MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu 59 Kế toán tại sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 (Trang 49 - 52)

III. Hướng dẫn hạch toán:

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ

KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

3.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11. KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11.

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sông Đà 11, nhờ sự giúp đỡ tận tình của phòng Tài chính – Kế toán và tiếp cận trực tiếp với công tác hạch toán kế toán tại Công ty với các phần hành kế toán TSCĐ em xin rút ra một số ý kiến nhận xét sau:

3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán TSCĐ tại Công ty CP sông Đà 11.

+ Trong công tác đầu tư đổi mới và quản lý TSCĐ:

Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Công ty luôn nhận thức rõ vấn đề trang bị TSCĐ đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đầu tư trang bị cho mình một cơ cấu TSCĐ hợp lý nhằm đảm bảo tốt cho công tác sản xuất kinh doanh. Trải qua hơn 40 năm hoạt động đến nay Công ty đã xây dựng cơ bản một cơ cấu TSCĐ tương đối ổn định và hợp lý đối với ngành xây dựng cơ bản.

Công ty tiến hành quản lý TSCĐ chặt chẽ theo đúng chế độ. Đặc biệt đã quy định trách nhiệm vật chất của từng bộ phận đơn vị với tài sản của Công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong quá trình mua sắm, bảo quản và sử dụng TSCĐ từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Ta có thể thấy trong những năm qua, thiết bị máy móc đã phát huy năng suất đạt tỷ lệ bình quân máy móc thiết bị thường xuyên làm việc trong năm là 82%. Từ tháng 8/2002, khi đã hoàn thành phòng quản lý cơ giới đến nay công tác quản lý cơ giới đã được tập trung quan tâm chú trọng hơn. Công tát quản lý TSCĐ đảm bảo được phối hợp nhịp nhàng giữa phòng kỹ thuật, phòng cơ giới, phòng kế toán.

+ Trong công tác tổ chức và hạch toán kế toán TSCĐ của Công ty:

Điều phải nói đến đầu tiên chính là đội ngũ kế toán có trình độ cao (100% đều có trình độ đại học về chuyên ngành kế toán), đó chính là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng công tác kế toán ở Công ty. Kế toán Công ty tiến hành phân công phân nhiệm kế toán theo từng phần hành kế toán cụ thể giúp cho việc chuyên môn hóa trong công tác kế toán, nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán. Hằng năm Công ty luôn có kế hoạch cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Khi có chuẩn mực kế toán mới Công ty sẽ tổ chức mời giảng viên các trường đại học, các chuyên viên về giảng để kế toán lĩnh hội và áp dụng.

Bên cạnh đó được sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS (thống nhất trong toàn Tổng công ty) giúp cho việc xử lý số liệu kế toán trở nên nhanh gọn hơn, việc quản

lý số liệu kế toán dễ dàng hơn, tính bảo mật cao hơn, cung cấp thông tin kịp thời hơn. Công ty còn tiến hành nối mạng với Tổng Công ty và với các đơn vị trực thuộc, giúp cho việc chỉ đạo công tác kế toán được kịp thời, thông tin nhanh chóng và chính xác.

+ Trong công tác kế toán TSCĐ:

- Về công tác tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ.

Hệ thống sổ sách chứng từ: bên cạnh những chứng từ, sổ sách bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính kế toán Công ty đã xây dựng một hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách khoa học hợp lý chính vì vậy đã giúp cho kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty được thuận lợi trong quá trình ghi sổ kế toán, tránh được tình trạng ghi sai lệch, thuận tiện cho công tác kiểm tra giám sát số liệu cũng như trong quá trình đối chiếu so sánh số liệu góp phần nâng cao hiệu quả cho Công ty.

Việc quy định cho từng TSCĐ bằng các số liệu tương ứng với đặc trưng kỹ thuật và tác dụng của chúng giúp kế toán thuận lợi trong việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý, xem xét nghiên cứu khi cần thiết. Đồng thời đảm bảo được trách nhiệm vật chất của cá nhân, bộ phận phân xưởng trong khi bảo quản và sử dụng TSCĐ.

- Trong công tác kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ.

Việc hạch toán tăng giảm TSCĐ đều được dựa trên cơ sở pháp lý: các chứng từ hợp lý, hợp lệ về mua sắm nhượng bán…Phí lắp đặt chạy thử, các biên bản bàn giao thiết bị, biên bản kiểm tra hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ và được thực hiện theo quy định thống nhất.

- Trong công tác kế toán khấu hao TSCĐ.

Công ty tiến hành đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ với chi cục thuế Thành phố Hà Nội theo quy định của Bộ tài chính, từ đó giúp cho Công ty lập được kế hoạch khấu hao TSCĐ, dự tính trước được tương đối chính xác số chi phí khấu hao TSCĐ vào từng công trình, làm cho công tác lập định mức chi phí, quản lý định mức chi phí được chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu của Công ty. Kế hoạch khấu hao hàng tháng đã phản ánh được lượng khấu hao theo từng nguồn hình thành TSCĐ. Riêng đối với nguồn hình thành từ vốn vay tín dụng Công ty chú ý tới khấu hao theo thời gian vay của hợp đồng giúp cho việc tính khấu hao đơn giản, chính xác và ổn định, thu hồi vốn vay nhanh và trả nợ đúng hạn.

- Đối với công tác sửa chữa lớn TSCĐ.

Hàng tháng Công ty đều lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ. Đối với những TSCĐ hết giá trị mà vẫn hoạt động được Công ty trích phụ phí sử dụng TSCĐ và sửa chữa lớn, công việc sửa chữa lớn được tiến hành kịp thời, thường xuyên đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

3.1.2 Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty cổ phần sông Đà 11. phần sông Đà 11.

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì công tác TSCĐ còn có một số hạn chế:

+ Đối với công tác đánh giá lại TSCĐ hữu hình:

Do không sử dụng số liệu để đánh giá TSCĐ hữu hình để hạch toán nên Công ty không xác định giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình sau khi đánh giá lại. Như vậy chưa phản ánh được thực tế giá trị TSCĐ hiện có của Công ty và nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình trong Công ty.

+ Đối với công tác kế toán tăng giảm TSCĐ:

Tất cả các trường hợp tăng, giảm TSCĐ trong Công ty đều được lập hồ sơ riêng và để hạch toán tăng giảm TSCĐ phải dựa cả vào quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty. Dẫn đến những TSCĐ đã tăng giảm từ lâu không được hạch toán ngay từ thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

+ Đối với công tác phân loại TSCĐ hữu hình:

TSCĐ hữu hình của Công ty nhiều và đa dạng nhưng phòng kế toán Công ty chưa chú trọng tới việc phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau. Mà mỗi cách phân loại đó có những đặc trưng riêng và có tác dụng rất lớn đối với yêu cầu quản lý TSCĐ trong Công ty nói chung và trong công tác hạch toán kế toán nói riêng. Công ty chỉ mới phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật và theo công dụng kinh tế.

+ Đối với công tác khấu hao TSCĐ:

Trong sổ chi tiết khấu hao TSCĐ số khấu hao theo nguồn không được phản ánh. Trong năm 2007 Công ty chưa chuyển đổi việc tính khấu hao theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.

+ Đối với công tác sửa chữa lớn TSCĐ:

Công ty chưa thật sự chú trọng đến việc phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ. Mà trong điều kiện hiện nay điều đó rất quan trọng. Nếu tổ chức tốt công tác phân tích TSCĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được cơ cấu sự biến động tình trạng kỹ thuật TSCĐ, hiệu quả sử dụng TSCĐ…Từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp tốt nhất để bảo toàn và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11.3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. 3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty.

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, công tác kế toán luôn được chú trọng ở tất cả các doanh nghiệp vì tầm quan trọng của nó. Chức năng của kế toán là ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp, ngoài ra kế toán còn cung cấp thông tin cho rất nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, các thông tin này giúp cho họ có

những cơ sở để đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp, đối với các nhà đầu tư, các thông tin này là cơ sở để ra các quyết định đầu tư.

Việc hạch toán kế toán và quản lý TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sông Đà 11. Trong điều kiện ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như hiện nay, kế toán là công cụ hữu hiệu giúp Công ty phân tích được tình hình tài sản của mình, từ đó có hướng đầu tư và phương pháp quản lý thích hợp để tạo nên sức mạnh nội lực. Việc hạch toán và quản lý TSCĐ hiện nay tại Công ty cần được hoàn thiện để đáp ứng những nhu cầu trên.

3.2.2 Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. phần Sông Đà 11.

Qua một thời gian rất ngắn tìm hiểu và tiếp cận công tác quản lý, và công tác kế toán TSCĐ, cộng với hiểu biết thực tế còn hạn chế cũng như chưa có thời gian tìm hiểu kỹ công tác kế toán của Công ty, nhưng qua bài viết này em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét về công tác tổ chức kế toán TSCĐ với hi vọng góp một phần nhỏ bé để công tác hạch toán TSCĐ của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu 59 Kế toán tại sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 (Trang 49 - 52)