3.4.1. Về phát triển nông nghiệp
3.4.1.1. Xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp
- Quy hoạch và hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh đối với các sản phẩm có lợi thế canh tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định như gạo, cá, rau màu. Để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, cần thực hiện tốt 5 vấn
đề:
- Đẩy mạnh ứng dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” và xã hội hóa công tác sản xuất giống cộng đồng.
- Tổ chức tốt hệ thống thủy lợi nội đồng và giao thông đồng ruộng để tạo thuận lợi ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.
- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch.
- Tổ chức sớm và nhanh việc xây dựng các mô hình hợp tác thích hợp trên cơ
sở tự nguyện, cùng có lợi.
- Tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường gắn với việc xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa.
Phát triển các hình thức liên kết ngang trong nông dân và liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến để chủ động nguồn hàng, ổn định chất lượng sản phẩm và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó, làm gia tăng phần lợi ích của nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu.
- Xây dựng vùng lúa chất lượng cao 100.000 ha, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
- Tiến tới xây dựng thương hiệu gạo An Giang theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó chọn 3 dòng sản phẩm gạo, gồm: gạo thơm Châu Phú, nếp thơm Phú Tân, nàng Nhen thơm Bẩy Núi, với tổng diện tích 90 ha làm thí điểm trong năm 2008 –
2010 đạt 1,5 ngàn ha, dự kiến đến năm 2020 sẽđạt trên 20 ngàn ha.
- Xây dựng mô hình hợp tác sản xuất giống lúa cao sản 1.000 ha - 2.000 ha nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giống vùng lúa chất lượng cao và cung cấp cho diện tích toàn tỉnh.
- Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn gắn kết sản xuất với thị trường ở các vùng chuyên canh rau màu ở huyện Chợ Mới, An Phú, Long Xuyên, Châu Thành, sau đó tiếp tục nhân rộng mô hình trên vùng chuyên canh rau màu trong tỉnh.
- Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh màu (bắp, đậu nành,...) làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển nấm rơm giai đoạn 2005-2010
để tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tận dụng rơm rạ, giảm ô nhiễm môi trường.
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi an toàn cho nông hộ và trang trại chăn nuôi gia cầm nhằm hạn chế dịch bệnh gia cầm và đẩy mạnh chăn nuôi quy mô công nghiệp, bán công nghiệp.
- Quy hoạch phát triển diện tích nuôi thuỷ sản đến năm 2010 đạt 6,4 ngàn ha (2007: 2,38 ngàn ha) và đến năm 2020 đạt 11,8 ngàn ha (trong đó nuôi cá chân ruộng 7,13 ngàn ha, nuôi tôm chân ruộng 2,6 ngàn ha); duy trì khoảng 2.591 bè cá, không phát triển thêm (QĐ số 3357/QĐ-UBND ngày 19/12/2007 của UBND tỉnh
điều chỉnh bổ sung quy hoạch đến năm 2010). Các huyện tổ chức công bố quy hoạch để cho hộ dân và các doanh nghiệp biết và đầu tư theo quy hoạch, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường. Phấn đấu đến năm 2010 sản lượng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn quốc tế chiếm 30% và đến năm 2020 chiếm trên 50% so tổng sản lượng thủy sản nuôi.
3.4.1.2. Chương trình chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ
- Phát huy vai trò khuyến nông 4 thành phần (khuyến nông nhà nước, khuyến nông doanh nghiệp, khuyến nông từ báo, đài, các nhà khoa học và khuyến nông nhân dân) trong đó phát huy vai trò khuyến nông doanh nghiệp, khuyến nông nhân dân.
- Đẩy mạnh ứng dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” đến năm 2010 có trên 90% diện tích ứng dụng và duy trì theo hướng đi vào chất lượng thực sự, hiệu quả. Xây dựng và nhân rộng mô hình tiết kiệm nước kết hợp với “3 giảm - 3 tăng” trong sản xuất lúa đến năm 2010 có trên 10 ngàn ha diện tích ứng dụng và đến năm 2020 có trên 40% diện tích ứng dụng có hiệu quả, nhằm tiết kiệm lượng nước sử dụng trong điều kiện dự báo nguồn nước sông Mê Kông có nhiều biến đổi bất lợi.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào tạo huấn luyện kỹ năng nuôi thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000CM, EUREPGAP, chọn tạo giống thủy sản chất lượng cao cho ngư dân và lao động nghề cá tỉnh An Giang, với mục tiêu đào tạo, huấn luyện cho 60.000 ngư dân và lao động nghề cá với tổng kinh phí thực hiện là 664 triệu đồng. Đồng thời tăng cường đào tạo kỹ năng nuôi gia cầm an toàn sinh học, tiến tới nhân rộng ra trên địa bàn.
- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống lúa, củng cố và hình thành hệ thống sản xuất giống cộng đồng, tạo ra nguồn và chất lượng giống tốt, sạch bệnh, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống cây trồng. Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ
năng chọn tạo giống lúa.
3.4.1.3. Chương trình cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất; hoạt động chủ yếu là thông tin quãng bá, tổ chức điểm trình diễn và chính sách hỗ trợ lãi suất giai đoạn đầuđể khuyến khích xã hội đầu tư. Trong đó chú trọng:
- Thực hiện Đề án phát triển trạm bơm điện, chuyển bơm dầu thành bơm
điện ở những vùng có điều kiện, nhất là những tiểu vùng bao kiểm soát lũ triệt để, nhằm chủđộng tưới tiêu phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
- Phát triển công cụ gieo hàng, máy cấy để đến năm 2010 diện tích ứng dụng công cụ gieo hàng đạt trên 60% và đến năm 2010 đạt trên 90%.
- Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, khuyến khích nông dân đầu tư thêm máy gặt lúa để đến năm 2010 diện tích ứng ứng cơ giới hóa thu hoạch đạt 50% (2007: 20%) và đến năm 2020 đạt trên 80%.
- Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, khuyến khích phát triển thêm máy sấy để đến năm 2010 nâng sản lượng lúa hàng hóa thông qua sấy đạt 60% (2007: 40%) và đến năm 2020 đạt trên 80%.
3.4.1.4. Chương trình thuỷ lợi
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thông đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện cơ
giới hóa các khâu trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2008 tiến hành triển khai 11 tiểu dự án thuỷ lợi mẫu kết hợp giao thông đồng ruộng; tỉnh hỗ
trợ kinh phí xây dựng dự án, vốn đầu tư huy động dân đóng góp. Và nhân rộng ra trên địa bàn đểđến năm 2010 đạt 50 ngàn ha và đến năm 2020 đạt 100 ngàn ha.
- Chương trình thủy lợi phục vụ thủy sản. Quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ vùng nuôi thủy sản ao hồđảm bảo định hướng phát triển thuỷ sản theo quy hoạch đến năm 2010 đạt 6,4 ngàn ha và đến năm 2020 đạt 11,8 ngàn ha.
- Chương trình thủy lợi vùng cao. Đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình trạm bơm điện và hồ chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt vùng cao ở 3 huyện (Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn), chủ yếu là phục vụđồng bào dân tộc.
3.4.1.5. Chương trình hợp tác hóa sản xuất
- Tiếp tục phát huy và nhân rộng mô hình “liên kết 4 nhà” trong sản xuất nông sản hàng hóa, trong đó tạo mối gắn kết giữa nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông trên vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng hàng hóa, và thông qua đó xây dựng được ngành hàng và nắm chắc chân hàng, chủđộng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế.
- Tiếp tục củng cố, nâng chất những tổ hợp tác, HTX, CLB nông dân, hiệp hội ngành nghề hiện có đểđi vào hoạt động thiết thực phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và lợi ích của nông dân; đồng thời vận động nông dân tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác phù hợp. Trong đó phát triển mạnh mô hình tổ hợp tác theo ngành nghề, lĩnh vực sản xuất và hiệp hội ngành nghề trên tinh thần tự nguyện, tự
giác, đảm bảo trên vùng nguyên liệu có hầu hết nông dân tham gia. Mỗi xã có từ 2 - 3 CLB nông dân giỏi đã thông qua đào tạo là lực lượng nồng cốt ở nông thôn. Hoạt
động của HTX trong thời gian tới phải được đổi mới toàn diện, ngoài việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, cần chú trọng mở mang ngành nghề, dịch vụ phù hợp khả
năng quản lý và nhu cầu của thị trường (tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, cung ứng
điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, vận chuyển,….) và không chỉ làm dịch vụ hỗ
trợ nông nghiệp mà còn tổ chức hoạt động thương mại khác nhằm tăng thu nhập cho nông dân, tăng tích lũy cho đơn vị, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho nông dân. - Đẩy mạnh hoạt động CLB doanh nhân nông thôn, Hiệp hội thuỷ sản An Giang (AFA); củng cố, phát triển các dạng liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến như: Hiệp hội nuôi cá sạch AGIFISH, câu lạc bộ 20.000 tấn AFIEX, Câu lạc bộ 20.000 tấn Nam Việt….
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển rộng khắp, hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa có quy mô vừa và lớn cùng các tổ chức kinh tế hợp tác khác chuyển dịch mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.
- Tạo điều kiện cho tổ hợp tác, HTX, CLB nông dân, hiệp hội ngành nghề ứng dụng công nghệ thông tin nối mạng với các ban ngành tỉnh để trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3.4.2. Về nông thôn
3.4.2.1. Phát triển thị trường nông thôn
a. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn (2006-2010) là 12,10%/năm, giai đoạn (2011- 2020) đạt 8,5%/năm; đảm bảo sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đều thông qua xử lý chế biến đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Nâng cao giá trị thương mại của lâm sản, nhất là sản phẩm từ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống. Thực hiện các dự án phát triển ngành nghề, dự án bảo tồn, phát triển làng nghề, dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch, dự án phát triển làng nghề mới. Góp phần giải quyết việc làm cho trên 100 ngàn lao động.
Các ngành nghề cần đầu tư phát triển là: đan lát, rèn nông cụ cầm tay, mộc dân dụng, chạm trổ, dệt lụa, dệt thổ cẩm.... Đối với các sản phẩm đang có thị trường tiêu thụ Campuchia, cần tích cực đầu tư nâng cấp chất lượng sản phẩm và có các biện pháp tiếp thị để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, các mặt hàng đặc sản truyền thống của tỉnh phục vụ
khách tham quan du lịch.
- Đẩy mạnh hoạt động công tác khuyến công. Thực hiện đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp dân doanh cả về kiến thức khởi sự doanh nghiệp, quản trị kinh doanh và kiến thức về chính sách pháp luật, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
b. Phát triển doanh nghiệp, chú trọng phát triển doanh nghiệp nông thôn.
- Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng để đến cuối năm 2008 hoàn thành đưa vào họat động 03 khu công nghiệp tỉnh và đến năm 2010 hoàn thành 18 khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị, thành nhằm tạo mặt bằng sẵn có để thu hút các nhà đầu tư về nông thôn. Phát triển mạnh các khu kinh tế cửa khẩu.
- Cải cách hành chính, thu hút đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếđầu tư xây dựng dự án trên địa bàn tỉnh. Trong đó ưu đãi đầu tư các doanh nghiệp thực hiện dự án trên địa bàn vùng núi, dân tộc; các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông, lâm, sản, cơ khí chế tạo máy, công nghệ thông tin, đào tạo dạy nghề,....và dự án khôi phục, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống ởđịa bàn nông thôn.
- Khuyến khích và thực hiện chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa nông sản, kho lạnh chứa nguyên liệu thủy sản, hệ thống sấy lúa, nhà kho tồn trữ có quy mô thích hợp ở nông
thôn, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, có điều kiện dự trữ chờ giá và cũng là cơ
sở gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên vùng nguyên liệu.
- Tạo điều kiện hỗ trợ vốn tín dụng để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất
đầu tưđổi mới thiết bị công nghệ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từng bước bắt kịp trình độ khu vực và thế giới.
- Khuyến khích các doanh nghiệp triệt để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, tiêu chuẩn điều kiện thực hành sản xuất tốt - GMP, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội - SA 8000,...Thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, các tiêu chuẩn quốc gia đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đạt mục tiêu sản phẩm hàng hóa vượt qua rào cản thương mại trong quá trình hội nhập.
c. Đẩy mạnh hoạt động thương mại.
- Thực hiện đa dạng hóa các họat động thương mại theo các hình thức hợp tác, liên kết, xây dựng hiệp hội ngành hàng đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị
trường để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm kịp thời, giao lưu hàng hóa thuận lợi.
- Xây dựng, tổ chức mạng lưới chợ, các tụ điểm thương mại khu vực nông thôn. Thực hiện nâng cấp, mở rộng và xây dựng các chợ trung tâm huyện, chợ nông thôn. Đồng thời cải tạo, nâng cấp 10 chợ biên giới, cửa khẩu; xây dựng mới 10 siêu thị tại thành phố Long Xuyên, Thị xã Châu Đốc và một số huyện theo hướng phát triển đô thị trên địa bàn.
- Phát triển thị trường nông thôn và kích cầu hợp lý. Tổ chức hệ thống đại lý và nâng cao sức mua của thị trường nông thôn, tạo ra nhiều mối quan hệ về thương mại, mua, bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ trên địa bàn. Khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn
nông thôn.
- Xây dựng các hiệp hội ngành hàng chủ lực của tỉnh với sự tham gia 4 nhà của tỉnh.
3.4.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
a. Chương trình phát triển giao thông nông thôn: