0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tại sao phải tiến hành tự do hoá lãi suất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: “LÃI SUẤT VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG VIỆC ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM” DOC (Trang 36 -38 )

VI ỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1. Tại sao phải tiến hành tự do hoá lãi suất

1.1. Hạn chế của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp

Trong cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp nhà nước quản lý trực tiếp

lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất. Các ngân hàng và tổ

chức tín dụng phải tuyệt đối tuân theo. Cơ chế này tuy có những mặt

thuận lợi như: dễ thực hiện, phù hợp với các nước đang phát triển,

mức độ cạnh tranh kém, ...bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế.

-Việc kiểm soát lãi suất tỏ ra kém hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ, phân bổ nguồn tín dụng, khả năng cạnh tranh thấp

làm giảm chức năng trung gian tài chính của ngân hàng do sự cứng

nhắc, thiếu linh hoạt.

-Nguồn tiết kiệm có thể bị chảy ra thị trường tài chính phi chính thức và không bị quản lý biểu hiện: các loại hình ngân hàng kiểu chính sách tăng lên, cho vay qua thị trường không chính thức, các

doanh nghiệp và công chúng tăng nắm giữ bằng ngoại tệ hoặc tích luỹ

dạng kim loại quý và hàng hoá lâu bền.

-Kiểm soát lãi suất sẽ kích thích kiểm soát chi tiết các điều kiện

kém hiệu quả và biến dạng hơn. Việc kiểm soát lãi suất sẽ làm giảm

hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ vì sự gia tăng và mở rộng các thị trường không được kiểm soát.

-Kiểm soát lãi suất không có lợi cho cạnh tranh, các tổ chức tín

dụng hoạt động kém hiệu quả có thể được bảo vệ từ sức ép của tự do

cạnh tranh làm cho quá trình giải quyết khó khăn của họ kéo dài. Những khó khăn lớn gắn với việc kiểm soát lãi suất là vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Cả hai loại rủi ro này đều có xu hướng tăng lãi suất lên và tăng rủi ro tín dụng.

1.2. Nguyên nhân thực hiện tự do hoá lãi suất

Như trên đã nêu, chính sách kiểm soát lãi suất có những hạn chế

lớn, tác động không tích cực với sự phát triển của nền kinh tế. Muốn

khắc phục, thay thế vào đó là một cơ chế mới: cơ chế tự do hoá lãi suất.

-Lãi suất tự do hoá, biến động theo cung cầu về vốn có thể phân bổ

nguồn tín dụng cho người vay hiệu quả nhất, thu hút tiền gửi với chi

phí hợp lý.

-Lãi suất tự do hoá sẽ linh hoạt hơn lãi suất bị kiểm soát, dễ điều

tiết thích nghi với sự thay đổi tự động tạo ra sự kích thích tăng trưởng

tài chính.

-Không một chính phủ, một NHTM nào có được khả năng phân bổ

và kiểm soát nguồn vốn có hiệu quả cho hàng ngàn các nhu cầu sử

dụng vốn khác nhau. Tự do hoá lãi suất sẽ làm tốt nhiệm vụ này.

-Tự do hoá lãi suất sẽ giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong vấn đề

tối đa hoá lợi nhuận, người cho vay và giảm thiểu chi phí của người đi

-Đưa lại quyền tự do trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, cơ chế lãi suất tự do sẽ làm cho lãi suất tiền gửi và vay cao hơn nên đã kích thích tăng trưởng kinh tế phục vụ quá trình toàn cầu hoá.

Như vậy, việc tiến hành tự do hoá lãi suất là cần thiết với bất cứ

một quốc gia nào để phát triển nền kinh tế lành mạnh, nhưng trong quá trình thực hiện tự do hoá lãi suất cần phải thận trọng, hợp lý, tránh

nóng vội để loại bỏ những mặt tiêu cực của nó có thể gây ra cho nền

kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: “LÃI SUẤT VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG VIỆC ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM” DOC (Trang 36 -38 )

×