Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản

Một phần của tài liệu 60 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tam Kim (Trang 47 - 53)

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Một là: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Để tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí sản xuất và tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí phát sinh ở Công ty nói chung và ở từng bộ phận nói riêng. Việc trước tiên phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý cũng như

chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào địa điểm phát sinh. Trong khi đó, tại Công ty cổ phần Tam Kim xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chỉ căn cứ vào mục đích sử dụng bỏ qua căn cứ vào địa điểm phát sinh chính vì thế mà mọi chi phí phát sinh trong thời kỳ không xác định được rõ ràng về thời gian địa điểm, tức là không phân biệt được sự tăng giảm và chi phí của từng phân xưởng sản xuất phải tập hợp đủ, đúng đối tượng, phải biết phân tích đánh giá từng hiệu quả của chi phí sản xuất thông qua việc tính giá thành sản phẩm của từng kỳ sản xuất. Nhiệm vụ của kế toán còn phải phản ánh đích thực của từng đối tượng tập hợp chi phí, hướng tới của công ty nên xác định lại đối tượng tập hợp chi phí để biết rõ nguồn gốc phát sinh chi phí để từ đó đánh giá và điều chỉnh kịp thời. Dựa vào đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất dây cáp. Đối với các phân xưởng sản xuất nên tập hợp chi phí theo từng phân xưởng vì ở đây các phân xưởng sản xuất có tính chất và đặc thù rât khác nhau. Hầu như mọi chi phí phát sinh ban đầu tập trung chủ yếu ở phân xưởng cắt chất bọc, đây là phân xưởng chế biến ban đầu nên trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều chi phí do nhiều nguyên nhân khách quan như có kỳ do nguyên vật liệu cung cấp về phẩm chất, chất lượng kém, đòi hỏi việc xử lý, chế biến phải mất nhiều công hơn, hơn nữa mức tiêu hao vật tư sẽ thay đổi theo nên chi phí sẽ tăng và ngược lại. Do vậy kế toán phải theo dõi chi tiết chặt chẽ mọi chi phí phát sinh ở từng công đoạn cụ thể, xác định địa điểm phát sinh chi phí, việc xác định này căn cứ vào mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng công đoạn, từng đối tượng, kế toán phải tính toán để giảm hi phí về vật tư, tiền lương.

Hai là : Kế toán xác định sản phẩm dở dang.

Việc tính giá thành phẩm đúng và khách quan sẽ phụ thuộc một phần lớn vao việc đánh giá sản phẩm dở dang. Do vậy khi đánhh giá sản phẩm dở dang phải xác định được mức độ hoàn thành của từng loại sản phẩm dở dang của từng giai đoạn chế biến. Đồng thời vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho phù hợp.

Về việc kế toán xác định sản phẩm dở dang : Căn cứ vào quy trình sản xuất dây cáp như đã trình bày ở trên. Quy trình đó có rất nhiều công đoạn và mỗi công đoạn phải chế tạo rất nhiều loại vật liệu khác nhau. Trong quá trình sản xuất ở cuối mỗi kỳ kế toán, số nguyên liệu này tồn tại ở các công đoạn khác nhau đều có và với số lượng có kỳ nhiều, có kỳ ít. Do vậy, để xác định đúng và chính xác, hợp lý của từng đồng chi phí bỏ ra và để xác định chi phí của từng kỳ cần phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang ở tất cả các công đoạn sản xuất. Có như vậy chi phí phát sinh trong kỳ mới phản ánh đầy đủ và đúng được. Để xác định được là bao nhiêu phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của công ty. Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành ở từng công đoạn. Căn cứ vào định mức kỹ thuật.

KẾT LUẬN

Tìm hiểu thực tế là một giai đoạn rất quan trọng giúp cho sinh viên được thử nghiệm những kiến thức đã được tiếp thu qua bài giảng của nhà trường và hệ thống hóa thực tế về công tác kế toán.

Toàn bộ những nội dung lý luận và thực tiễn đã đề cập đến trong chuyên đề tốt nghiệp đã chứng minh chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa và vai trò đặc biệt đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và mỗi doanh nghiệp sản xuất nói riêng.

Thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Tam Kim em nhận thấy công tác tập hợp chi phí sản xuất của Công ty đã đáp ứng phần lớn yêu cầu quản lý.

Những phân tích và ý kiến đề xuất trong chuyên đề này. Với góc độ nhìn của một sinh viên kế toán, trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế về sản xuất kinh doanh xây lắp còn ít ỏi do vậy khó tránh khỏi những thiếu sót.

Em hy vọng những ý kiến đưa ra trong chuyên đề này có ý nghĩa về mặt lý luận và có tính khả thi trong thực tế.

Quá trình thực tập em nhận được sự giúp đỡ của phòng kế toán và lãnh đạo Công ty cùng sự chỉ bảo của thầy cô giáo hướng dẫn trong bộ môn kế toán

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Ngọc và Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Công ty cổ phần Tam Kim đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

MỤC LỤC.

Lời nói đầu………..…...…….1

Phần I. Tổng quan về công ty cổ phần Tam kim. ……….…..……….2

1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty. ……….……2

1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty……….3

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty. ……….5

1.2.1 Ban giám đốc của công ty ………..………..6

1.2.2 Các phòng ban của công ty ………...8

1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ……..10

1.3.1 Các phân xưởng sản xuất chính ……….10

1.3.2 Các phân xưởng sản xuất phụ ………12

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. ………..12

1.4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán ………..13

1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán ……….13

1.4.3 Sơ đồ tổ chức hệ thống kế toán của công ty ……….…..15

1.5 Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty. ………...15

1.5.1 Chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng ………..15

1.5.2 Tình hình vận dụng chế độ chứng từ, sổ sách kế toán………16

Phần II. Thực trạng kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Tam Kim ………...17

2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tác động đến công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. ……….………..17

2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. …….………..…18

2.3 Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất. ……….….………..18

2.4 Kế toán chi phí sản xuất. ……….……….…….19

2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ………….…………19

2.4.4 Hạch toán phân bổ chi phí sản xuất phụ cho các đối tượng …...34

2.4.5 Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm ………...37

2.5 Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty. ……..….…40

2.5.1 Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. ………40

2.5.2 Kỳ tính giá thành và đơn vị sản lượng tính giá thành sản phẩm….41 2.5.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ……….………41

2.5.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm...42

Phần III. Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Tam Kim. ……….…45

3.1 Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ……….……..45

3.1.1 Ưu điểm ……….…………45

3.1.2 Nhược điểm ………..………..46

3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện về công tác kế toán ...…………..…….46

3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ………..………….47

Kết luận. ………..………..50

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... PHÒNG KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu 60 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tam Kim (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w