II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy
2. Tình hình phân bổ, cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy
Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả Nhà máy chia vốn lưu động thành 2 loại :
- Vốn bằng tiền:
Là bộ phận VLĐ không biểu hiện bằng hình thái hiện vật.Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- Vốn vật tư, hàng hoá:
Là bộ phận VLĐ biểu hiện dưới hình thái hiện vật trong doanh nghiệp. Vốn vật tư, hàng hoá bao gồm : nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.
Cách phân loại này giúp cho Nhà máy có cơ sở để tính toán kiểm tra kết cấu tối ưu của VLĐ để có những quyết định tối ưu về mức tận dụng số VLĐ đã bỏ ra. Mặt khác, nó cũng là cơ sở để Nhà máy đánh giá khả năng thanh toán của mình.
Để thấy rõ tình hình phân bổ, cơ cấu vốn lưu của Nhà máy ta xem bảng 6: Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn lưu động Nhà máy tăng lên qua các năm : Năm 2006 tổng nguồn vốn là: 3.226.733.064 đồng tăng so với năm 2005 là 699.903.700 đồng.
Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 649.685.000 đồng.
Sự tăng lên của vốn lưu động là một hướng tốt xong bảng số liệu cho ta thấy sự tăng lên đó chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho là hai khoản mục chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy đó lại là biểu hiện không tốt.
Các khoản khác là tài sản lưu động khác và tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ và có tỷ trọng giảm dần qua các năm.
Năm 2006 chiếm tỷ lệ 2.4% tỷ trọng trong tổng vốn lưu động, tiền mặt chiếm tỷ trọng 0.4% trong tổng vốn lưu động.
Nhìn bảng ta cũng nhận thấy, tỷ trọng giữa lượng vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác qua các năm không cân đối.
Với tình hình phân bổ cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy như bảng trên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy. Đểm xem xét, ta đi xem xét chi tiết từng khoản mục để thấy được ảnh hưởng của vốn lưu động:
.
Bảng 5: Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của Nhà máy giai đoạn 2003 - 2006
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Giá trị ( đ ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( đ ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( đ ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( đ ) Tỷ trọng (%) I. Tiền 1 234 267 000 80.4 1 658 952 000 76 36 248 925 1.5 12 855 034 0.4 1.Tiền mặt 1 178 724 985 95.5 1 526 235 840 92 32 805 699 90.5 5 265 899 41
2.Tiền gửi ngân hàng 55 542 015 4.5 132 716 160 8 3 443 226 9.5 7 589 135 59
II. Các khoản phải thu 108 950 000 7.1 300 000 000 13.7 743 756 354 29.4 914 016 313 28.3
1.Phải thu của khách hàng 43 035 250 39.5 136 500 000 45.5 643 756 354 86.6 898 516 313 98.3
2.Các khoản phải thu khác 65 914 750 60.5 163 500 000 54.5 100 000 000 13.4 15 500 000 1.7
III.Hàng tồn kho 191 050 000 12.5 225 000 000 10.3 1 525 908 728 60.4 2 223 839 296 69
1.NVL tồn kho 53 494 000 28 65 925 000 29.3 463 065 588 30.3 1 304 608 688 58.7
2.Công cụ dụng cụ 4 012 050 2.1 3 600 000 1.6 12 841 505 0.8 29 456 773 1.32
3.CPSXKD dở dang 8 597 250 4.5 9 450 000 4.2 48 157 483 3.2 28 859 017 1.29
4.Thành phẩm. 124 946 700 65.4 146 025 000 64.9 1 001 844 152 65.6 860 914 818 38.7
IV. Tài sản lư động khác 220 915 357 8.7 76 022 421 2.4
1.Tạm ứng 136 160 000 61.6 11 960 000 15.7
2. CP chờ kết chuyển 84 755 357 38.4 64 062 421 84.3
Cộng 1 534 267 000 100 2 183 952 000 100 2 526 829 364 100 3 226 733 064 100
Trên đây là xem xét khái quát về tình hình vốn lưu động của Nhà máy, để biết cơ cấu phân bổ nguồn vốn Nhà máy có thích hợp không và ảnh hưởng các thành phần đến đến tổng vốn lưu động của Nhà máy ta xem xét chi tiết các khoản mục.