Quan điểm, mục tiêu

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn tỉnh An Giang thực trạng và định hướng (Trang 124)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ VIII (2005-2010), tỉnh đã xác định:

- Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những vấn đề mang tính chiến lược

đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế,

ổn định chính trị và an ninh quốc phòng; là yếu tốđảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình CNH, HĐH nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị truờng và hội nhập kinh tế.

- Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị. Phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết xuất phát từ lợi ích nông dân, phát huy vai trò giai cấp nông dân, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao trình độ, có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.

- Thực hiện có hiệu quả Chiến lược Phát triển nông thôn và Chiến lược phát triển thị trường đến năm 2020 của UBND tỉnh An Giang. Trong đó, các “đim nhn” là: xây dựng các ngành hàng chủ lực như: gạo, thủy sản, rau quả; xây dựng

đội ngũ doanh nhân nông thôn; trí thức hoá nông dân (nâng cao năng lực, trình độ

học vấn, chuyên môn của nông dân và dân cư nông thôn); hợp tác hóa sản xuất; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; cũng là để ly nông dân làm ch th, là trung tâm ca s phát trin; ly phát trin nông thôn mi là khâu đột phá; ly CNH, HĐH nông nghip, nông thôn làm khâu then cht.

3.2.2. Mục tiêu chung

- An Giang đạt được cơ cấu kinh tế “dịch vụ-thương mại, công nghiệp-xây dựng, nông nghiệp” với cơ cấu hợp lý, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực 2 và khu vực 3; từng bước chuyển dịch dần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở

nông thôn.

- Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường; tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, gia tăng lợi ích đạt được trong chuỗi cung ứng sản phẩm; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

- Nông thôn phát triển hài hòa, văn minh với kết cấu hạ tầng kỹ thuật, văn hóa và các định chế hoạt động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; môi trường và trật tự an toàn xã hội được bảo vệ tốt; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn.

- Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn

được nâng cao, các nhu cầu cần thiết của cuộc sống được đáp ứng cơ bản và khả

3.3. Ðịnh hướng và mục tiêu cụ thểđến năm 2020 3.3.1. Định hướng

Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở An Giang trong thời gian tới là phải theo hướng tận dụng thời cơ, khai thác lợi thế, khắc phục hạn chế, hình thành các vùng chuyên canh, các khu vực kinh tế trọng điểm, những ngành mũi nhọn để tạo sự phát triển nhanh và bền vững.

Phương châm thực hiện là đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực để tạo tốc

độ tăng trưởng cao. Ưu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế. Nhanh chóng hình thành các vùng sản lượng chuyên canh tập trung trên cơ sở ưu tiên về đất đai, phân bón, giống, thủy lợi... nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và xuất khẩu, tạo vốn cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Định hướng cụ thể trong những năm tới ở tỉnh An Giang là:

- Thứ nhất, khai thác triệt để các lợi thế để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trên cơ sở qui hoạch nông, lâm nghiệp đã được tỉnh tiến hành trong những năm trước để rà soát, bỗ sung qui hoạch chi tiết các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ưu tiên đầu tư phát triển nhanh các sản phẩm có lợi thế nhất như: cây lương thực, rau đậu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...; đồng thời nghiên cứu, lựa chọn để

phát triển đa dạng các sản phẩm trên những vùng còn lại nhằm tạo ra một bước đột phá trong sản lượng và chất lượng, hướng tới tăng tỉ suất nông sản hàng hóa và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Tập trung đầu tư phát triển mạnh các hành lang kinh tế dọc các tuyến giao thông, để trên cơ sở các trọng điểm đó mà mở rộng phát triển đồng bộ kết cấu hạ

tầng nhằm kết nối toàn bộ lãnh thổ với các địa phương khác và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị

trường và thu được hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trên cơ sở phù hợp với những hệ sinh thái khác nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững. Điều chỉnh cơ cấu

nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỉ trọng giá trị nông nghiệp, trong đó giảm tỉ trọng giá trị của trồng trọt – tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỉ trọng giá trị của lâm nghiệp và thủy sản. Song song với việc mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp, cũng cần chuyển một phần diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn.

- Thứ hai, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học để thâm canh, tăng năng suất và tăng giá trị sản lượng nông nghiệp.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp, trước hết phải chú trọng

đến các loại giống mới về cây, con phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai trong tỉnh

để tạo nguồn nguyên liệu có chất lượng cao cho công nghiệp chế biến. Mở rộng phạm vi áp dụng công nghệ sinh học và các biện pháp sinh học trong các khâu chính của quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học trong giai đoạn sau thu hoạch để nâng cao giá trị nông sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu. Phải thực hiện các giải pháp đồng bộđể làm cho khoa học công nghệ sinh học trở thành một nhân tố mới của sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học đã đem lại khả năng to lớn về

năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm. Tỉnh cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để tập trung ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học nhằm bảo tồn quĩ gen, phục tráng và lai tạo các loại giống mới có chất lượng cao, kháng

được sâu bệnh, đặc biệt là giống cây và con cho giá trị thương phẩm cao. Cùng với việc lai tạo giống mới là việc phải loại bỏ các loại giống đã thoái hóa, chất lượng thấp đang được trồng ở một sốđịa phương của tỉnh hiện nay.

Trong những năm trước mắt cần tập trung tổ chức và thực hiện tốt chương trình giống quốc gia, tiếp tục thực hiện chương trình nhân giống lúa mới, giống rau sạch, bò sind, lợn nạc, gà công nghiệp, vịt siêu trứng, giống cây lâm nghiệp cùng giống tôm, giống cá,… Để tăng nhanh các hoạt động nhân giống cần đầu tư xây dựng phát triển các vườn ươm sản xuất giống, tăng cường đầu tư cho các trạm trại nghiên cứu và sản xuất giống cây lương thực, cây thực phẩm, vật nuôi, và tăng thêm các trang thiết bị phơi sấy, chọn lọc, đóng gói, kho tàng bảo quản hạt giống. Bên

cạnh các Trung tâm, trạm trại giống của tỉnh, cần khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình nông dân sản xuất giỏi kinh doanh giống theo qui định của pháp luật.

Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ vi sinh trong việc sản xuất phân bón từ các nguồn phế thải hữu cơ. Nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc thú y, thuốc trừ sâu trừ cỏ có nguồn gốc thực vật bằng các công nghệ hóa sinh hiện đại, không gây độc hại cho môi trường, phù hợp với điều kiện sinh thái đa dạng của địa phương. Coi trọng việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong việc bảo quản nông sản phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của tỉnh, giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm lâu dài mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt.

- Thứ ba, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ.

Cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ

trong lai tạo giống, chế biến thức ăn chăn nuôi, phòng dịch để đẩy mạnh việc hình thành các vùng chăn nuôi nguyên liệu tập trung có năng suất và chất lượng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn. Vừa coi trọng phát triển đàn trâu bò để lấy sức kéo, vừa đầu tư vào đàn bò sữa để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa nhằm từng bước đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính ở các vùng có điều kiện.

- Thứ tư, từng bước giải phóng một bộ phận lao động ở nông thôn ra khỏi hoạt động nông nghiệp.

Vấn đề giải phóng lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp phải gắn liền với việc tạo điều kiện đầy đủ để chuyển lực lượng lao động đó sang lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Vì vậy, phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Nhưng điều này lại đòi hỏi tỉnh phải nỗ lực trong việc tạo ra nhiều việc làm mới để thu hút số lao động dư thừa của nông nghiệp cùng với số trẻ em đến độ tuổi lao động tăng lên hàng năm.

- Thứ năm, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến đồng thời phát triển các ngành công nghiệp khác ở nông thôn, làm cho công nghiệp ngày càng chiếm tỉ

Trước hết cần chú trọng các ngành công nghiệp sản xuất công cụ, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Ưu tiên phát triển các nghề

truyền thống, các HTX tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và các doang nghiệp tư

nhân… Những năm đầu thì tập trung đầu tư phát triển ở những nơi đã có cơ sở hạ

tầng thuận lợi hơn, những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, những vùng kinh tế

trọng điểm, những sản phẩm có thị trường lớn bao gồm cả trong nước và xuất khẩu, sau đó mới phát triển lần lượt các sản phẩm khác, và ở những nơi khác.

- Thứ sáu, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống có lợi thế đồng thời du nhập và phát triển thêm các ngành nghề mới mà địa phương có điều kiện.

Trước mắt, phấn đấu hình thành một số cụm công nghiệp cấp huyện và các cụm công nghiệp cơ sở, dần tiến tới hình thành phổ biến mỗi huyện một cụm công nghiệp tập trung để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng giá trị và tỉ trọng lao động trong các ngành ngoài nông nghiệp.

3.3.2. Mục tiêu cụ thểđến năm 2020

Các chỉ tiêu tổng quát căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số

71/2007/QĐ-TTg ngày 22/5/2007).

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn (2007-2010) đạt 12%/năm; trong đó tăng trưởng khu vực 1 đạt 3,60%/năm, khu vực 2 đạt 16,70%/năm, khu vực 3 đạt 15,30%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn (2011-2020)

đạt 11%/năm; trong đó tăng trưởng KV1: 3%/năm, KV 2: 12,70%/năm, KV 3: 12,80%/năm.

- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng KV1 từ

37,16% (2008) còn 24,81% (2010) và đến năm 2020 là 11,15%; tăng tỷ trọng KV 2 tương ứng là 11,45% - 15,49% - 20,23% và tăng tỷ trọng khu vực 3 tương ứng là 51,39% - 59,7% - 68,82%.

- Thu nhập GDP bình quân đầu người từ 11,88 triệu đồng/năm (717 USD) năm 2007 lên 14,83 triệu đồng/năm (927 USD) năm 2010 và đến năm 2020 đạt 39,47 triệu đồng/năm (2.467 USD), gấp 3,44 lần so năm 2007.

- Tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 540 triệu USD năm 2007 (năm 2008 đã đạt 750 triệu USD) lên 700 triệu USD (2010) và đến năm 2020 đạt 4.300 triệu USD, tăng 6,14 lần so năm 2007; tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất xuất bình quân giai đoạn (2006-2010) là 16,3%, giai đoạn (2011-2020) tăng 20%/năm để đạt

được giá trị kim ngạch trên.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và 2020

Năm Chỉ tiêu

2010 2020

Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP (%) 24,8 11,2 Cơ cấu giá trị nông nghiệp - Giá cốđịnh 94 (%) 100 100

+ Nông nghiệp 67,9 55,5

+ Lâm nghiệp 0,7 0,5

+ Thủy sản 31,4 44,0

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp - Giá cốđịnh 94 (%) 100 100

+ Trồng trọt 79,3 75,7

+ Chăn nuôi 7,6 9,9

+ Dịch vụ nông nghiệp 13,1 14,4

Tỉ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch (%) 50 80

Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch (%) 60 80

Tỉ lệ diện tích lúa được tưới tiêu (%) 100 100

GTSX nông nghiệp/ha/năm (triệu đồng) 50 61

Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 700 4300

+ Trong đó thủy sản chiếm (%) 70 80

Cơ cấu lao động nông thôn 100 100

+ Nông nghiệp 59 50

+ Công nghiệp – xây dựng 16 20

+ Dịch vụ 25 30

Tỉ lệ lao động nông nghiệp/lao động xã hội (%) 59 50 Tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo (%) 30 50

Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn (%) 5 4

GDP/người/năm khu vực nông thôn (triệu đồng) - 31,8

Tỉ lệ hộđói nghèo (%) 5 3

Tỉ lệ xã có đường ôtô đến UBND (%) 100 100

Tỉ lệ hộ nông dân sử dụng điện (%) 100 100 Tỉ lệ xã có trạm y tếđạt chuẩn quốc gia (%) 100 100 Tỉ lệ dân cư nông thôn dùng nước sạch (%) 60 90

Nguồn: Đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020

3.3.2.1. Về phát triển nông nghiệp

Phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020; trong đó bảo vệ quỹđất sản xuất nông nghiệp tối thiểu ở

mức 262.918 ha vào năm 2010 (giảm 17.740 ha so 2007) và đến năm 2020 là 249.504 ha (giảm 31.154 ha năm 2007). Điều chỉnh lại cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng giảm diện tích đất trồng lúa và nương rẫy nhưng tăng đất 3 vụ, giảm đất 1 vụ trên đất cây hàng năm, tăng đất cho cây lâu năm và đất lâm nghiệp.

Đối với diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch sẽ là 6.400 ha vào năm 2010 và đạt trên 11.800 ha vào năm 2020, trong đó diện tích nuôi cá ao chiếm chủ yếu (58%) còn lại là nuôi tôm (42%). Tuy nhiên việc chuyển dịch đất đai

để phát triển công nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu đô thị,...theo quy hoạch nên hạn chế thấp nhất lấy đất nông nghiệp màu mỡ để sử dụng, cần điều chỉnh quy hoạch sử dụng các loại đất khác (đất không sản xuất được hoặc sản xuất kém hiệu quả) để hạn chếđến mức thấp nhất trong việc mất đất sản xuất nông nghiệp.

Chú trọng khai thác các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như: lúa, cá, rau quả

trên đất đồng bằng, cây dược liệu trên đất triền núi; đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; từng bước

đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

a. V trng trt. Chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích trồng lúa để đến năm 2010 có tổng diện tích gieo trồng ở mức 523 ngàn ha và đến năm 2020 là

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn tỉnh An Giang thực trạng và định hướng (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)