Ph−ơng pháp cho vay

Một phần của tài liệu kế toán cho vay tổ chức cá nhân trong nước tại NHNN và PTNT Từ Liêm (Trang 49 - 50)

Ngân hàng cần xem xét và bổ xung thêm về ph−ơng thức cho vaỵ Ngoài ph−ơng thức cho vay từng lần nh− hiện nay đang áp dụng phổ biến tại Ngân hàng, nên mở rộng thêm ph−ơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những khách hàng có giao dịch th−ờng xuyên, có uy tín với Ngân hàng. Ph−ơng thức này cho vay trên tài khoản vãng lai (Tài khoản này có thể d− nợ hoặc d− có). Điều này sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn, khách hàng mỗi lần vay vốn sẽ không phải làm lại các thủ tục, giấy tờ nh− lần vay đầu tiên

giống nh− trong cho vay từng lần và Ngân hàng cũng giảm nhẹ hơn công việc l−u giữ và quản lí các loại giấy tờ, hồ sơ vay vốn.

Trên cơ sở bổ xung thêm ph−ơng thức cho vay, tôi xin mạnh dạn nêu lên ý kiến là Ngân hàng cho khách hàng vay vốn theo hạn mức tín dụng thấu chi thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng.

"Thấu chi là hình thức cho vay mà trong đó ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền v−ợt quá số d− tiền gửi của khách hàng trên tài khoản vãng lai tại ngân hàng với một số l−ợng( hạn mức) nhất định"

Với kỹ thuật này, khách hàng đ−ợc mở tài khoản vãng lai để sử dụng kết số thiếu khi có nhu cầu và nộp vào tài khoản này các khoản thu bằng tiền

Nội dung kết cấu của tài khoản vãng lai nh− sau: Bên nợ: - Các khoản chi của khách hàng

Bên có: - Tiền bán hàng - Thu khác

D− nợ: - Số tiền khách hàng vay

D− có: - Số tiền khách hàng gửi tại ngân hàng

Thấu chi là kỹ thuật cấp tín dụng giúp cho khách hàng sử dụng vốn chủ động và tiện lợi, nhất là đối với những khách hàng có khả năng tài chính mạnh và có uy tín đối với Ngân hàng. Về phía Ngân hàng cũng rất thuận lợi vì thông qua tài khoản vãng lai của khách hàng thì ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát đ−ợc mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng tránh rủi ro xảy đến với Ngân hàng.

Một phần của tài liệu kế toán cho vay tổ chức cá nhân trong nước tại NHNN và PTNT Từ Liêm (Trang 49 - 50)