4.09 815.473 3.82 4.508.977 8.1 Tiền gửi của khách

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 42 - 51)

Tiền gửi của khách

hàng 10.467.158 85.4 17.511.580 82.07 44.231.944 79.42 Chứng chỉ tiền gửi 956.546 7.8 2.529.299 11.85 5.197.380 9.33 Vốn nhận từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 163.630 1.33 374.668 1.76 1.003.293 1.8 Tổng số dư cuối kỳ nguồn vốn huy động 12.260.104 100 21.338.020 100 55.691.771 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank năm 2006 và 2007)

Để đạt được mục tiêu này, năng lực huy động vốn của Sacombank cũng đã được nâng cao không ngừng: năm 2005 số dư nguồn vốn huy động là 12.260 tỷ đồng, bước sang năm 2006 số dư huy động vốn đã tăng 74% đạt mức 21.338 tỷ đồng; đặc biệt đến cuối năm 2007 số duy huy động đã nhảy vọt đạt 55.692 tỷ đồng, tăng 161% so với cuối năm trước và vượt 64% kế hoạch năm, trong đó có nguồn vốn nhận ủy thác của chính phủ và các định chế tài chính nước ngoài đạt 1.003 tỷ đồng. Không thể phủ nhận ảnh hưởng của sự trượt giá đồng tiền, tuy vậy đây cũng là tỷ suất tăng trưởng vượt trội của Sacombank trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.

Trong tổng số nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu vẫn là nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng (khoảng 80% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng), đây là một nguồn huy động quan trọng do vậy chúng ta sẽ tập chung phân tích về chỉ tiêu này ở phần tiếp sau của luận văn.

2.2.1.1 Nguồn vốn vay từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Nguồn vốn vay từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ yếu được sử dụng như một nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng trong những trường hợp cần thiết để tăng tính thanh khoản cho các khoản vay khác của ngân hàng, hoặc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mặc dù có sự tăng trưởng về lượng qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn này vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng Sacombank. Năm 2005 nguồn vay từ Ngân hàng Nhà Nước chiếm 1.38% tổng nguồn, năm 2006 tỷ trọng này là 0.5% và năm 2007 là 1.35%...

2.2.1.2 Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước:

Nhìn chung, loại nguồn vốn huy động này biến động cùng chiều tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005 nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng trong nước là 502.400 triệu đồng, chiếm 4% tổng huy động của Sacombank; tới năm 2006 nguồn huy động này đã tăng lên 815.473 triệu đồng (tăng trưởng 62% so với năm 2005) tuy nhiên tỷ trọng trong tổng huy động vẫn chỉ là 3.8%. Tới năm 2007, nguồn huy động này đã tăng gấp hơn 5 lần đạt mức 4.508.977 triệu đồng chiếm tới 8% trong tổng huy động của ngân hàng Sacombank. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là kết quả của sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của ban quản trị ngân hàng cũng như do những tín hiệu khởi sắc về sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007.

Huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi của khách hàng đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn mà nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư rất tiềm năng. Bắt đầu từ năm 2005, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc tăng cường năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn xét cả về chất và lượng. Về lượng, năm 2005 chứng kiến sự nâng vốn của hàng loạt ngân hàng cả ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ phần, trong đó, đã có ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ vượt mốc 1000 tỷ đồng. Về chất, hàng loạt ngân hàng nước ngoài có tiềm lực, có danh tiếng trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế thể hiện sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Sự quan tâm này đã được cụ thể hoá bằng các khoản góp vốn đầu tư. Với sự cho phép của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tập đoàn ANZ đã chính thức trở thành cổ đông của Sacombank. Sự hợp tác đầu tư này đã đem lại nhiều cơ hội tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, chiến lược… của các định chế tài chính quốc tế. Giai đoạn 2005 – 2007 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động huy động vốn của Sacombank, đặc biệt nguồn tiền gửi của khách hàng vẫn được ngân hàng chú trọng huy động và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động của ngân hàng. Theo số liệu của báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank qua các năm, huy động tiền gửi của ngân hàng Sacombank năm 2005 là 10.467.158 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85% trong tổng huy động; năm 2006, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng của Sacombank đã tăng trưởng 67% so với năm trước đạt mức 17.511.580 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82% trong tổng huy động. Đến năm 2007, nguồn huy động này đã có chỉ số tăng trưởng ấn tượng 153%, đạt mức 44.231.944 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng đã giảm chỉ còn 79%. Mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn huy động này có xu hướng giảm trong tổng huy động vốn của ngân hàng Sacombank, tuy nhiên đây cũng là một tín

hiệu tốt thể hiện sự chuyển biến tích cực và hợp lý về cơ cấu huy động. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn lãi suất thấp chưa đạt kế hoạch đặt ra. Năm 2006, nguồn vốn lãi suất thấp đạt 3.186.727 triệu đồng, chiếm 18,2% trong tổng tiền gửi khách hàng. Năm 2007, nguồn này đạt 7.833.360 triệu đồng và chỉ chiếm 17,7% trong tổng tiền gửi khách hàng.

Bieu do tang truong huy dong von

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2005 2006 2007 Năm G ia t ri ( ty V N D )

Tien gui cua khach hang Tong huy dong von

Để đạt được những chỉ tiêu phát triển vượt bậc như vậy là do Sacombank đã có những chiến lược cạnh tranh phù hợp. Cùng với việc tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc khác hàng chuyên nghiệp, ngân hàng đã tăng cường việc mở rộng hệ thống mạng lưới và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp đồng thời thiết lập chặt chẽ mối quan hệ với các đối tác chiến lược cả trong lẫn ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều nguồn

lực bên trong và giảm bớt áp lực canh tranh bên ngoài. Sacombank không ngừng đẩy mạnh hoạt động mở rộng mạng lưới giao dịch đến mọi vùng miền đất nước. Từ 132 điểm giao dịch ở thời điểm cuối năm 2006, đến ngày 31/12/2007 số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch của Sacombank trên khắp cả nước đã đạt con số 211 điểm giao dịch tại 44/64 tỉnh thành cả nước với sự kiện phủ kín 13/13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ vào tháng 10/2007 và tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu khối TMCP về hoạt động này. Đặc biệt trong chiến lược mở rộng mạng lưới này là mô hình ngân hàng chuyên biệt dành cho phụ nữ được nhân rộng ra vùng đất Hà thành với sự ra đời của Sacombank - Chi nhánh 8/3 Hà Nội vào ngày 08/03/2007 và sự thành lập mô hình chi nhánh dành riêng cho kiều bào người Hoa đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam: Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt ngày 08/10/2007 tại TP. HCM. Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, ngày 26/10/2007 Sacombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Giám sát NHTƯ Trung Quốc cấp giấy phép hoạt động tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bước khởi đầu thuận lợi này làm tiền đề cho việc thành lập VPĐD tại Trung Quốc của Ngân hàng trong Quý I/2008. Song song đó, các thủ tục pháp lý và hành chính cho công tác thành lập chi nhánh tại hai nước vùng Đông Dương là Lào và Campuchia vẫn đang được xúc tiến theo kế hoạch hiện diện tại hai nước này trong quý II/2008.

Bên cạnh những kết quả tốt đẹp qua những chỉ số tăng trưởng, thì ngân hàng Sacombank cũng cần lưu ý đến tính bền vững trong huy động vốn. Giai đoạn 2005 - 2007, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội là khá cao. Sự cạnh tranh thể hiện qua việc tăng lãi suất huy động, các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm đa dạng trong đó có nhiều sản phẩm hấp dẫn như tiền gửi tiết kiệm bậc thang… (tại thời điểm năm 2005). Sự nỗ lực này cộng với thu nhập của các tầng lớp dân

cư tăng lên dẫn đến tốc độ tăng huy động vốn năm sau so với năm trước của toàn ngành ngân hàng trong năm 2005 là 23%, năm 2006 là 35%, năm 2007 là 36,5%. Năm 2006, 2007, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại vẫn diễn ra quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và các dịch vụ tiện ích gia tăng vừa cạnh tranh lãi suất và các chương trình khuyến mãi giá trị lớn. Đồng thời, thị trường chứng khoán sôi động và xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống ngân hàng. Sự cạnh tranh đó là hệ quả kéo theo cũng vừa là giải pháp của ngành ngân hàng phản ứng lại những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam: giá xăng luôn được điều chỉnh lại với xu hướng tăng lên theo thị trường thế giới, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, chỉ số lạm phát tăng cao… Kết quả là: lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục được điều chỉnh tăng, có những thời điểm ngân hàng nâng mức lãi suất huy động vài lần trong 1 tháng khi mà nhu cầu tín dụng cho vay lên đến đỉnh điểm để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt tín hiệu khởi sắc từ thị trường chứng khoán năm 2005, 2006 kéo dài sang cả thời điểm đầu năm 2007 sau đó là thị trường bất động sản bùng nổ, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chuyển hướng sang 2 thị trường này một cách mạnh mẽ, thậm chí người dân còn đổ xô rút tiền ngân hàng để đầu tư vào cách kênh này khiến cho việc huy động tiền gửi trong dân càng trở nên khó khăn. Song song với đó, với những báo cáo kết quả kinh doanh hấp dẫn trong ngành ngân hàng đã dẫn đến sự hình thành ngày càng nhiều các ngân hàng mới cả trong nước và từ đầu tư nước ngoài khiến cho tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ở 1 khía cạnh nào đó, cạnh tranh chính là quá trình đào thải tiến bộ, nên việc gia nhập vào thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ tạo cho thị trường Việt Nam nhiều sắc thái mới (Theo lời ông Đặng Văn Thành, chủ tịch ngân hàng Sacombank, khi nói về việc gia nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài

vào Việt Nam năm 2007). Tuy nhiên việc các ngân hàng cạnh tranh bằng cách liên tục tăng lại suất sẽ đối mặt với rủi ro tín dụng ngày càng cao, do lãi suất cho vay đầu tư bị đẩy lên quá cao: một mặt khiến các doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận vốn hoặc sẽ không thể có vốn để tiếp tục đầu tư điều này sẽ tác động xấu ngược trở lại tới hệ thống ngân hàng; một mặt các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng vốn tự có và hạn chế vay vốn ngân hàng điều này cũng gây bất lợi cho ngân hàng do phải trả chi phí cho việc huy động vốn.

2.2.1.4 Chứng chỉ tiền gửi

Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại đã liên tục đưa ra những chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn và vì thế đã có rất nhiều loại hình huy động được triển khai mang những đặc điểm khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và từng nhóm đối tượng khách hàng. Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng không chỉ là công cụ huy động tiền gửi mà còn là phương tiện để các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong huy động vốn. Do tính chất có thể trao đổi, nghĩa là có thể chuyển nhượng đơn giản bằng cách trao cho người mua và nhận lại một mức giá trị phù hợp. Vì vậy, chứng chỉ tiền gửi có khả năng thanh toán cao với người sở hữu, đồng thời đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng trong một thời gian, khắc phục được những hạn chế về tính thanh khoản và sinh lời của các giấy tờ có giá khác hiện nay đang được lưu hành trên thị trường.

Bảng 2.1 chỉ ra rằng, nguồn vốn huy động của Sacombank qua các năm thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi có sự tăng lên về lượng nhưng tốc độ tăng trưởng thì có xu hướng giảm, cụ thể: năm 2005, nguồn tiền huy động bằng phát hành chứng chỉ tiền gửi là 956.546 triệu đồng, thì đến năm 2006 đã là 2.529.299 triệu đồng, tăng 164%; đến năm 2007 nguồn tiền huy động được là 5.197.380 triệu đồng tăng 105% so với năm trước đó. Việc thay đổi về tốc độ tăng trưởng cũng khiến cho tỷ trọng của nguồn huy động này giảm dần trong tổng huy động. Năm 2005, nguồn huy động này chỉ chiếm 8%

trong tổng huy động, tăng lên 12% trong năm 2006, sau đó giảm xuống chỉ còn 9% trong năm 2007. Sở dĩ, tỷ trọng có sự thay đổi này là do sự biến động nền kinh tế năm 2007 khi mà nguồn vốn gửi ngân hàng không phải là kênh đầu tư duy nhất hấp dẫn nguồn tiền nhàn rỗi mà thay vào đó là những thị trường tài chính hấp dẫn khác như chứng khoán và bất động sản.

2.2.1.5 Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác

Để mở rộng nguồn huy động, tăng tỷ trọng nguồn vốn dài hạn, Sacombank tiếp tục đàm phán, giải ngân nguồn vốn uỷ thác, đầu tư từ các định chế tài chính quốc tế. Số dư huy động đến cuối năm 2006 đạt 374.668 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,8%, tăng trưởng 129% so với năm 2005; số dư huy động năm 2007 đạt 1.003.293 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,8%, tăng trưởng 168% so với năm 2006.

Nguồn vốn huy động từ kênh chính phủ và các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức khác tăng lên cho thấy rằng, năng lực quản lý và uy tín Sacombank đã được nâng cao tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng đặc biệt là đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về công nghệ, công tác tổ chức quản lý của ngân hàng; mặt khác điều này cũng cho thấy rằng, hoạt động huy động vốn của ngân hàng được chú trọng đa dạng hoá nguồn huy động.

2.2.1.6 Cổ phiếu ngân hàng

Ngày 12/07/2006, ngân hàng Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Bây giờ là sở giao dịch chứng khoán HCM), trở thành ngân hàng đầu tiên “lên sàn” đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử ngân hàng. Lên sàn chứng khoán đã tạo thêm sức mạnh cho Sacombank trên nhiều phương diện, ổn định được hoạt động và tránh rủi ro khi nền kinh tế bất ổn. Trước tiên đó chính là lợi ích mang lại cho các cổ đông nhờ tăng tính thanh khoản, điều này có nghĩa là các

cổ đông có thể mua bán, giữ hoặc chuyển nhượng cổ phiếu bất cứ khi nào họ muốn. Mặt khác ý nghĩa quan trọng của việc niêm yết cổ phiếu trên sàn đã tạo điều kiện rất lớn để ngân hàng có thể thể huy động lượng vốn lớn và dễ dàng hơn. Trước kia, ngân hàng chủ yếu là huy động vốn từ công chúng thông qua các tài khoản tiết kiệm hoặc phát hành chứng chỉ có giá. Và nguồn vốn này về cơ bản cũng chỉ phục vụ cho hoạt động cho vay ngắn hạn, hạn chế cho các khoản vay trung và dài hạn. Khi lên sàn, ngân hàng đã khắc phục được điều này nhờ huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư. Mặt khác, để có thể lên sàn, ngân hàng đã phải đáp ứng tất cả những qui chế khắt khe của ngân hàng nhà nước tiếp sau đó là phải xin phép Ủy ban chứng khoán nhà nước do đó tạo áp lực

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 42 - 51)