Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung:

Một phần của tài liệu 110 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Cương Lĩnh (Trang 60 - 69)

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀ

3.2.3.Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung:

Các vật liệu sử dụng luân chuyển như cốt pha khi đưa vào sử dụng kế toán ghi vào tài khoản 142 - chi phí trả trước theo định khoản:

Nợ TK 142

Có TK 152 Có TK 111

Các loại công cụ, dụng cụ khi đưa vào sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 142

Trong thời gian sử dụng, kế toán căn cứ vào mức độ tham gia của chúng vào quá trình sản xuất thi công để phân bổ cho các đối tượng phân bổ tập hợp chi phí cụ thể.

+ Đối với công cụ, dụng cụ công ty nên sử dụng phương pháp phân bổ 50% khi đưa vào sử dụng, không phân bổ ngay cho công trình sử dụng lần đầu.

Nợ TK 627

Có TK 142

Với giá trị 50% trị giá công cụ, dụng cụ đưa vào sử dụng và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng.

Khi phân bổ sử dụng báo hỏng hoặc mất mát, kế toán xác định giá trị phế liệu thu hồi theo giá có thể bán trên thị trường để xác định bồi thường.

+ Đối với vật liệu sử dụng luân chuyển như cốt pha tôn khi đưa vào sử dụng kế toán ghi:

Nợ TK 142 Có TK 152

Để phân bổ giá trị vật liệu sử dụng luân chuyển cho các đối tượng sử dụng ta có thể phân bổ theo thời gian hoặc số lần sử dụng. Theo em, công ty nên chọn phương án phân bổ theo số lần sử dụng cốt pha /tháng là hợp lý.

Theo phương án này, công ty xác định thời gian thu hồi vốn để lập kế hoạch sử dụng cho cả bộ cốt pha, sau đó hàng tháng căn cứ vào số lần sử dụng của chúng để phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo công thức:

Giá trị phân bổ

Nguyên giá bộ cốp pha Tổng số tháng có thể sử dụng

Thời gian sử dụng trong

= X

Kế toán phân bổ giá trị này cho đối tượng sử dụng theo định khoản: Nợ TK 627

Có TK 142

Trường hợp bộ phận sử dụng thông báo hỏng, kế toán xác định phế liệu thu hồi theo giá có thể bán trên thị trường ( giống như đối với công cụ dụng cụ ) và xác định giá trị tính vào chi phí sản xuất chung của công trình, phải thu của người phải bồi thường, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 627 Nợ TK 152 Nợ TK 138

Có TK 142

Công ty TNHH Cương Lĩnh có khả năng thực hiện tốt phương án trên vì công cụ và vật liệu luân chuyển mua về đều thông qua công ty . Công ty có thể theo dõi, quản lý và phân bổ riêng cho từng loại dựa trên báo cáo tình hình sử dụng các đội xây dựng gửi lên hàng tháng.

+ Đối với chi phí sử dụng giàn giáo.

Giàn giáo phục vụ thi công các công trình, công ty có thể xem là tài sản cố định và trích khấu hao để phân bổ vào các đối tượng sử dụng. Nhưng thực hiện phương án này khá phức tạp bởi vì giàn giáo có thể tháo ra từng bộ phận riêng, có thể sử dụng cho nhiều bộ phận thi công. Mặt khác, nếu ta xem giàn giáo là tài sản cố định thì khó đưa vào khoản mục một cách hợp lý. Nếu đưa vào chi phí

phục vụ thi công thì chi phí này phải ghi vào TK 642, nhưng thực tế giàn giáo lại chủ yếu phục vụ cho một công trình.

Trong thời gian qua, công ty phân bổ giá trị giàn giáo vào luôn một lần cho một công trình sử dụng giàn giáo lần đầu tiên. Điều đó là không hợp lý.

Theo em để thuận tiện cho việc phân bổ chi phí giàn giáo, khung sắt cho các đối tượng tập hợp chi phí, công ty nên xem như vật liệu sử dụng luân chuyển và tiến hành hạch toán tương tự như cốt pha tôn.

* Cụ thể trong công trình Kho bạc huyện Cẩm khê: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tháng 5 năm 2008 phòng kế toán xuất quỹ tiền mặt cho đội trực thuộc công ty mua 5 chiếc xe cải tiến sắt, giá mỗi chiếc là: 600.000 đồng, kế toán công ty đã phân bổ toàn bộ 100% giá trị: 5 x 600.000 = 3.000.000 đ vào chi phí vật liệu công trình Kho bạc huyện Cẩm khê trong tháng 5/2008.

Nếu theo phương án mới, phân bổ 50% giá trị xuất đưa vào sử dụng thì giá trị công cụ, dụng cụ tính cho công trình Kho bạc huyện Cẩm khê trong tháng 5/2008 là:

50% x 3.000.000 = 1.500.000đ

Kế toán ghi vào sổ định khoản: Nợ TK 627: 1.500.000đ

Có TK 142: 1.500.000đ

Số xe cải tiến vẫn sử dụng tốt sau khi công trình Kho bạc huyện Cẩm khê hoàn thành. Như vậy chi phí sản xuất chung của công trình Kho bạc huyện Cẩm khê tháng 5/2008 giảm được 1.500.000đ

Trên đây là một số ý kiến cụ thể em xin đưa ra để góp phần nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Tuy nhiên, những ý kiến cụ thể được đề cập ở trên muốn thực hiện được tốt phải đảm bảo một số điều kiện sau:

+ Về phía Nhà nước: Phải có những quy định thống nhất về nội dung của chi phí và giá thành trong cơ chế thị trường để các doanh nghiệp có thể thực hiện theo. Bên cạnh đó phải xây dựng một môi trường pháp lý hoàn chỉnh, ban hành luật kế toán, nguyên tắc, chuẩn mực cụ thể.

+ Về phía các doanh nghiệp: Phải có những quy định cụ thể theo những nguyên tắc kế toán hiện hành và tạo điều kiện tốt nhất để các cán bộ kế toán thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phải luôn có những sửa đổi phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính. Phải hướng dẫn đối với cán bộ kế toán để có cách nhìn đúng đắn và có ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành sản phẩm đối với việc ra quyết định trong công tác quản trị doanh nghiệp. Kết hợp chặt chẽ kế toán chi phí sản xuất với công tác kiểm toán nội bộ. Sự kết hợp chặt chẽ này tạo ra được một hệ thống thông tin tài chính đáng tin cậy, khắc phục và hạn chế được tình trạng lãng phí trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết luận

Công ty TNHH Cương Lĩnh là một công ty lớn có nhiều khả năng phát triển trong tương lai. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty em đã nhận thấy rằng học tập chỉ dựa trên công thức đã học ở trường vẫn chưa đủ, mà còn phải bước vào thực tế, phải nắm vững những vấn đề đang diễn ra. Đây là thời gian em thử nghiệm những kiến thức của mình đã được học vào công tác thực tế, nó giúp em hiểu sâu những kiến thức mình đã có.

Trong thời gian thực tập ở công ty, nhờ sự giúp đỡ tận tình đặc biệt của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo công ty, các phòng ban có liên quan là cán bộ, nhân viên phòng tài chính - kế toán công ty cùng với sự cố gắng của bản thân tiếp cận với những công việc thực tiễn. Vì vậy em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành bài chuyên đề, đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”.

Đồng thời, em đã nhận thức về hệ thống hoá thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty theo một trình tự khoa học, hợp lý. Quá đó, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng.

Do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít ỏi, thời gian thực tập tìm hiểu chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của toàn thể cán bộ công nhân viên, toàn thể công ty, của thầy giáo và của phòng kế toán công ty để làm cho bản chuyên đề của em được phong phú về lý luận và sát thực tiễn công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể công ty TNHH Cương Lĩnh, phòng tài vụ công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành bài viết của mình.

Mục lục

Mở đầu Trang 1

Phần 1:

Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Cương Lĩnh

Trang 3

1.1 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật Trang 3

1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 4

1.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Trang 6 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán Trang 7

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Trang 7

1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Trang 8

Phần 2:

Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty trách nhiệm hữu hạn

Cương Lĩnh

Trang 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Kế toán chi phí sản xuất Trang 10

2.1.1 ĐốI tượng và phương pháp kế toán Trang 10

2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trang 11 2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trang 23 2.1.4 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Trang 31

2.1.5 Kế toán chi phí sản xuất chung Trang 39

2.1.6 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Trang 44

2.1.6.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Trang 44

2.1.6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang Trang 52

2.2 Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cương Lĩnh

Trang 54

2.2.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành Trang 54

2.2.2 Phương pháp tính giá thành Trang 54

Phần 3:

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty trách nhiệm hữu hạn

Cương Lĩnh

Trang 56

3.1 Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cương Lĩnh

Trang 56

3.1.1.1 Về quản lý chi phí sản xuất Trang 57 3.1.1.2 Về chi phí sản xuất và tính giá thành Trang 57

3.1.2 Những tốn tại Trang 59

3.1.2.1 Về chi phí nhân công trực tiếp Trang 59

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cương Lĩnh

Trang 60

3.2.1 Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Trang 60

3.2.2 Hoàn thiện chi phí nhân công Trang 62

3.2.3 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung Trang 63

Một phần của tài liệu 110 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Cương Lĩnh (Trang 60 - 69)