III. Đánh giá kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
2. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản
thành sản phẩm
2.1. Ưu điểm
- Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản xuất cũng nh yêu cầu của công tác quản lý, đối tợng tập hợp chi phí và đối tợng tính giá thành nh hiện nay là hợp lý, đảm bảo ý nghĩa của việc tập hợp chi phhí cũng nh chỉ tiêu giá thành.
- Về phơng pháp tập hợp chi phí kế toán Công ty lựa chọn phơng pháp kê khai thờng xuyên là thích hợp do là một Công ty có quy mô sản xuất lớn, việc nhập xuất các loại nguyên vật liệu diễn ra th… ờng xuyên liên tục đòi hỏi việc thu thập, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phải cập nhật theo sát thực tế.
- Về một số khoản mục chi phí và phơng pháp tính giá thành
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu: Do giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ là rất lớn nên việc xây dựng định mức nguyên liệu cho sản phẩm là rất tốt, từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ vật liệu xuất dùng và công việc hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp trở nên đơn giản hơn, theo dõi đợc chi tiết chi phí nguyên vật liệu đến từng sản phẩm. Và nhờ việc xây dựng định mức đã khuyến khích các xí nghiệp thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao hiệu quả của sản xuất.
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp : Kế toán hạch toán tiền lơng nhân công theo chi phí lơng khoán. Trong chi phí lơng khoán bao gồm đơn giá lơng cho công nhân viên tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào sản xuất sản phẩm gồm công nhân chính, công nhân phụ, gián tiếp, vệ sinh cuối tuần, trực sớm, dự phòng. Điều này cũng làm cho việc hạch toán đợc đơn giản. Tuy việc tập hợp l- ơng cho các đối tợng nh phục vụ, gián tiếp, trực sớm.. là không đúng với bản chất của chi phí nhân công trực tiếp, nhng xét theo cách quản lý cũng nh hạch toán tại công ty là phù hợp.
+ Phơng pháp tính giá thành: Công ty lựa chọn phơng pháp giản đơn, tổng cộng chi phí trực tiếp là rất phù hợp do dây truyền sản xuất bánh kẹo là liên tục và không có sản phẩm dở dang.
2.2. Nhợc điểm
Về chi phí nguyên vật liệu: Công ty quản lý toàn bộ việc tổng hợp xuất dùng NVL, kế toán không sử dụng bảng phân bổ số 2. Bảng phân bổ nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ mà phản ánh vào bên Có của bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152.
Về chi phí sản xuất chung:
Chi phí công cụ dụng cụ trong sản xuất sản phẩm phụ đợc hạch toán vào tài khoản 621 - 6212). Khoản chi phí này tuy nhỏ song vẫn là điều không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Mặc dù máy tính hỗ trợ trong việc thống kê TSCĐ nhng nhân viên kế toán TSCĐ vẫn cha tách biệt TSCĐ của từng xí nghiệp một nên khấu hao TSCĐ đợc tính trên cơ sở phân chia TSCĐ sử dụng cho sản xuất thành hai nhóm (nhóm 1 cho xí nghiệp Phụ trợ và nhóm 2 cho các xí nghiệp còn lại). Sau đó chi phí khấu hao TSCĐ đợc phân bổ cho các xí nghiệp theo tiêu thức sản lợng sản phẩm. Điều này mất đi sự chính xác trong việc xác định hiệu quả của từng xí nghiệp.
Việc phân bổ chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp Phụ trợ cho các xí nghiệp bánh và kẹo theo tiêu thức sản lợng sản xuất của mỗi xí nghiệp là không hợp lý vì xí nghiệp Phụ trợ không trực tiếp sản xuất sản phẩm chính, sản phẩm xí nghiệp Phụ trợ sản xuất không tỷ lệ với khối lợng sản phẩm của sản xuất chính, mà ở xí nghiệp Phụ trợ chủ yếu thực hiện các công việc sửa chữa, lắp đặt các thiết bị,... cho các xí nghiệp bánh, kẹo theo nhu cầu phát sinh.
Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp (bao gồm cả chi phí sản xuất chung của xí nghiệp Phụ trợ phân bổ sang) sẽ đợc phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản lợng. Việc phân bổ này sẽ làm cho giá thành từng loại sản phẩm thiếu đi sự chính xác vì s tiêu hao các yếu tố chi phí sản xuất chung của các sản phẩm là khác nhau phụ thuộc vào quy trình công nghệ, tính chất mới cũ của máy móc thiết bị.