BẢNG KÊ NVL TỒN CUỐI KỲ

Một phần của tài liệu 46 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH cơ và điện Bắc hoàng Gia (Trang 84 - 89)

II. Máy móc, thiết bị

BẢNG KÊ NVL TỒN CUỐI KỲ

Công trình:...

STT Tên NVL Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền

Tổng cộng

Khi đó giá trị NVL thực tế phát sinh trong kỳ giảm đi một lượng chính bằng giá trị NVL tồn cuối kỳ.Do đó giá vốn hàng bán của công trình sẽ giảm đi một khoản bằng số tiền đó.

+ Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn nhất nên việc tiết kiệm chi phí NVL vẫn được coi trọng hàng đầu. Tiết kiệm chi phí NVL không có nghĩa là cắt xén

đối chiếu, kiểm tra hoá đơn do nhân viên cung ứng mang về.

+ Trong điều kiện thiếu vốn lưu động, Công ty nên thiết lập một hệ thống các nhà cung cấp ổn định, giữ chữ tín trong quan hệ kinh doanh và nên ký hợp đồng mua vật tư với nhà cung cấp trong thời gian dài (thời gian thi công công trình) sẽ đảm bảo cung ứng vật tư đầy đủ về số lượng, đúng chất lượng, đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.

Ngoài ra ,Công ty cần xây dựng quy chế thưởng rõ ràng cho cán bộ công nhân viên nào tìm được nguồn cung cấp vật tư với chất lượng cao, giá thấp đồng thời Công ty cũng cần lập mức thưởng cho các đội sản xuất có ý thức tiết kiệm, bảo quản vật tư

+ NVL phục vụ cho công trình thường được mua và xuất thẳng cho hoạt động thi công, gây khó khăn cho công tác quản lý vật tư và tiết kiệm chi phí. Công nên thiết lập hệ thống kho tại từng công trình, có thủ kho theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư bằng các phiếu nhập xuất kho, định kỳ gửi kèm cùng chứng từ kế toán khác về phòng Kế toán Công ty. Để theo dõi tình hình sử dụng vật tư, cũng như đối chiếu với hóa đơn chứng từ mua vật tư nhằm đảm bảo tính phù hợp cả về mặt kế toán và thực tế nhu cầu vật tư theo tiến độ thi công tại từng công trình, kế toán căn cứ vào bảng vật tư do phòng Kỹ thuật bóc tách theo định mức vật tư quy định của Nhà nước cho từng hạng mục công trình.

* Về hạch toán chi phí NCTT

Đối với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ,Công ty nên hạch toán vào TK 627-Chi phí sản xuất chung.

* Về chi phí máy thi công.

Hiện nay công ty hạch toán chi phí máy thi công công trình vào TK 623 là đúng theo chế độ quy định.Nhưng để thuận tiện cho theo dõi các khoản chi phí phát sinh về máy móc thi công, theo tôi nên mở chi tiết TK 623 ra các tài khoản cấp 2.

TK623.4:Chi phí khấu hao MMTB TK623.7:Chi phí dịch vụ mua ngoài TK623.8:Chi phí bằng tiền khác

Việc hạch toán cả chi phí khấu hao MTC vào TK627.4 là chưa hợp lý.Việc thực hiện phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho các công trình theo giá trị sản lượng hoàn thành cũng là chưa hợp lý bởi có những công trình đạt giá trị sản lượng hoàn thành cao nhưng thực tế việc sử dụng máy móc thiết bị vào công trình đó không nhiều và ngược lại.Nhất là đối với những công trình sử dụng máy thi công thuê ngoài thì việc chịu chi phí phân bổ khấu hao của các công trình khác là không hợp lý.Điều này đã làm cho giá thành thực tế của công trình không được chính xác.

Theo tôi, đối với những máy móc dùng cho thi công,công ty nên sử dụng tiêu thức chuẩn phân bổ là tổng số ca máy thực tế phát sinh trong kỳ.

Hơn nữa, số khấu hao của MTC này nên hạch toán vào TK623.4 theo đúng chế độ

* Về chi phí sản xuất chung.

Tại công ty cuối mỗi kỳ kế toán, sau khi tập hợp chi phí sản xuất chung của từng đội thi công,kế toán tiền hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung.Tuy nhiên, một số đội tại công ty có thể tiến hành thi công nhiều công trình trong một thời gian , do đó việc tập hợp và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng công trình có khả năng chính xác không cao.Vì vậy, công ty nên tiến hành lựa chọn tiêu thức phân bổ và phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng CT,HMCT.Tiêu thức phân bổ có thể lựa chọn là chi phí NVLTT hoặc chi phí NCTT.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Bởi vậy, doanh nghiệp hoặc là phải thường xuyên hoàn thiện mình tiến lên phía truớc, chiến thắng trong cạnh tranh hoặc là doanh nghiệp sẽ tụt hậu, trượt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản nếu không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi trên thương trường.

Một trong những giải pháp quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm là hạ giá thành sản phẩm.Để hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH cơ điện Bắc Hoàng Gia nói riêng.Bởi vậy, việc tập hợp chi phí chính xác, tính đúng,tính đủ giá thành sản phẩm không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn,chính xác về giá bán nhằm thu được lợi nhuận tối đầm còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lyý tình hình cấp phát và sử dụng vốn- một vấn đề có thể nói là nan giải đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế ở nước ta hiện nay.

Nhận thức được vấn đề trên, được sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng kế toán Công ty cũng như sự hướng dần tận tình của các thầy cô trong khoa kinh tế,

hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài:” Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH cơ và điện Bắc Hoàng Gia”

Qua thời gian thực tập,em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty,kết hợp với những lý luận tiếp thu trên ghế nhà trường, tôi đã mạnh dạn bày tỏ một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng do trình độ có hạn, thời gian thực tập ngắn nên chuyên đề thực tập của em không thể tránh khỏi những sai sót,tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các thấy cô cùng các cán bộ kế toán tại phòng tài chính kế toán Công ty TNHH cơ và điện Bắc Hoàng Gia để bài viết cuả tôi được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa,tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công ty TNHH cơ và điện Bắc Hoàng Gia ,các cán bộ nhân viên phòng tài chính-kế toán và cô giáo – TS Phạm Thị Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2008 Sinh viên

1. Phân tích hoạt động kinh doanh - Bộ môn Kế toán QT và PTHĐKD - NXB Thống kê - 2001

2. Kế toán quản trị - PTS - Nguyễn Minh Phương - NXB Giáo dục - 1998 3. Hệ thống kế toán DN xây lắp - PTS - Phùng Thị Đoan - NXB Tài chính -1999.

4. Hướng dẫn thực hành hạch toán tế toán, bài tập và lập BCTC doanh nghiệp xây lắp - Biên soạn theo chế độ KTDN xây lắp và các quy định sửa đổi bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp đến tháng 12/2004.

5. Tạp chí kế toán, Tài chính năm 2004, 2005. 6.Giáo trình hệ thống kế toán doanh nghiệp. 7.Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán. 8.Báo cáo thực tập của các khóa trước.

Một phần của tài liệu 46 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH cơ và điện Bắc hoàng Gia (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w