Chiphí sản xuất chung

Một phần của tài liệu 144 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội (Trang 40)

LI ỜỞ ĐẦU

2.2.5.Chiphí sản xuất chung

S N XU T VÀ T NH GIÁ THÀNH N PH MC NG TY Ởễ

2.2.5.Chiphí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: - Tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng.

- Bảo hiểm XH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ 19% trên tiền lương phải trả. - Tiền công tác phí.

- Chi phí về công cụ, dụng cụ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác.

Cũng như chi phí máy thi công, việc hạch toán chi phí sản xuất chung không có kế toán chuyên trách hạch toán mà được tập hợp trên các phiếu định khoản, bảng phân bổ vật liệu, tiền lương (hoặc các bảng kê xuất vật liệu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng) để tập hợp chi phí sản xuất chung các chứng từ ghi sổ liên quan, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 627.

- Chi phí sản xuất chung liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp ngay cho công trình, hạng mục công trình đó, còn chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì được phân bổ cho các công trình theo tỷ lệ thích hợp.

- Đối với tiền lương nhân viên quản lý tổ đội công trình thì được áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian. Căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận gửi lên và phương pháp phân phối quỹ tiền lương của từng đội công trình mà lập Bảng lương cho bộ phận quản lý đội (bộ phận gián tiếp) theo mẫu đã quy định.

Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán vào sổ chi tiết chi phí đội công trình theo từng khoản mục chi phí.

- Đối với các khoản tiền trích như BHXH, BHYT thì kế toán tiền lương căn cứ theo cấp bậc của từng cán bộ công nhân viên, riêng tiền trích KPCĐ trên tổng quỹ lương thực trả để lập bảng kê trích theo từng khoản mục chi tiết rồi tập hợp theo từng đợt lên Chứng từ ghi sổ và vào sổ Cái. Mức trích theo quy định là 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ trong đó trừ vào lương bộ phận gián tiếp là 5%, còn lại tính vào chi phí sản xuất chung.

Bảng kê trích 20% số BHXH phải nộp trong đó 15% số BHXH này tính vào chi phí sản xuất chung 5% tính trừ vào tiền lương của công nhân.

Căn cứ Bảng phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2006 kế toán trích 20% số BHXH cho nhân viên quản lí tổ, đội như sau của Công ty như sau:

Bảng kê trích 20% BHXH tháng 12 năm 2006. Tên công trình Lương cấp

bậc và phụ

Số tiền phải trích

Ghi Nợ các tài khoản

TK 627 TK 334 * Tổng chi phí công trình - Công trình Cảng Vũng áng 97.588.000 13.196.000 19.517.600 2.639.200 14.638.200 1.979.400 4.879.400 659.800 ... Cộng 97.588.000 19.517.600 14.638.200 4.879.400

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Tháng 12 năm 2006 Số 156.

Chứng từ

Trích yếu TK ghi sổ Số tiền

Số Ngày Nợ Bảng PBTL 12/06 * Trích 15% BHXH vào CPSXC 627 334 14.638.200 *Trừ 5% qua lương 334 338 4.879.400 Cộng 19.571.600 Kèm theo chứng từ gốc.

SỔ CÁI TK 627

Tháng 12 năm 2006

Ngày tháng ghi sổ

Chứng từ ghi

sổ Diễn giải TKĐƯ Số tiền (đồng )

Số Ngày Nợ

31/12/06 Chi phí sản xuất chung 111 47.090.000 Chi phí sản xuất chung 112 20.654.601 Chi phí sản xuất chung 141 18.383.184 135 Chi phí nguyên, vật liệu 152 20.415.345 140 Phân bổ tiền lương T12 334 97.588.000 Phải trả phải nộp khác 338 28.795.000

Tổng phát sinh 368.785.000

K/C Chi phí sản xuất chung 154 368.785.000

Cuối tháng kế toán lên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung của từng công trình theo mẫu sau: ( Biểu 03 )

Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán vào sổ Chi tiết TK 627: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SỔ CHI TIẾT TK 627

Công trình Vũng Áng

Ngày

tháng ghi Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền (đồng )

Số Ngày Nợ 31/12/06 CFSXC tháng 10/2006 30.568.000 30/11/06 CFSXC tháng 11/2006 57.679.500 31/12/06 CFSXC tháng 12/2006 47.495.690 Tổng phát sinh quý 4/2006 135.743.460 Kết chuyển CPSX chung TK 154 135.743.190 CHƯƠNG III

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội .

Qua thời gian thực tập tại công ty với sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ các phòng ban, đặc biệt là cán bộ phòng tài chính - kế toán đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu làm quen với thực tế, giúp em củng cố kiến thức đã học và liên hệ thực tiễn với công tác kế toán của công ty. Mặc dù thời gian thực tập còn ngắn ngủi, hiểu biết về lý luận chưa nhiều với việc nghiên cứu đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội".

Em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán - kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:

3.1.1. Những mặt ưu điểm:

- Bộ máy quản lý ở công ty gọn nhẹ, các phòng ban hoạt động có hiệu quả, cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho hoạt động lãnh đạo công ty.Việc giám sát kỹ thuật, thi công sản xuất quản lý kinh tế khoa học và phù hợp với đặc điểm của công ty, đảm bảo yêu cầu quản lý. Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất - kinh doanh, quan hệ với khách hàng, ngày càng có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đảm bảo đứng vững trong nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh.

- Bộ máy kế toán được tổ chức khoa học nên mặc dù gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về cung cấp toàn bộ thông tin kế toán cho công ty, nhiệt tình và trung thực.

- Phòng kế toán của công ty: xây dựng sổ sách kế toán, hệ thống chứng từ các phiếu nhập, xuất,… được tổ chức ghi chép khoa học, hợp lý, theo đúng chế độ kế toán, phù hợp với biểu mẫu nội dung và phương pháp lập. Tổ chức công tác tài chính, kế toán quản trị rõ ràng, khoahọc, phương pháp hạch toán

quản lý đảm bảo đúng thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của công ty và các đối tượng có liên quan khác.

- Về việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như việc xác định đối tượng tập hợp chi phí được áp dụng tương đối phù hợp đó là việc tập hợp chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình trong kỳ, rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó công tác kiểm kê khối lượng xây lắp được hoàn thành một cách khoa học, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Đối với giá thành sản phẩm công ty, công ty xácđịnh đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn, vừa quản lý chặt chẽ được chi phí vừa giúp cho việc tính giá thành được đơn giản nhanh chóng.

Nhìn chung công tác kế toán hạch toán kế toán được thực hiện một cách khoa học đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện kế toán ở công ty đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên trong điều kiện kế toán có sửa đổi, cải cách và để thích ứng với nền kinh tế thị trường thì chế độ kế toán tại công ty còn nhiều hạn chế tồn tại đó là điều không thể tránh khỏi.

3.1.2. Những mặt hạn chế

Nhìn chung việc luân chuyển chứng từ còn chậm dẫn đến công việc dồn vào cuối kỳ nên nhiều khi ảnh hưởng đến việc hạch toán cũng như cung cấp thông tin cho lãnh dạo do vậy kết quả kinh doanh cũng bị ảnh hưởng.

Đối với các khoản mục chi phí việc hạch toán còn một số bất cập như: - Chi phí nhân công trực tiếp:

Hiện nay chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công và chi phí của bộ phận trực tiếp khác. Mà không hạch toán vào tài khoản 623 phần chi phí nhân công điều khiển máy. Điều này sẽ làm tăng chi phí nhân công trực tiếp và làm giảm chi phí sử dụng máy. Mặc dù không làm ảnh hưởng tới việc tính giá

thành nhưng nó làm thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất cũng như thay đổi tỷ trọng của các loại chi phí đó gây khó khăn cho việc theo dõi, phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đề ra kế hoạch giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí máy thi công

Như đã trình bày ở trên, việc hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy vào tài khoản 622 mà không hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy vào tài khoản 623, điều này làm giảm chi phí máy thi công.

Ngoài việc không mở tài khoản cấp II (6231, 6232,…) cũng làm ảnh hưởng tới việc theo dõi kế toán phát sinh gây khó khăn cho việc quản lý chi phí, đặc biệt sẽ rất khó theo dõi chi tiết trên sổ sách, ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung

Cũng như chi phí điều khiển máy thi công, chi phí sản xuất chung của công ty không được hạch toán chi tiết các tài khoản cấp II cho từng đối tượng của nghiệp vụ, kinh tế phát sinh như chi phí khấu hao tài sản cố định,không hạch toán vào tài khoản 6274 mà chỉ hạch toán chung vào tài khoản 627. Điều này tuy không làm thay đổi tổng số của chi phí sản xuất chung nhưng nó ảnh hưởng tới công tác phân tích kết cấu của các khoản mục chi phí, phục vụ cho mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hiện nay tại công ty nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình và là xuất tại kho công trình ra sử dụng. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình cung cấp nguyên vật liệu cho từng công trình, vì đa số các công trình thường ở xa, không đảm bảo tính cần thiết cho nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của từng công trình, hạng mục công trình, ảnh hưởng tới quá trình hoàn thành công trình xây dựng cơ bản của công ty.

Sau một thời gian thực tập tại công ty, trên cơ sở lý luận đã được học tại trường, kết hợp với thực tế công ty mà em tìm hiểu được, để khắc phục một số tồn tại vướng mắc, qua phần nhận xét khái quát về thực trạng công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng cơ bản tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội . Em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:

- Về việc luân chuyển chứng từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là công ty có địa bàn hoạt động rộng, các công trình thi công ở nhiều vùng khác nhau nên việc hoàn chứng từ của các đội lên công ty bị chậm trễ là điều không tránh khỏi. Việc hoàn chứng từ chậm là do công ty ở xa, điều kiện đi lại khó khăn và tốn kém nên các đội trưởng thường cuối tháng hoặc cuối quý mới hoàn tất hoá đơn chứng từ. Điều này làm ảnh hưởng tới công tác kế toán, hạch toán và cung cấp thông tin cho lãnh đạo, ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo em, công ty nên đôn đốc việc hoàn chứng từ phía các đội xây dựng bằng cách đưa ra một số quy định về việc hoàn chứng từ xuất phát từ hình thức khoán của công ty là tiến hành tạm ứng cho các đội tự lo về mặt vật tư, nhânlực cho nên khắc phục được phần nào hạn chế trên về mặt hoàn chứng từ. Công ty có thể đưa ra những quy định như: Đội phải hoàn chứng từ lần này mới tạm ứng cho lần tiếp theo và mức độ tạm ứng mỗi lần cần phải được sự xem xét của các phòng có liên quan, có như vậy đội mới trách nhiệm hoàn chứng từ theo đúng thời hạn quy định.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Như đã trình bày ở phần hạn chế là nguyên vật liệu từ kho công trình ra. Điều này gây trở ngại cho việc cung ứng vật tư và các thủ tục xuất kho. Để hạn chế điều này, công ty nên giao cho các đội sản xuất tự mua nguyên vật liệu nhưng phải xác định bộ chứng từ gốc, làm căn cứ để ghi Nợ tài khoản 621. Các hoá đơn như mua hàng, biên bản giao nhận vật tư, biên bản đượclập

tại chỗ sau đó chuyển hoá đơn và biên bản lên phòng kế toán để làm căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán.

Cách làm như trên góp phần đáng kể cho phần hành kế toán trong công ty, kế toán không cần các phiếu nhập kho, xuất kho công trình nhưng vẫn đảm bảo ghi chép phản ánh được đầy đủ chi phí về nguyên vật liệu cho thi công.

- Chi phí nhân công trực tiếp

Như đã trình bày ở phần hạn chế chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm cả chi phí nhân viên lái máy và chi phí nhân công trực tiếp khác. Điều này làm ảnh hưởng tới kết cấu chi phí của doanh nghiệp như vậy sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi, phân tích và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để khắc phục tồn tại này, công ty nên tiến hành tập hợp chi phí điều khiển máy vào chi phí nhân công trực tiếp (tài khoản 622) mà không tập hợp vào chi phí sử dụng máy (tài khoản 623) theo định khoản.

Nợ 622: Lương công nhân trực tiếp sản xuất

Có 334: Lương công nhân trực tiếp sản xuất

Hay nói cách khác chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương chính và lương phụ và các khoản có tính chất tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

Tại công trình Vũng Áng , chi phí nhân công trực tiếp lúc này được hạch toán theo định khoản.

Nợ 622 (Công trình Vũng Áng ) 43.821.600 Nợ 622 (Công trình Vũng Áng ) 43.821.600

Có 334 43.821.600

Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154

Nợ 622 (Công trình Vũng Áng ) 43.821.600

Có 154 43.821.600

Kế toán cũng vào sổ đúng như trình tự từ các chứng từ phát sinh kế toán vào chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ vào chi tiết từ đó vào sổ cái.

Do chi phí nhân viên điều khiển máy hạch toán vào tài khoản 622 do đó nó làm giảm chi phí máy thi công. Để khắc phục tình trạng này, công ty hạch toán chi phí nhân viên điều khiển máy vào tài khoản 622.

Bên cạnh đó, công ty không hạch toán tài khoản cấp II gây khó khăn cho việc phân tích chi phí sử dụng máy do đó doanh nghiệp nên mở các tài khoản cấp II chi tiết:

TK6231 chi phí nhân công vận hành máy

TK6232 chi phí vật liệu phục vụ cho máy thi công TK 6233 chi phí phục vụ công cụ sản xuất

TK 6234 chi phí khấu hao máy TK 6237 chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238 chi phí khác bằng tiền

Tại công ty chi phí máy thi công của công trình Vũng áng được hạch toán chi tiết cho từng khoản mục.

Nợ 6232 1.109.090 Có 152 1.109.090 Nợ 6232 17.453.000 Có 214 17.453.000 Nợ 6237 6.560.000 Có 331 6.560.000 Nợ 6231 5.520.000 Có 334 5.520.000

Và lập chứng từ ghi sổ căn cứ vào các chứng từ phát sinh, từ chứng từ ghi sổ các tài khoản 623.

- Chi phí sản xuất chung

Thực tế ở Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội , chiphí sản xuất chung đều được hạch toán vào tài khoản 627 mà không mở tài khoản cấp II. Điều này gây khó khăn cho việc phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung, để hạn chế điều này, công ty nên mở tài khoản cấp II của TK627 chi tiết cụ thể như sau:

TK6272 chi phí vật liệu

TK6273 chi phí dụng cụ sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 144 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội (Trang 40)