Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu 54 Lý luận chung về hạch toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh Nghiệp sản Xuất (Trang 51 - 53)

V. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ

1. Tổ chức bộ máy kế toán

1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán.

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức thành phòng tài vụ theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng tài vụ từ việc

thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết, đến việc lập báo cáo kế toán. ở các phân xưởng không có các nhân viên kế toán mà chỉ có các nhân viên thống kê kinh tế làm nhiệm vụ kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ, phục vụ yêu cầu quản lý phân xưởng, lập báo cáo phân xưởng và chuyển chứng từ về phòng tài vụ.Phòng tài vụ không quản lý các nhân viên thống kê ở phân xưởng nhưng về mặt nghiệp vụ các nhân viên thống kê sự lãnh đạo của phòng tài vụ. Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty có 6 người dưới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Công ty.

Sơ đồ 21: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Dệt 19- 5

1.2. Chức năng và nhiệm vụ được giao

Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công tác kế toán, giúp Ban Giám Đốc nắm vững những thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty và thực hiện cho từng nhân viên như sau:

Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty sao

cho hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép kế toán ban đầu, nghiên cứu việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, lập báo cáo tài chính gửi các bên có liên quan, quản lý hồ sơ, tài liệu kế toán. Từ công tác thực tế hàng ngày, cải tiến không ngừng đúc rút kinh nghiệm để vận dụng, sáng tạo, cải tiến phương pháp kế toán ngày càng chặt chẽ phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm giám đốc và pháp luật vê mọi mặt công tác kế toán ở Công ty.

KẾ TOÁN TRƯỞNGPhó phòng Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ Kế toán vốn bằng tiền v công nà ợ phải thu Kế toán tiền lương, vật liệu - CCDC Kế toán giá th nh,à TP tiêu thụ v xác à định KQKD Thủ quỹ kiêm kế toán công nợ với người bán

Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ và đầu tư: Có nhiệm vụ tham mưu

cho kế toán trưởng về tổ chức công tác kế toán, phụ tránh theo dõi TSCĐ của Công ty: ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tăng, giảm TSCĐ tình hình khấu hao và phân bố khấu hao cho các đối tượng sử dụng và tập hợp chi phí… đồng thời theo dõi tình hình trích lập và sử dụng nguồn vốn của Công ty.

Kế toán vốn bằng tiền và tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi các khoản

thu chi bằng tiền mặt, giao dịch với ngân hàng, đồng thời theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. Ngoài ra, nhân viên kế toán này còn có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm.

Kế toán tiền lương, nguyên vật liệu và CCDC: Có nhiệm vụ tập hợp

số liệu từ các phân xưởng, phòng ban để phối hợp với các bộ phận khác tính toán tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo lương. Ngoài ra kế toán này còn có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tồn kho NVL và CCDC. Tính giá thành thực tế vật liệu xuất kho, tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng tập hợp chi phí.

Kế toán giá thành và xác định kết quả kinh doanh: Tập hợp chi phí

phát sinh để tính giá thành thực tế của thành phẩm, xác định xem trong kỳ kế toán, doanh nghiệp làm ăn có lãi không.

Thủ quỹ kiêm theo dõi công nợ với người bán: có nhân viên cùng với kế toán

hạch toán theo dõi chặt chẽ thu chi, tồn quỹ tiền mặt tại Công ty, đồng thời theo dõi công nợ với các nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu 54 Lý luận chung về hạch toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh Nghiệp sản Xuất (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w