Kế toán tổng hợp chi phí sản xuấ t

Một phần của tài liệu 38 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang ( ANGIMEX) (Trang 71)

Công ty áp dụng hình thức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên công ty sử dụng tài khoản 154 – chi phí sản xuất dở dang để tập hợp chi phí sản xuất của toàn công ty. Tại công ty Angimex TK 154 được tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng, sau đó mới tập hợp về công ty và cuối kỳ kết chuyển để tính giá thành.

Toàn bộ việc kết chuyển được thực hiện trên chương trình phần mềm kế toán. Bút toán định khoản: Nợ TK 154: 77.575.462.985 Có TK 621: 73.225.599.932 Có TK 622: 72.130.298 Có TK 627: 4.277.732.728 4.5.2 Đánh giá sn phm d dang

Do đặc điểm riêng của ngành sản xuất chế biến gạo là nguyên liệu gạo được đưa vào hộc để chế biến liên tục và khi kết thúc quá trình sản xuất sẽ cho ra gạo thành phẩm và các sản phẩm phụ nên không có sản phẩm dở dang. Vì vậy, khi tính giá thành sản phẩm kế toán không cần kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

4.5.3 Tính giá thành sn phm

ƒ Tại công ty Angimex, việc tính giá thành sản phẩm gạo được áp dụng theo phương pháp hệ số. Lý do để công ty chọn phương pháp này là trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính gạo 5% tấm, gạo 15% tấm, gạo 25% tấm….vì vậy mà không thể theo dõi chi tiết từng loại gạo.

ƒ Tùy theo yêu cầu về số lượng thành phẩm thu được mà các phân xưởng tiến hành xuất gạo nguyên liệu đi sản xuất. Và số lượng gạo nguyên liệu xuất đi sản xuất ở các phân xưởng cũng không giống nhau nên việc tính đơn giá xuất kho sẽ được thực hiện vào cuối tháng theo phương pháp bình quân gia quyền sau đó mới tính ngược lại cho từng

đối tượng.

ƒ Một loại gạo nguyên liệu có thể sản xuất ra nhiều loại gạo thành phẩm. Ví dụ, gạo nguyên liệu 5% có thểđi sản xuất ra gạo thành phẩm 10% tấm, gạo thành phẩm 15% tấm, ngược lại gạo nguyên liệu 15% có thể sản xuất ra gạo thành phẩm 5% tấm nhưng tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm có thể thấp hơn. Vì vậy, một loại gạo thành phẩm thu

được có thể được sản xuất từ nhiều loại gạo nguyên liệu khác nhau, cò việc xuất nguyên liệu nào để sản xuất thì tùy thuộc vào yêu cầu về quản lý nguyên liệu của từng phân xưởng.

ƒ Do tính giá thành theo phương pháp hệ số nên cần phải có một sản phẩm làm chuẩn để

quy đổi hệ số. Hệ số này không cốđịnh, nó sẽ thay đổi theo yêu cầu của ban giám đốc nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp lý, phù hợp với các yếu tố chi phí để tính ra giá thành thấp nhất.

ƒ Trong tháng 12/2008, sản phẩm được được chọn làm sản phẩm chuẩn là gạo thành 20% tấm

Để xác định được hệ số của các mặt hàng khác, ta có:

Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm gạo, kế toán cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm chuẩn

Hệ số của mặt hàng X

Giá bán của gạo 20% tấm Giá bán của mặt hàng X của

công ty trên thị trường =

Trình tự tính giá thành theo phương pháp hệ số được thực hiện tại công ty như sau:

Trong tháng 12/2008, căn cứ vào biên bản sản xuất và phiếu nhập kho của các phân xưởng gửi về phòng kế toán, kế toán giá thành tiến hành ghi nhận số lượng sản phẩm nhập kho. Từ số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho và hệ số quy đổi là cơ sở để tính được số

lượng sản phẩm chuẩn, số lượng sản phẩm chuẩn là tiêu chuẩn để tính giá thành của từng thành phẩm gạo. BẢNG 4.2 BẢNG SỐ LƯỢNG THÀNH PHẨM NHẬP KHO Tháng 12/2008 Tên hàng Số lượng Hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn Thành phchuẩn ẩm Gạo thành phẩm 5% 8.993.570 1,6 14.389.712 Gạo thành phẩm 10% 141.607 1,3 184.089 Gạo thành phẩm 15% 233.350 1,1 256.685 Gạo thành phẩm 25% 950.823 0,96 912.790 Gạo khác 21.619 0,94 20.322 Phụ phẩm cám 2.453.164 0,4 981.266 Phụ phẩm cám to 2.760 0,1 276 Phụ phẩm tấm 1 4.900 0,4 1.960 Phụ phẩm tấm 2 2.715.305 0,3 814.592 Tổng 15.517.098 15.517.098

(Nguồn: phòng tài chính kế toán) Xác định tổng giá thành sản phẩm chuẩn

Tổng giá thành sản phẩm chuẩn = Chi phí sản xuất dở dang phát sinh trong kỳ

= 77.575.462.985

Trên cơ sở tính được tổng số lượng sản phẩm chuẩn và tổng giá thành sản phẩm chuẩn ta sẽ

tính được giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn. Giá thành này không phải là giá thành cuối cùng mà nó chỉ là cơ sở để tính giá thành và giá thành đơn vị của từng loại mặt hàng gạo thành phẩm. Hệ số của mặt hàng X Số lượng nhập kho của mặt hàng X Số lượng sản phẩm chuẩn của mặt hàng X = * Gía thành đơn vị sản phẩm chuẩn Tổng số lượng sản Tổng giá thành sản phẩm chuẩn = = 77.575.462.985 17.561.691 = 4.417 đồng/kg

Sau khi tính được giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn sẽ tính được tổng giá thành và giá thành

đơn vị từng thành phẩm nhập kho. Công thức áp dụng

BẢNG 4.3 BÀNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12/2008 ĐVT: đồng Tên hàng Mã hàng Hsốệ SL nhập chuSP ẩn Giá thành đơn vi Giá thành TPNK Gạo thành phẩm 5% GT05 1,6 14.389.712 14.389.712 7.068 63.563.84.,533 Gạo thành phẩm 10% GT10 1,3 184.089 184.089 5.743 813.178.927 Gạo thành phẩm 15% GT15 1,1 256.685 256.685 4.859 1.133.857.642 Gạo thành phẩm 25% GT25 0,96 912.790 912.790 4.241 4.032.078.259 Gạo khác GT 0,94 20.322 20.322 4.152 89.767.989 Phụ phẩm cám PPCAM 0,4 981.266 981.266 1.767 4.334.555.972 Phụ phẩm cám to PPCAMTO 0,1 276 276 442 1.219.178 Phụ phẩm tấm 1 PPTAM1 0,4 1.960 1.960 1.767 8.657.931 Phụ phẩm tấm 2 PPTAM2 0,3 814.592 814.592 1.325 3.598.304.527 Tổng 15.517.098 17.561.691 4.417 77.575.462.958

(Nguồn: phòng tài chính kế toán)

∑ GTSP X nhập kho = GT đơn vị SP X * Số lượng sản phẩm hoàn thành X Giá thành đơn vị SP X = GT đơn vị SPC * Hệ số quy đổi của sản phẩm X

TK 621

Sơ đồ 4.9 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất

TK 1521 TK 154 TK 627 TK 622 73.225.599.932 4.277.732.728 72.130.298 3.598.304.527 TK 155 63.563.842.533 GT 05 813.178.927 GT 10 1.133.857.642 GT 15 4.032.078.259 GT 25 89.767.989 GT 4.334.555.972 PPCAM 1.219.178 PPCAMTO 8.657.931 PPTAM1 PPTAM2 77.575.462.958 77.575.462.958

BẢNG 4.4 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12/2008 Tổng giá thành SX CPNVLTT CPNCTT CPSXC Khoản mục Tổng giá thành GT Đơn vị Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Gạo thành phẩm 5% 63.563.842.533 7.068 59.999.648.419 6.671 59.102.179 6,57 3.505.091.934 389,73 Gạo thành phẩm 10% 813.178.927 5.743 767.581.817 5.421 756.100 5,34 44.841.010 316,66 Gạo thành phẩm 15% 1.133.857.642 4.859 1.070.279.221 4.587 1.054.270 4,52 62.524.151 267,94 Gạo thành phẩm 25% 4.032.078.259 4.241 3.805.988.882 4.003 3.749.059 3,94 222.340.318 233,84 Gạo khác 89,767,989 4.152 84.734.459 3.919 83.467 3,86 4.950.063 228,97 Phụ phẩm cám 4.334.555.972 1.767 4.091.505.862 1.668 4.030.305 1,64 239.019.804 97,43 Phụ phẩm cám to 1.219.178 442 1.150.815 417 1.134 0,41 67.229 24,36 Phụ phẩm tấm 1 8.657.931 1.767 8.172.458 1.668 8.050 1,64 477.423 97,43 Phụ phẩm tấm 2 3.598.304.527 1.325 3.396.537.999 1.251 3.345.733 1,23 198.420.795 73,07 Tổng 77.575.462.958 73.225.599.932 72.130.298 4.277.732.728

CHƯƠNG 5

NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN ---o0o---

5.1 Những mặt đã đạt được, ưu điểm

• Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, đến nay công ty đã mở rộng quy mô sản xuất trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, có trình độ quản lý cao, phù hợp với tình hình hiện nay của nền kinh tế. Hiện nay, công ty có 13 phân xưởng được đặt ở các vùng trọng điểm trong tỉnh (Chợ Mới, Hòa Lạc, Châu Phú, Châu Đốc…) rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu, giúp công ty tiết kiệm được chi phí thu mua và vận chuyển.

• So với các công ty trong cùng ngành thì Angimex có công nghệ chế biến được trang bị

khá hiện đại và đầy đủ ( cân tựđộng, máy đo độ ẩm…) giúp cho việc kiểm soát chất lượng, xuất nhập hàng một cách thuận lợi hơn.

• Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự linh hoạt trong công tác quản lý đã thực sự trở

thành đòn bẩy tích cực cho việc phát triển của công ty. Kết hợp với việc đổi mới công nghệ, dây chuyền, quy mô sản xuất công ty đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống của công nhân viên.

5.1.1 V t chc b máy kế toán

− Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, bộ máy kế toán của công ty được tổ

chức theo hình thức tập trung phù hợp với tình hình thực tế ở công ty và phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán.

− Theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung thì ở mỗi cửa hàng hay xí nghiệp sẽ có một kế toán phụ trách việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ban đầu và kiểm tra chứng từ. Hàng tuần kế toán ở các đơn vị trực thuộc sẽ chuyển chứng từ về phòng kế toán của công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán.

− Ngoài ra, việc tổ chức bộ máy kế toán tập trung sẽ đảm bảo việc luân chuyển chứng từ kịp thời và do kế toán trưởng trực tiếp quản lý. Vì vậy, việc luân chuyển và lưu giữ chứng từđược thực hiện theo đúng quy định của bộ tài chính.

− Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán đều tốt nghiệp đại học trở

lên với trình độ cao về nghiệp vụ, năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn thế nữa, do có hệ thống nối mạng thông tin kế toán đã giúp cho việc cung cấp thông tin giữa các phần hành kế toán và cung cấp số liệu để lập báo cáo tài chính kế toán được thực hiện chính xác, đầy đủ, kịp thời, giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết

định đúng đắn.

− Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng phần mềm kế toán để xử lý thông tin đã đơn giản hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hiệu quả hơn. Hệ thống kế toán máy cũng giúp các phần hành kế toán thực hiện một cách nhanh chóng và đưa ra thông tin kịp thời, đầy đủ hữu ích cho công tác quản trị.

5.1.2 V hình thc kế toán, chếđộ chng t, s sách

- Phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung phù hợp với quy mô cũng nhưđặc điểm tình hình hoạt động của công ty.

- Công ty thực hiện đúng chếđộ sổ sách kế toán do nhà nước quy định. Mặt khác, công ty thực hiện việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đảm bảo cung cấp thông tin một cách cần thiết và dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý, đáp ứng tốt việc hạch toán thuế GTGT một cách chính xác.

- Công ty thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về chếđộ kế

toán hiện hành đểứng dụng vào việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp

được hiệu quả hơn.

5.1.3 V công tác kế toán chi phí sn xut và tính giá thành sn phm

- Trong các phần kế toán thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được tổ chức khá chặt chẽ. Công tác kế toán giá thành được thực hiện đều đặn hàng tháng, việc tiến hành luôn đảm bảo đúng nguyên tắc, luôn bám sát và phản ánh thực tế chi phí của quá trình sản xuất, sự thay đổi của giá thành sản phẩm một cách kịp thời.

- Chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng phân xưởng. Vì vậy, có thể theo dõi

được cụ thể phân xưởng nào đã sử dụng hợp lý chi phí, phân xưởng nào chưa sử

dụng hiệu quả. Qua đó có chính sách khen thưởng hợp lý, thúc đẩy công nhân sản xuất góp phần tăng năng suất lao động.

5.2 Hạn chế

™ Tuy nhiên bên cnh đó, công tác t chc b máy kế toán nói chung và kế toán tp hp chi phí sn xut, tính giá thành sn phm nói riêng vn có mt s vn

đề còn tn ti cn phi khc phc.

- Một trong những trở ngại lớn của công ty hiện nay là chất lượng về nguồn nguyên liệu. Do người dân vẫn còn có thói quen sử dụng giống không thuần chủng hoặc các loại giống không rõ nguồn gốc để gieo trồng. Tình trạng này đã làm cho chất lượng đầu vào không tốt làm ảnh hưởng đến sản phẩm gạo đầu ra có chất lượng thấp.

- Là một công ty có quy mô hoạt động lớn, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm hầu hết trong tổng chi phí sản phẩm nhưng công ty không mở sổ chi tiết cho từng phân xưởng mà lại tập hợp cho toàn công ty để tính giá thành. Việc hạch toán như vậy sẽ dẫn tới giá thành sản phẩm không chính xác và không theo dõi được tình hình tiêu hao nguyên vật liệu của từng phân xưởng.

- Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, và được thực hiện vào cuối mỗi tháng khi đã tổng hợp được số lượng và giá trị của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, còn hàng tháng kế toán chỉ

theo dõi xuất kho về số lượng, không theo dõi chỉ tiêu giá trị. Do vậy, không thấy

được sự biến động về giá trị của từng loại vật liệu xuất kho để có thể điều chỉnh thích hợp. Chính vì vậy mà không thể cung cấp thông tin một cách kịp thời.

- Công ty không sử dụng định mức cụ thểđểđánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, vì vậy việc quản lý chi phí chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả.

- Việc tổ chức quản lý chi phí sản xuất còn chưa chặt chẽ toàn diện, giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Cụ thể là trong chi phí sản xuất còn chưa thật sự hợp lý ở việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp vì công ty đã trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất của công ty mang tính thời vụ nên việc hạch toán như vậy không ảnh hưởng đến tổng chi phí tiền lương trong năm mà chỉ là không phản ánh được đúng bản chất của giá thành.

5.3 Biện pháp, kiến nghị

™ Trong thời gian thực tập tại công ty, tiếp xúc nhiều với tình hình thực tế, em xin đề

xuất một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:

5.3.1 V ngun nguyên vt liu và công ngh thiết b

Trên thị trường, giá cả lúa gạo không ngừng biến động qua từng thời điểm. Sự biến

động của giá gạo nguyên liệu đầu vào là một trong những điều đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Cho nên công ty cần phải có chính sách hàng tồn kho hợp lý, và cần chủđộng hơn nữa về nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm quản lý tốt chí phí sản xuất. Cụ thể:

- Có kế hoạch thu mua lúa gạo hợp lý, tránh tình trạng tồn kho quá lâu nhằm hạn chế thất thoát, hao hụt trong bảo quản.

- Công ty nên mở rộng thu mua nguồn nguyên liệu sang các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, đảm bảo nguồn liệu ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Gắn kết chặt chẽ với nông dân nhằm có thể quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu theo yêu cầu, một trong những biệp pháp hiệu quả nhất là ký hợp đồng bao tiêu lúa gạo.

- Đầu tư vào các thiết bị phục vụ cho việc kiểm định lúa gạo, tránh tình trạng thất tháo nhiều ởđầu ra, tiết kiệm được chi phí.

- Thường xuyên nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, giảm tỷ lệ hạt gãy tăng tỷ lệ thu hồi thành phẩm.

- Đồng thời cần đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, tiết kiệm tối thiểu chi phí trong khâu dự trữ.

Một phần của tài liệu 38 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang ( ANGIMEX) (Trang 71)