Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách (Trang 40 - 43)

là chưa tốt. Nhà máy cần có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới.

IV. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy máy

Qua những phân tích từ thực tế cho tới các hệ thống chỉ tiêu phân tích ở trên, ta có đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy như sau:

1. Những kết quả đạt được

Mặc dù những năm đầu đi vào sản xuất gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà máy đã chủ động huy động các nguồn vốn, bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho dài hạn, duy trì nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này chứng tỏ sự cố gắng, năng động của Nhà máy trong việc tổ chức nguồn vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Nhà máy đã rất năng động trong việc sử dụng vốn chiếm dụng được, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn.

Không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và thị trường mới để từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, đời sống cán bộ

công nhân viên không ngừng được mở rộng

2. Những hạn chế

Nguồn vốn lưu động tăng lên, nhưng tăng do sự tăng lên của nguồn vốn

lưu động tạm thời chiếm tỷ trọng chủ yếu, điều này gây khó khăn ảnh hưởng đến sự chủ động về tài chính.

Cơ cấu vốn lưu động còn nhiều điều chưa hợp lý, Sự bố trí vốn trong các khoản phải thu và hàng tồn kho còn lớn gây nên hiện tượng ứ đọng vốn cả trong thanh toán và khâu dự trữ. Đặc biệt là với các khoản phải thu, Nhà máy cần phải cố gắng trong công tác tổ chức thu hồi nợ và có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Bởi vì, khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động sẽ gây nên tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khâu thanh toán, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy

Khả năng thanh toán của Nhà máy yếu, Nhà máy có khả năng đáp ứng các

khoản nợ ngắn hạn và dài hạn bằng tài sản hiện có của mình, có thể trang trải phần lớn nợ ngắn hạn tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của Nhà máy không đảm bảo an toàn có xu hướng giảm theo các năm. Điều này khiến Nhà máy vấp phải những khó khăn trong thanh toán công nợ, vào những lúc thanh toán các khoản nợ có thể buộc sử dụng các biện pháp bất lợi như các tài sản với giá thấp để trả nợ. Mặt khác, khả năng thanh toán nhanh của Nhà máy phần lớn được đảm bảo bởi các khoản phải thu của khách hàng, do đó nếu các khoản phải thu gặp rủi do trở thành nợ khó đòi thì Nhà máy sẽ mất khả năng thanh toán.

Công tác tiêu thụ sản phẩm chưa tốt. Sự gia tăng của hàng tồn kho một mặt gây khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận, mặt khác đòi hỏi Nhà máy phải mất thêm một khoản tiền phục vụ cho việc theo dõi, bảo quản, trông coi, bảo dưỡng...gây ảnh hưởng không tốt trong việc sử dụng vốn.

3. Nguyên nhân

Về nguồn vốn: Sự tăng giảm nguốn vốn là tình hình sản xuât của nhà máy gắn với từng giai đoạn. Những năm đầu đi vào hoạt động sản xuất, nhà máy

đã huy động nhiều nguồn vốn dài hạn để mua sắm trang thiết bị máy móc. Nhưng năm sau, sản xuất đi vào ổn định nguồn vốn lưu động tăng lên , tương ứng tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên cũng được tăng lên.

Về khả năng thanh toán: Nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán kém các khoản nợ ngắn hạn khi có biến động xảy ra là do lượng tiền dự trữ không cân đối lượng tiền dự trữ năm 2006 giảm chiếm tỷ trọng 0.4% trong tổng vốn lưu động của Nhà máy. Tỷ trọng quá nhỏ dẫn đến lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đóng vai trò mờ nhạt trong thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.

Cơ cấu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của Nhà máy và tăng lên qua các năm, năm 2006 chiếm tỷ trọng 69% tổng vốn lưu động. Điều này là nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.

Nguyên nhân của sự tăng lên các khoản phải thu là do phương thức thanh toán của Nhà máy chưa hợp lý. Với mục đích thúc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh . Nhà máy buộc phải tăng cường áp dụng chính sách bán chịu, trả chậm cho khách hàng.

Sự tăng lên của hàng tồn kho, một phần là do đặc điểm qui trình sản xuất của Nhà máy, nguyên vật liệu phải được dự trữ trong kho với trự lượng đủ từ hai đến ba tháng sản xuất. Phần khác do sự tính toán không sát với nhu cầu thì trường nhà máy nhập lượng nguyên liệu về với mục đích được hưởng chiết khấu từ người bán và tận dụng khi cơ hội đến, Nhà máy đưa ra sản xuất số lượng lớn và giảm chiết khấu cho khách hàng.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY TUYNEL NAM SÁCH

Tìm hiểu và thấy được những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh cùa Nhà máy trong những năm qua , việc đề ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là việc rất quan trọng.Trong những năm tới để tăng doanh thu lợi nhuận cũng như nâng cao đới sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên Nhà máy đã đề ra những định hướng phát triển sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy gạch Tuynel Nam Sách (Trang 40 - 43)