Định hướng phát triển của Nhà máy trong những năm tới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách (Trang 43 - 59)

1. Định hướng phát triển chung

Trong những năm qua, Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách đã đạt được những kết quả nhất định, sản xuất kinh doanh liên tục có lãi. Mặc dù, còn gặp phải nhiều khó khăn trong công tác sử dụng vốn lưu động, nhưng để khắc phục những khó khăn đó Nhà máy đã không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi tiềm năng để đạt được kết quả cao hơn trong thời gian tới. Cụ thể trong những năm tới, Nhà máy đề ra phương hướng tăng trưởng hàng năm khoảng từ 15%-20%.Tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp tục khẳng định uy tín của mình trên thị trường xây dựng. Ngoài ra, Nhà máy còn tìm những biện pháp tổ chức quản lý, sản xuất, khai thác nhiều đơn đặt hàng trực tiếp để nâng cao hơn lợi nhuận, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng thu nhập bình quân hàng năm.

2. Định hướng trong việc phân bổ và sử dụng vốn lưu động của Nhà máy trong thời gian tới

công việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động những nam qua. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong những năm tới Nhà máy có những định hướng phát triển:

Một là, điều chỉnh phân bổ cơ cấu vốn lưu động sao lượng vốn lưu động có thể đảm bảo khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn, giúp Nhà máy có thể đối phó chủ động khi có biến động xảy ra. Lượng vốn bằng tiền được dự trữ vừa đảm bảo khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các khoản phải thu, bán hàng hóa tồn kho vừa đảm bảo không gây lãng phí do dự trữ quá lớn.

Hai là, điều chỉnh lại chính sách bán hàng, có chính sách bán chịu hợp lý và có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm như chính sách chiết khấu và ứng trước tiền hàng khi giao hàng... nhằm giảm tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động. Đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng nhằm thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quoay vốn lưu động.

Ba là, tổ chức có kế hoạch dự trữ nguồn nguyên vật liệu sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn đồng thời không gây lên tình trạng tồn kho quá nhiều nguyên vật liệu.

Tăng cường công tác marketing, tìm hiểu mở rộng thị thường tiêu thụ đê sản phẩm sản xuất ra bán được ngay, giảm tỷ trọng ứ động quá nhiều lượng thành phẩm trong kho.

3. Các mục tiêu chủ yếu năm 2008

 Tính toán huy động điều chỉnh phân bổ lại cơ cấu vốn lưu động hợp lý, nhằm tạo ra bước phát triển mới cho Nhà máy. Tỷ lệ điều chỉnh: - VLĐ khâu dự trữ sản xuất: gồm giá trị các khoản NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, công cụ lao động nhỏ, tổng cộng chiếm 10% tổng VLĐ.

- VLĐ khâu sản xuất gồm giá trị các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tổng cộng chiếm 40% tổng VLĐ.

- VLĐ trong khâu lưu thông chiếm 50% tổng VLĐ.

 Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị tổng sản lượng đạt 10%.

 Tiền lương công nhân đạt 950.000 đ/tháng trong năm 2008 và tăng 10% cho các năm tiếp theo.

 Tiếp tục nghiên cứu sản xuất những sản phẩm mới đa dạng hóa sản phẩm tạo uy tín trên thị trường.

 Cổ phần hóa để nâng cao trách nhiệm của người lao động, huy động vốn mở rộng sản xuất thêm một phân xưởng nữa có công suất bằng 70% nhà máy hiện tại.

 Kế hoạch và đào tạo 50 lao động có tay nghề phục vụ phân xưởng mới.

 Cải thiện điều kiện lao động, nâng cao công tác an toàn vệ sinh lao động cho công.

 Thay thế lò đốt than bằng lò đốt ga giảm thiểu 90% lượng bụi trong nhà xưởng.

 Thay thế một số lượng lớn trục, vòng bi, bánh răng, lô cán đã mòn của máy tạo hình giảm thiểu tiếng ồn và tăng năng suất lao động.

II. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy

Qua phân tích, nghiên cứu tình hình tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ tại Nhà máygạch Tuynel Nam Sách có thể thấy việc tổ chức và sử dụng VLĐ của Nhà máy còn nhiều hạn chế nhất định cần phải được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Với thực tế nghiên cứu cùng với sự hiểu biết của mình, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm tổ chức tốt hơn công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách:

1. Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá VLĐ, đảm bảo việc chủ động huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để tăng cường hiệu quả của số VLĐ bỏ ra, điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là phải xác định được nhu cầu VLĐ tối thiểu. Đó là lượng VLĐ tối ưu vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục hiệu quả

vừa giúp cho công tác sử dụng VLĐ được chủ động, hợp lý, tiết kiệm.

Thực trạng sử dụng VLĐ của Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách cho thấy Nhà máy chưa thực sự chủ động trong công tác tổ chức và sử dụng vốn.Vốn lưu động của Nhà máy chủ yếu là nguồn vốn lưu động tạm thời (chiếm 97% tổng nguồn VLĐ năm 2002 và chiếm 95.5 % tổng nguồn VLĐ năm 2004, năm 2005 là 88.6% và năm 2006 chiếm tỷ lệ 88.7% tổng nguồn vốn ). Việc sử dụng vốn vay ngắn hạn và các khoản phải trả cho nguời bán quá lớn như vậy, một mặt nó giúp cho Nhà máy có vốn để kinh doanh, mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà chỉ khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị xấu đi là sẽ biết hậu quả của nó ngay vì tiền lãi phải trả rất lớn. Trong khi đó, nguồn VLĐ thường xuyên quá ít (chỉ chiếm 3% tổng nguồn VLĐ năm 2003, năm 2004 và 2005 có tăng nhưng rất chậm, đến năm 2006 vẫn chỉ có 11.3% trong tổng vốn lưu động ) làm Nhà máy mất đi tính chủ động trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Các khoản phải thanh toán chủ yếu dựa lớn vào các khoản phải thu từ bán hàng và hàng tồn kho. Thực tế cho thấy nếu hoạt động như vậy thì sẽ không có hiệu quả bền vững. Do đó, việc xác định nhu cầu VLĐ là hết sức cần thiết. Để xác định được nhu cầu VLĐ một cách chính xác, có thể đi theo hướng sau:

- Trước hết, Nhà máy cần tính toán nhu cầu VLĐ cần thiết đó, tính toán nhu cầu VLĐ cho từng khâu, từng khoản mục dựa trên các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước và dự định về hoạt động của Nhà máy trong kỳ kế hoạch để từ đó huy động đáp ứng VLĐ cho từng khâu từng khoản mục một cách đầy đủ, kịp thời, tránh lãng phí và đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục hiệu quả. Có nhiều cách để xác định nhu cầu VLĐ tối thiểu nhưng theo em Nhà máy Gạch Tuynel Nam Sách nên tính toán nhu cầu này theo phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch. Phương pháp tính như sau:

Vnc = M1

L1 Trong đó:

Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch

M1 : Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch L1 : Số vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch

Như đã phân tích ở trên, doanh thu tiêu thụ Nhà máy tăng qua các năm, năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 1.889.220.254 đồng và dựa trên dự định mở rộng sản xuất loại gạch ốp lát nhiều hơn nữa, vì thực tế năm 2006 vừa qua, doanh thu tiêu thụ loại gạch này đã tăng so với năm 2005, do vậy kế hoạch cho năm 2008 của Nhà máy là sẽ tăng doanh thu, tăng tổng mức luân chuyển vốn năm 2008 là 10%, tức là tổng mức luân chuyển vốn năm 2008 là:

6.269.517.045 + ( 6.296.517.045 x 10%) = 6.896.468.749.5 đ

Và số vòng quay VLĐ cũng tăng thêm 0,5 vòng so với năm 2006, tức là đạt 2.69 vòng/ năm. Vậy nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch là:

6.896.468.749.5

Vnc = = 2.563.743.030 đồng. 2.69

Để xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu kinh doanh theo phương pháp tính toán trên, Nhà máy có thể căn cứ vào tỷ trọng VLĐ được phân bổ hợp lý trên các khâu kinh doanh.

- VLĐ khâu dự trữ sản xuất: gồm giá trị các khoản NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, công cụ lao động nhỏ, tổng cộng chiếm 10% tổng VLĐ.

- VLĐ khâu sản xuất gồm giá trị các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tổng cộng chiếm 40% tổng VLĐ.

- VLĐ trong khâu lưu thông chiếm 50% tổng VLĐ.

- Khâu dự trữ sản xuất: 2.563.743.030 x 10% = 256.374.303 đ - Khâu sản xuất : 2.563.743.030 x 40% = 1.025.497.212 đ - Khâu lưu thông : 2.563.743.030 x 50% = 1.281.871.515 đ

Cộng: 2.563.743.030 đ

Phương pháp này có ưu điểm là tương đối đơn giản, giúp Nhà máy ước tính được nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp.

Trên cơ sở nhu cầu VLĐ theo kế hoạch đã lập Nhà máy cần có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sao cho chi phí vốn bỏ ra thấp nhất và thu được hiệu quả cao nhất. Ở đây cũng cần thấy rằng để quá trình SXKD được tiến hành thuận lợi thì nguồn VLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp phải là nguồn vốn ổn định có tính vững chắc. Từ thực trạng của Nhà máy ta thấy, nguồn vay ngắn hạn của Nhà máy đã được khai thác triệt để ( năm 2006 chiếm 51,8% tổng nợ ngắn hạn), Nhà máy cần phải sử dụng nguồn vốn này một cách linh hoạt, hết sức khéo léo không nên lạm dụng quá gây mất uy tín với khách hàng, vì đây là những khoản nợ dưới một năm thậm chí một vài tháng nên Nhà máy phải thường xuyên thay đổi chúng để không bị biến thành con nợ khó đòi.

Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ, cần xác định số vốn thừa thiếu để từ đó tìm nguồn tài trợ có lợi nhất đảm bảo cung ứng đầy đủ cho sản xuất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

Khi thực hiện Nhà máy cần căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ đã tạo lập được làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Nhà máy. Trong thực tế, nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn Nhà máy cần chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.

Việc lập kế hoạch huy động phải dựa vào sự phân tích tính toán các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước với những dự tính về tình hình hoạt động kinh

doanh, khả năng tăng trưởng trong kỳ tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường như căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của kỳ trước, dự kiến số lượng đơn đặt hàng cho kế hoạch từ đó dự kiến số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, dự kiến số VLĐ cần thiết cho kỳ kế hoạch.

2. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh quá trình thu hồi tiền hàng

Như đã phân tích ở trên, trong năm 2006, VLĐ của Nhà máy còn bị chiếm dụng với tỷ trọng cao, trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng chiểm 98.3 %. Điều đó cho thấy công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng, thu hồi công nợ cần phải khắc phục hơn nữa. Nhà máy chưa có các biện pháp khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán ngay hoặc thanh toán nhanh. Khi bán hàng qua đại lý thì bán được hàng, các đại lý mới thanh toán nên đã làm cho thời gian thu tiền kéo dài. Do đó, để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ từ đó góp phần sử dụng vốn có hiệu quả, Nhà máycần có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tới mức tối đa tình trạng nợ nần dây dưa, chưa thanh toán của khách hàng. Theo em, Nhà máycần áp dụng một số biện pháp sau:

+ Trước khi ký kết hợp đồng tiêu thụ Nhà máy cần xem xét kỹ lưỡng cơ sở vật chất của khách hàng, tình hình tài chính, khả năng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, Nhà máycó thể từ chối ký hợp đồng với những khách hàng nợ nần dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc những đơn đặt hàng mà số tiền ứng trước là rất nhỏ.

+ Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính quy định. Chẳng hạn, nếu thanh toán chậm so với thời hạn quy định phải chịu vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn hoặc phải chịu lãi theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng.

+ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài Nhà máy, thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn. Nếu Nhà máy có nhiều khách hàng mua chịu, các tài khoản kế toán phải được thiết kế sao cho chúng nêu lên được mỗi khách hàng đã mua được bao nhiêu, đã trả được bao nhiêu và Nhà máy còn phải thu của mỗi khách hàng là bao nhiêu nữa. Và từ các sổ chi tiết đó, Nhà máy nên lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi.

+ Sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán sớm tiền hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế thanh toán chậm dẫn đến nợ nần dây dưa khó đòi. Để làm được điều đó thì tỷ lệ chiết khấu phải được đặt sao cho phù hợp, phát huy được hiệu quả của nó. Theo em, để có thể xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý cần phải đặt nó trong mối liên hệ với lãi suất vay vốn hiện hành của ngân hàng. Bởi vì, khi bán hàng trả chậm, Nhà máy sẽ phải đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hàng liên tục. Vì vậy, việc Nhà máy giảm cho khách hàng một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số tiền hàng mà tỷ lệ đó nhỏ hơn lãi suất vay vốn để thu hồi tiền hàng ngay vẫn có lợi hơn là không chiết khấu để cho khách hàng nợ một thời gian và trong thời gian đó Nhà máylại phải đi vay vốn để chịu tiền lãi.

Giả sử tất cả các khoản phải thu của khách hàng có thời hạn 1 tháng. Tại thời điểm năm 2006 khoản phải thu của khách hàng là 898.516.313 đồng. Với việc vay vốn ngân hàng với lãi suất 0,6%/ tháng, nếu khi khách hàng thanh toán ngay thì Nhà máy sẽ không phải chịu số tiền lãi là:

898.516.313 x 0,6% = 5.391.098 đồng.

Do đó, để thu được tiền hàng ngay, Nhà máycó thể chiết khấu cho khách hàng thanh toán ngay là 0,3% giá trị hàng bán. Khi đó số tiền chiết khấu cho khách hàng là:

898.516.313 x 0,3% = 2.695.549 đồng. Số tiền tiết kiệm được do áp dụng chiết khấu là:

2.695.549 – 5.391.098 = - 2.695.549 đồng.

Từ những tính toán trên, Nhà máy nên sử dụng tỷ lệ chiết khấu như sau:

- Nếu khách hàng thanh toán ngay khi mua hàng, Nhà máycó thể sử dụng chiết khấu cho khách hàng là 0,3% giá trị hàng bán.

- Nếu khách hàng thanh toán chậm trong vòng 15 ngày Nhà máy sẽ phải chịu mức lãi suất là:

15 ngày x 0,6% = 0,3% 30 ngày

Do đó Nhà máy có thể chiết khấu cho khách hàng 0,2% giá trị hàng bán.

- Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 15- 20 ngày, Nhà máy sẽ phải chịu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w