II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢNLÝ TIỀN
1. Phân tích thực trạng cơ chế quảnlý tiền lương, thu nhập trong các
doanh nghiệp Nhà nước
1.1. Tình hình quản lý tiền lương , thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước trước khi có Nghị định 28/CP nước trước khi có Nghị định 28/CP
1.1.1.Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trước khi có Nghị định 28/CP
Để có cơ sở cho việc ban hành Nghị định 28/CP về đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước ngày 28/3/1997, năm 1996 Liên Bộ LĐTB&XH - Tài chính - Kế hoạch và đầu tư - Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Ban vật giá Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động tài chính, tiền lương và thu nhập của trên 340 doanh nghiệp Nhà nước từ Trung ương đến địa phương thuộc tất cả các ngành kinh tế ở 61 tỉnh, thành phố từ các doanh nghiệp
41
lớn, lợi nhuận và thu nhập cao đến các doanh nghiệp nhỏ làm ăn thua lỗ, tiền lương và thu nhập thấp. Tình hình nổi bật như sau:
a) Mặt tích cực
- Tất cả các doanh nghiệp đã thực hiện việc chuyển xếp lương mới theo đúng quy định tại Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Hệ thống thang lương, bảng lương mới có tác dụng trong việc phân phối thu nhập của người lao động và việc xếp lương mơí đã tạo điều kiện đánh giá lại trình độ, chất lượng đội ngũ lao động, tạo điều kiện tính đủ hơn chi phí tiền lương trong giá thành hoặc phí lưu thông, bảo đảm việc thu nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thực hiện thống nhất và thuận lợi hơn.
- Tiền lương và thu nhập đã thật sự trở thành động lực để các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức, phát triển ngành, nghề, tăng trưởng sản xuất, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và góp phần quản lý tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp không còn ăn vào vốn, khai thác với hiệu suất cao công suất máy móc thiết bị, sử dụng đồng vốn ngày càng có hiệu quả để tăng lợi nhuận, tăng nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng tiền lương và thu nhập (năm 1995: bình quân một đồng tiền lương làm ra 16,3 đồng doanh thu, 2,7 đồng nộp Ngân sách và 1,3 đồng lợi nhuận).Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc ký hợp đồng lao động và phân phối tiền lương, tiền thưởng.
- Việc giao đơn giá tiền lương theo phân cấp quản lý là một chủ trương đúng và cần thiết góp phần gắn tiền lương, thu nhập với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả để tăng thu nhập và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp có thu nhập cao, ổn định thì sổ sách kế toán rõ ràng, nề nếp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước; nộp Ngân sách lớn, lợi nhuận cao; kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc, trách nhiệm của người lao động đối với sản xuất và tài sản công được nâng cao.
b) Mặt tồn tại
- Chế độ tiền lương của khu vực sản xuất, kinh doanh, chủ yếu là mức lương tối thiểu phải thực hiện như khu vực hành chính, sự nghiệp, do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước được phép điều chỉnh yếu tố tiền lương phù hợp với giá cả sức lao động theo quan hệ cung - cầu của cơ chế thị trường;
42
trong khi các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân lại được lợi thế, chủ động điều chỉnh mức lương tối thiểu để tính tiền công phù hợp với giá cả sức lao động trên thị trường, cho nên có nhiều cơ hội để cạnh tranh với doanh nghiệp Nhà nước, thu hút nhều lao động, tài năng từ các doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp của họ.
- Nhiều doanh nghiệp không có hệ thống định mức lao động hoặc có định mức lao động nhưng đã lạc hậu, không được bổ sung, sửa đổi điều chỉnh cho hợp dẫn đến việc tuyển dụng và sử dụng lao động còn tuỳ tiện, chủ quan, không có cơ sở để xây dựng đúng kế hoạch sử dụng lao động và đơn giá tiền lương.
- Tiền lương và thu nhập giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch quá lớn. Nếu lấy số liệu kiểm tra tiền lương, thu nhập năm 1995 của 340 doanh nghiệp để so sánh thì thu nhập bình quân là 1.100.000 đồng/người/tháng, doanh nghiệp có thu nhập cao nhất là 4.500.000 đồng/người/tháng, doanh nghiệp có thu nhập thấp nhất là 104.000 đồng/người/tháng chênh lệch nhau hơn 40 lần. Tuy vậy, nếu so sánh một đồng tiền lương làm ra bao nhiêu đồng nộp Ngân sách và lợi nhuận, cũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh thực sự của các doanh nghiệp để xem xét thì sự chênh lệch đó có phần hợp lý, tiền lương và thu nhập trở thành động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhưng trên thực tế, vấn đề tiền lương và thu nhập đi sâu phân tích còn có yếu tố chưa hợp lý, không hoàn toàn trả theo sức lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, không đảm bảo công bằng, xã hội khó chấp nhận.
- Nhà nước (Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính) chỉ quản lý đơn giá tiền lương của 8 sản phẩm trọng yếu, còn lại phân cấp việc giao đơn giá tiền lương cho các Bộ, ngành, đại phương thực hiện. Thực tế các Bộ, ngành, địa phương đang buông lỏng quản lý để các doanh nghiệp tự xây dựng và xác định đơn giá tiền lương không theo các quy định của Nhà nước, việc kiểm soát và duyệt cũng thiếu chặt chẽ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có tiền lương và thu nhập cao chưa hợp lý. Nhiều doanh nghiệp không đăng ký đơn giá tiền lương nhưng cũng được cơ quan có thẩm quyền duyệt quyết toán.