QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu 158 Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng (Trang 28 - 30)

b. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp và tài khoản kế toán sử dụng

2.1.1QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà được thành lập vào ngày 11/11/2003 theo quyết định số 0102010496 do Sở Kế hoạch đầu tư cấp. Với tư cách là một công ty thương mại chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị và kinh doanh tại thị trường trong nước.

Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà hiện nay chuyên kinh doanh máy móc, thiết bị. Công ty hiện đang là nhà phân phối chính thức và nhà cung cấp tại Việt Nam cho các hãng:

- Bridgestone (Nhật Bản) Lốp đặc chủng - Flygt (Thuỵ Điển) Bơm chìm

- Compair (Anh) Máy nén khí - Pelican (Anh) Máy phát điện

- Memphis Group (Mỹ) Thiết bị phụ tùng máy bay - Catepillar (Mỹ) Xe, máy công trình

- Các loại xe, máy đặc chủng

- Hệ thống truyền động công nghiệp (Hộp số, khớp nối, băng tải)

- Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất - Phụ tùng các loại

Trong thời điểm hiện nay khi mà nền công nghiệp nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cao vẫn luôn là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu. Do đó mảng thị trường này mức độ cạnh tranh vẫn là khá cao. Doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh cần phải phát huy lợi thế của mình như giá chào, chất lượng cạnh tranh mối quan hệ và kinh nghiệm kinh doanh nhập khẩu...

Bên cạnh đó mặt hàng chủ lực của Công ty do chuyên sâu kinh doanh mặt hàng máy móc, công nghệ và có một đội ngũ cán bộ nắm vững các đặc tính kỹ thuật, chủng loại cũng như giá cả của từng loại mặt hàng so với các công ty không chuyên khác. Đây cũng là ưu thế của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên mảng thị trường này.

Tuy mới được thành lập song Công ty đã có được uy tín với các đại lý nước ngoài như hãng Bridgestone, Catepillar... có mối quan hệ thân thiết với nhiều ngân hàng và bạn hàng trong nước. Đây là một lợi thế rất lớn trong hoạt động kinh doanh của Công ty tạo ra thế vững chắc trên thị trường mặc dù mới chỉ là một công ty non trẻ.

Thị trường nước ngoài: Với chính sách mở cửa, chuyển sang cơ chế tự do hoá thương mại, dần xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế, nền kinh tế Việt nam đang dần hoà mình vào dòng chảy chung của kinh tế thế giới. Có thể nói đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam ở các lĩnh

vực, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương.

Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu bên cạnh việc duy trì phát triển quan hệ với bạn hàng cũ, việc mở rộng thị trường phải tiếp cận và làm việc với các khách hàng nước ngoài mới là tất yếu. Đôi khi rất khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin chính xác về họ. Việc

tìm hiểu, lập quan hệ và gây uy tín với khách hàng mới đòi hỏi thời gian nhưng đồng thời cũng phải biết đưa ra những quyết định có tính thời cơ. Mặt khác khi nền thương mại của họ phát triển thì họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, do đó phải làm sao để theo kịp về trình độ, nhằm tránh thua thiệt trong kinh doanh. Đặc biệt là nghiệp vụ nhập khẩu các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao như máy móc thiết bị điều này là hết sức cần thiết. Hiểu rõ những hạn chế của mình để từng bước khắc phục là yêu cầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu 158 Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng (Trang 28 - 30)