sông lấy theo tài liệu đo đạc các mặt cắt ngang kế thừa từ nghiên cứu của Nguyễn Tiền Giang và nnk (2006) [].

Điều kiện biên phía Bắc, phía Nam và phía Tây của khu vực nghiên cứu giả thiết là điều kiện không có trao đổi dòng ngầm. Biên phía Đông được mô hình hóa là biên H = const, lấy theo dao động mực nước biển.

Hình 3.6. Lát cắt thẳng đứng điển hình miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị

Bản đồ và giá trị bổ cập được dựa trên cơ sở tài liệu về lượng mưa. Giá trị này thường được lấy từ 5 – 20% lượng mưa tùy theo thảm phủ thực vật, độ dốc địa hình, loại đất tại những vùng xác định. Bản đồ và giá trị bốc hơi ngầm cũng được lấy tương tự như trên, giá trị bốc hơi ngầm được giới hạn ở chiều sâu 3 m tính từ bề mặt địa hình. Giá trị mưa và bốc hơi trên bề mặt được lấy theo số liệu trạm Đông

62

Hà. Mực nước trên các sông được lấy theo số liệu quan trắc của các trạm thủy văn Gia Vòng, Đông Hà, Thạch Hãn, Cửa Việt.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỞNG BỀN VỮNG (Trang 56 - 62)