lãnh thổ
1.7.1. Kinh nghiệm của một số nước và vùng lãnh thổ Châu Á
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, việc áp dụng kinh nghiệm của nước ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để rút ngắn quảng
đường, nhưng tuyệt đối không được rập khuôn, máy móc mà phải tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tiêu biểu có thể tham khảo một số kinh
nghiệm sau:
- Ngay trong thời kỳ đầu CNH các nước đều coi trọng vai trò của nông nghiệp
Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á đưa nông nghiệp đi lên CNH, HĐH. Mãi đến cuối thế kỉ XIX Nhật vẫn còn đặt ra yêu cầu phải CNH nông nghiệp để
cung cấp đủ nông sản, trước hết là lương thực thực phẩm với khối lượng lớn, chất lượng cao cho dân cư, đồng thời giải phóng một lực lượng lao động cho công nghiệp. Bài học của Nhật Bản mà chúng ta có thể tham khảo là việc giải quyết nội dung phát triển toàn diện nông nghiệp được thực hiện theo nhiều giai đoạn với những mục tiêu cụ thể, phù hợp. Cụ thể là trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật đã đề ra chương trình mục tiêu là “đảm bảo an ninh lương thực và cải cách kinh tế nông thôn”. Các chính sách thực hiện là: ổn định giá cả, tự
do lưu thông hàng hóa, tăng cường công tác khuyến nông do Nhà nước đầu tư, hoàn thiện qui trình sản xuất nông nghiệp, cải thiện điều kiện sống. Từ năm 1947, Chính phủ Nhật đã ban hành một số đạo luật như: Luật tài trợ cho nông dân trong trường hợp gặp thiên tai, Luật tăng cường độ màu mỡ của đất, Luật đất đai nông nghiệp… nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển cao hơn nữa. Nhờ những chủ trương đúng
đắn đó mà đến năm 1960, nông nghiệp Nhật Bản đã đảm bảo 102% nhu cầu về gạo, 91% nhu cầu về thịt, 101% nhu cầu về trứng, 98% nhu cầu về sữa và 100% nhu cầu về rau…
Đối với Malaixia, đầu tiên họ cũng khuyến khích phát triển nông nghiệp, nhưng không phải là một nền nông nghiệp để lấy lương thực như nhiều nước Châu Á khác mà tập trung vào khai thác và phát huy thế mạnh của các loại cây công nghiệp xuất khẩu như cao su, cọ dầu,… Sản xuất nông nghiệp ở Malaixia chủ yếu
được tiến hành trong trong các trang trại lớn của Nhà nước và tư nhân, các trang trại gia đình qui mô nhỏ của từng hộ nông dân. Chính phủ Malaixia đã đề ra nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó chú trọng các chính sách phát triển lương thực thực phẩm với chương trình quốc gia về lúa gạo. Nhà nước tiến hành hỗ trợ cho việc tăng thu nhập của nông dân, trước hết là nông dân
trồng lúa, như: tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp ở vùng lúa về nghiên cứu khoa học, giảm giá phân bón, giảm thủy lợi phí, tăng cường các công trình thủy lợi, phổ biến giống mới, thâm canh tăng vụ, hỗ trợ giá cho cả người sản xuất và người tiêu thụ…
- Chú trọng kết hợp phát triển công nghiệp cảởđô thị lẫn nông thôn.
Chú trọng phát triển CNH ở cả đô thị và nông thôn cho phép vừa giải tỏa
được tình trạng mật độ công nghiệp và dân cư quá tập trung ở các khu công nghiệp lớn, vừa tận dụng được thế mạnh tại chỗ ở khắp mọi miền đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là miền núi, nhờđó rút dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, cũng như giữa các vùng nông thôn. Cụ thể qua kinh nghiệm CNH nông thôn ở một số quốc gia sau:
Nhật Bản đã thực hiện việc đưa công nghiệp về nông thôn bằng hình thức xây dựng xí nghiệp vừa và nhỏ ở các thị xã, thị trấn và đặc biệt là mở ra mạng lưới công nghiệp gia đình phân tán ở nông thôn làm vệ tinh, gia công cho các xí nghiệp lớn ở đô thị. Việc hình thành các cơ sở công nghiệp theo các cấp như vậy cho phép Nhật Bản tận dụng được mọi loại trình độ tay nghề. Những lao động có trình độ kĩ
thuật cao, được đào tạo chính qui thì làm việc ở các xí nghiệp ở đô thị. Những người chỉ được đào tạo ngắn hạn, trình độ tay nghề thấp hơn một chút thì có thể làm việc tại các xí nghiệp ở thị trấn, thị xã. Còn những người nông dân hoặc chủ trang trại trình độ thấp, thậm chí chưa qua đào tạo bồi dưỡng thì có thể làm việc ở các xí nghiệp thuộc các cơ sở công nghiệp gia đình nông dân ở nông thôn. Sự phát triển kết hợp này có ý nghĩa rất lớn trong việc tận dụng được mọi quĩ thời gian nhàn rỗi của người lao động, cũng như thế mạnh ở nông thôn, giảm thiểu được chi phí xây dựng cơ bản và tận dụng được đất đai, nhà cửa sẵn có… Các xí nghiệp vừa và nhỏ
thường làm gia công cho các xí nghiệp lớn nên cũng có quan hệ với nhau trong sản xuất kinh doanh nên tránh được việc các xí nghiệp vừa và nhỏ bị các xí nghiệp lớn cạnh tranh, thôn tính.
Ở Hàn Quốc, khi bắt đầu chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn đã thực hiện chính sách di chuyển một số xí nghiệp công nghiệp từ các thành phố lớn
như Seol và Pu-San về các vùng nông thôn đi đôi với chương trình phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp của các hộ nông dân, chương trình phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, chương trình phát triển các xí nghiệp phong trào cộng đồng mới ở nông thôn.
Chính phủ Thái Lan thì lấy nông nghiệp làm điểm tựa đồng thời kết hợp công nghiệp cảở đô thị và nông thôn, đẩy mạnh sản xuất chế biến và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống nông, lâm, thủy sản, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có trọng điểm để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.
Ở Trung Quốc, công nghiệp nông thôn được gọi là xí nghiệp Hương trấn. Xí nghiệp Hương trấn được hình thành từ cuối năm 1978 và phát triển mạnh từ đầu những năm 1980. Các xí nghiệp hương trấn tồn tại với nhiều hình thức đa dạng: cá nhân, tư nhân, HTX… trong đó phổ biến nhất là công nghiệp gia đình hoặc tổ hợp công nghiệp gia đình với qui mô nhỏ nên phương thức quản lý cũng như hoạt động rất linh hoạt. Năm 2004, giá trị gia tăng của xí nghiệp Hương trấn đạt 4.150 tỉ NDT, tăng 13,3 % so với năm 2003; trong đó giá trị công nghiệp đạt 2.920 tỉ NDT, tăng 13,5% doanh thu đạt 16.600 tỉ NDT, tăng 13,1%; số công nhân là 138,4 triệu người. Các xí nghiệp Hương trấn của Trung Quốc phát triển mạnh ở các vành đai các thành phố phát triển như: Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh,… chỉ riêng Thượng Hải, các xí nghiệp Hương trấn đã có hàng nghìn mặt hàng xuất khẩu thông qua 25 công ty xuất khẩu, trong đó các sản phẩm dệt và may mặc chiếm 60 – 80%, ngoài ra còn có các mặt hàng cơ khí, điện tử liên doanh với công ty thành phố Thượng Hải, xí nghiệp Hương trấn đã kết hợp chặt chẽ với công nghiệp thành thị với nhiều hình thức linh hoạt như sản xuất gia công, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm,… Kinh nghiệm thực tế ở Trung Quốc cho thấy, công nghiệp nông thôn không thể cùng một lúc phát triển ở tất cả các vùng, các miền của
đất nước, mà giai đoạn đầu ở những vùng có điều kiện thuận lợi trước. Đó chính là các vùng vành đai của các thành phố đô thị phát triển. Việc phát triển các xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc đã đem lại hiệu quả cao, phù hợp với khả năng tài chính
của người lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn Trung Quốc.
- Coi trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
So với các nước đang phát triển khác ở Châu Á thì Đài Loan là nước có hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện nước và mạng lưới giáo dục đào tạo khá tốt. Trước năm 1945, dưới thời kì đô hộ của Nhật Bản, do muốn biến Đài Loan thành nơi cung cấp nguyên liệu nông nghiệp cho chính quốc nên đã đầu tư vào cơ
sở hạ tầng nông thôn, tập trung mạnh vào giao thông, hệ thống điện, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Năm 1908, Nhật Bản xây dựng tuyến đường sắt
đầu tiên chia đôi hai miền Nam và Bắc của Đài Loan, nối các cảng và trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, đi qua khu vực phía Tây nơi phần lớn dân cư nông thôn sinh sống. Chính tuyến đường này đã thúc đẩy liên kết giữa các vùng nông thôn và thành thị. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủĐài Loan vẫn tiếp tục
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Ở khu vực nông thôn mạng lưới đường quốc lộđược xây dựng một cách đồng bộ, hình thành các con đường nhánh nối các khu vực với nhau, giai đoạn 1962 – 1972 ở khu vực nông thôn Đài Loan số km
đường trải nhựa trên 1.000 km2 tăng từ 76,4 km lên 214,5 km, trong khi cũng cùng giai đoạn này ở Hàn Quốc chỉ ở mức 10 km và tăng lên 50 km. Ngoài ra, Chính phủ Đài Loan còn có khả năng điều chỉnh nền giáo dục quốc dân cả về cơ cấu môn học, ngành học và cấp học cho phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển chung cũng như nhiệm vụ từng thời kì cụ thể. Chẳng hạn, trong những năm 1950, khi nông nghiệp đang ở thời kì cần phát triển để nuôi dưỡng công nghiệp thì Chính phủ đã duy trì một tỉ lệ rất đông học sinh theo học khoa nông nghiệp (chiếm 37% học sinh chuyên nghiệp), thứđến là thương nghiệp (32%), còn công nghiệp chỉ chiếm một số
lượng nhỏ hơn (22%). Đến những năm 1970, khi nông nghiệp, nông thôn đã bão hòa về số lượng cán bộ kĩ thuật, Chính phủ lại chuyển hướng đào tạo, giảm số
lượng người học chuyên ngành nông nghiệp xuống, chỉ còn 10% năm 1970 và 4% năm 1988.
Chính phủ Malaixia cũng đặc biệt chú ý đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở
nông thôn, nhất là trên những vùng qui hoạch di dân và định canh định cư. Nhờ đó mà các chương trình đô thị hóa nông thôn, chương trình thâm canh và phục hóa đất
đai, chương trình định canh định cư… đạt được những thành tựu lớn. Chẳng hạn, trước khi đưa dân đến định cư thì hệ thống trường học, bệnh viện, đường sá, đường
điện, hệ thống cấp thoát nước, cửa hàng cửa hiệu, chợ nông thôn và cả nhà thờ… đã
được xây dựng hoàn tất. Đó là những điều kiện để “an cư, lạc nghiệp” cho những người di dời đến.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Chính phủ Malaixia cũng rất chú trọng, bất kể dự án nào tiến hành ở nông thôn đều có phần đầu tư cho đào tạo các loại như:
đào tạo kĩ thuật, đào tạo tiếp thị, đào tạo quản lý, trong các điểm định cư người ta cũng tổ chức các câu lạc bộ giáo dục để phổ cập giáo dục cho từng người dân nông thôn.
Nhờ sớm biết đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mà quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước trên được dàn trải trên phạm vi rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi.
- Chú trọng chuyển giao công nghệ về các vùng nông thôn
Nhờ sớm CNH nông thôn thông qua hình thức chủ yếu là nông thôn làm gia công công nghiệp cho thành thị, Nhật Bản đã đưa những công nghệ, kĩ thuật gia công chế tạo về nông thôn, làm nông thôn nhanh chóng được phát triển.
Ở Trung Quốc, quá trình chuyển giao công nghệ đến nông thôn được thể
hiện rõ nhất qua chương trình “đốm lửa”, để thực hiện chương trình này Trung Quốc đã huy động mọi lực lượng khoa học – kĩ thuật của trung ương và địa phương, khuyến khích làn sóng các nhà khoa học và công nghệ gia từ thành thị, từ các viện nghiên cứu, từ các trường Đại học về các xí nghiệp nông thôn giúp đỡ các xí nghiệp hương trấn, bên cạnh đó cố gắng đổi mới về chất lượng chuyên môn cán bộ nông thôn thông qua đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Ngày nay, nhiều nước trên thế
giới đã thừa nhận và học tập kinh nghiệm chuyển giao công nghệ theo cách này của Trung Quốc.
- Đề cao vai trò của Chính phủđối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Thực tiễn qua quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nhiều nước cho thấy rằng ở đâu có sự quan tâm của Chính phủ, thì ở đó tiến trình CNH, HĐH
đạt hiệu quả cao.
Chính phủ Thái Lan đã có vai trò rất lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của mình. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1977 – 1981) chính phủđã chuyển hướng chiến lược CNH từ tập trung vào Băng Cốc và đô thị lớn sang chiến lược phân tán không gian công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Nhờ đó, hiện tại Thái Lan có khoảng 25% xí nghiệp công nghiệp được xây dựng và hoạt động ở các vùng nông thôn trong cả nước, tạo ra hàng triệu chỗ làm việc và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.
Ở Trung Quốc, Chính phủ đã thực hiện cơ chế khoán sản xuất nông nghiệp trong một thời gian khá dài và đến năm 1978, khi nhận ra tác dụng của chủ trương
đó không còn mạnh nữa thì Chính phủ lại đưa ra chủ trương mới là thành lập các xí nghiệp Hương trấn. Sự thay đổi chiến lược đó đã tạo cho nông thôn Trung Quốc một sức bật mới trong sự phát triển.
Ở Malaixia, ngay từ những năm 1950, Chính phủ nước này đã thành lập cơ
quan phát triển công nghiệp nông thôn để giúp đỡ các chủ doanh nghiệp bằng việc cung cấp tín dụng, hướng dẫn tay nghề, tổ chức các hình thức đào tạo… Thậm chí, Chính phủ còn thành lập riêng một Bộ về phát triển nông thôn nằm trong cơ cấu Chính phủ. Nhờ sự quan tâm đúng mức của Chính phủ mà trong thời gian gần đây, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước này đã diễn ra một cách nhanh chóng và có hiệu quả, trở thành một “con rồng” của Châu Á.
- Bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
+ Bảo vệ môi trường * Bảo vệ môi trường đất
Ở Nhật Bản, đất tại nhiều khu vực đã bị ô nhiễm đến mức báo động. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, năm 1995 có tới 722 ha đất ở 13 vùng thuộc 6 tỉnh bị ô nhiễm, do chủ yếu bởi chất cadnium và có 10 ha đất ở một tỉnh bị ô nhiễm bởi chất thạch tín (arsenic). Một số công trình nghiên cứu khác cũng cho thấy có tới 7.140 ha đất ở 129 vùng bị phát hiện ô nhiễm trên tiêu chuẩn cho phép.
Để giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại đến môi trường đất, Chính phủ đã và
đang thực hiện một số giải pháp sau:
- Thứ nhất, kiểm soát và ngăn chặn việc thải các hóa chất vào đất, bằng cách yêu cầu các nhà kinh doanh có các giải pháp công nghệ để xử lí các chất thải hóa chất trước khi đổ ra môi trường đất và yêu cầu họ tuân thủ theo qui định của Luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
- Thứ hai, những ngành công nghiệp khai thác có sử dụng chất nổ cần áp dụng các giải pháp chống ô nhiễm do chất nổ gây ra phù hợp với Luật an toàn chất nổ.
- Thứ ba, thực hiện các giải pháp kết hợp (công nghệ với sinh học, Chính phủ
Trung ương với Chính quyền địa phương…) nhằm cải tạo đất bạc màu do ô nhiễm