Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí là doanh nghiệp Nhà nước
thuộc Tổng Công ty máy và thiết bị Công nghiệp. Hoạt động chủ yếu của
Công ty là sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả các tiềm năng sẵn có Công ty, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, thu hút thêm
lao động xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ Tổng Công ty giao và đạt lợi nhuận.
Công ty do Bộ trưởng Bộ công nghiệp quyết định thành lập theo đề nghị của
Hội đồng quản trị Tổng Công ty máy và thiết bị Công nghiệp.
Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bao gồm từ khâu nghiên cứu
thiết kế, chế tạo, gia công, sửa chữa, dịch vụ, xuất nhập khẩu, cung ứng dụng
cụ cắt gọt kim loại, dụng cụ phụ tùng cơ khí, dụng cụ đo lường, dụng cụ cầm
tay, thiết bị công nghiệp, tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
theo pháp luật.
Tiền thân của Công ty là một phân xưởng dụng cụ của Công ty cơ khí
Hà Nội. Công ty được thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1968 theo quyết định số 74/QĐ/KB2 do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng (nay là Bộ công nghiệp) ký.
Lúc này, Công ty mang tên Nhà máy dụng cụ cắt gọt, có trụ sở chính tại 108 Đường Nguyễn Trãi, Đống Đa, Hà Nội (nay là quận Thanh Xuân).
Cho đến nay, trải qua hơn 30 năm phát triển để phù hợp với điều kiện,
tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ Công ty đã có 3 lần đổi tên. Nhà máy dụng cụ cắt gọt: 1968 - 1970
Nhà máy dụng cụ số 1: 1970 - 1995
Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí: 1995 đến nay
Theo quyết định số 702QĐ/BCN ngày 12/07/1995, Nhà máy dụng cụ
Công ty Máy và thiết bị Công nghiệp với tên giao dịch quốc tế là: Cutting and Measuring Tools Company.
Với hơn 30 năm phát triển, Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã trải qua những bước thăng trầm và chuyển tiếp giữa 2 cơ chế với những đặc điểm khác nhau.
Trong cơ chế cũ, nhiệm vụ của Công ty là sản xuất và cung cấp sản
phẩm của mình cho các doanh nghiệp khác và doanh nghiệp nước ngoài theo chỉ tiêu của cấp trên giao cho. Thời kỳ bao cấp, tình hình sản xuất kinh doanh
của nhà máy không gặp nhiều khó khăn mặc dù hiệu quả kinh tế không cao.
Mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh từ mua sắm yếu tố đầu vao,
tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm đều do cấp trên chỉ đạo. Trong thời kỳ
này Công ty không phải nghiên cứu thị trường, không phải cạnh tranh và không phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình.
Cuối những năm 80, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, nền kinh
tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước các doanh nghiệp Nhà nước được giao quyền quản
lý, sử dụng vốn, tự chủ kinh doanh và hạch toán độc lập, nhà nước chỉ quản lý
bằng luật pháp, cơ chế và chính sách. Thời điểm này hàng loạt các doanh
nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp cơ khí đều gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, thiếu việc làm, tình hình kinh doanh gặp khó khăn.
Công ty Dụng vụ cắt và đo lường cơ khí cũng nằm trong thực cảnh đó. Sản
phẩm làm ra tiêu thụ chậm và giảm sút, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động
thấp, chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh kém, đội ngũ quản lý chưa có kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trước tình hình đó, Công ty đã mạnh dạn thay thế một số thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu thay đổi mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm… Vì vậy, sang những năm 90, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã từng bước đi vào ổn định, thu nhập cho người lao động được nâng cao, thị trường được mở rộng,
sản xuất kinh doanh có lãi, bắt đầu có tích lũy.
Thời kỳ 1989 - 1991, thu nhập bình quân của CBCNV Công ty là:
210.000,đ/người/tháng.
Thời kỳ 1996 - 2001, thu nhập bình quân của CBCNV Công ty là:
Giá trị tổng sản lượng tăng từ 4,434 tỷ đồng năm 1992 lên 10,981 tỷ đồng năm 1998.
Tuy nhiên, trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, do những biến động phức tạp trên thị trường, do những tác động của nhiều nguyên nhân
khách quan đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bắt đầu có
biểu hiện sa sút. Nhìn chung, Công ty không hoàn thành kế hoạch sản xuất
kinh doanh, lợi nhuận giảm sút và bắt đầu có biểu hiện thua lỗ. Mặc dù vậy đã có dấu hiệu hồi phục tuy rất chậm.
Như vậy, hiện nay Công ty đang phải đối mặt với những khó khăn thử
thách vô cùng to lớn. Để có thể vượt qua và khẳng định mình, Công ty cần
phải nỗ lực hơn nữa. Phải đưa ra các kế hoạch (ngắn hạn và dài hạn), và những giải pháp hợp lý, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, nỗ lực của mọi thành viên.
Nhìn chung, Công ty đang chứa đựng một tiềm năng rất lớn, nếu khai thác được tiềm năng đó một cách hiệu quả, chắc chắn trong tương lai không
xa Công ty sẽ đạt được những kết quả rất khả quan.
Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty trong những năm gần đây.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
TT T Chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 15.489,2 15.471,7 15.527,3 15.538,8 15.541,0
2 Doanh thu Triệu
đồng 15.534,7 15.922,1 10.474,1 14.743 14.753 3 Tổng GTSL (Giá cố định) Triệu đồng 10.661,7 10.981,6 9.300,9 9.970,9 9.975,9 4 Lao động bình quân Người 456 463 448 413 411
5 Lợi tức trước thuế Triệu đồng 232,9 179,9 -17,9 147,4 145,4 6 Thu nhập bình quân 1 người Ngàn đồng 683 726 670 774 773