II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢNLÝ TIỀN
1. Đặc điểm của các doanh nghiệp Nhà nước
Sự phân biệt giữa hai chế độ Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa được nhìn nhận thông qua tiềm lực kinh tế do ai nắm giữ. Trong xã hội tư bản thì những tập đoàn kinh tế thì những tập đoàn tư bản mạnh nắm giữ phần lớn của cải trong nền kinh tế quốc dân và đóng vai trò là kẻ thống trị chi phối Nhà nước do nó tạo ra.
Trong xã hội chủ nghĩa, Nhà nước là Nhà nước của dân, do dân và vì dân chứ không phải là Nhà nước chịu sự chi phối của riêng tập đoàn kinh tế tư bản nào. Để đóng vai trò là Nhà nước của dân thì ngoài chức năng quản lý xã hội nói chung, cần và nhất định phải nắm giữ phần lớn tiềm lực kinh tế đủ mạnh để chi phối nền kinh tế quốc dân, vì lợi ích của toàn dân tộc. Mà trong đó các xí nghiệp quốc doanh do Nhà nước nắm giữ chiếm vị trí quan trọng.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, không chỉ có các xí nghiệp quốc doanh mà còn có các xí nghiệp của các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại. Nếu các doanh nghiệp Nhà nước bị yếu thế so với các thành phần kinh tế khác thì Nhà nước khó có thể hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và ý nghĩa một Nhà nước do dân, vì dân khó mà thực hiện được.
Để các doanh nghiệp Nhà nước giữ được vai trò chủ đạo thì nó phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động thực sự có hiệu quả, góp phần tăng ngân sách Nhà nước hoặc giảm tối đa phần bù lỗ (đối với các doanh
33
nghiệp thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng và các doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo trong các lĩnh vực công cộng).
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực then chốt chi phối nền kinh tế quốc dân (tài chính, tín dụng, ngân hàng, bưu chính viễn thông, điện, xăng, dầu...)
- Doanh nghiệp Nhà nước nắm vai trò then chốt, đi đầu trong các lĩnh vực tiên tiến cao cấp
- Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò liên kết được các thành phần kinh tế trong sự phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đồng thời làm gương cho sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và các chế độ chính sách của Nhà nước.
- Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện có hiệu quả quan hệ đối ngoại, tạo chỗ dựa vững chắc thực hiện chiến lược mới.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm.
Từ những đòi hỏi trên của công cuộc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước được định nghĩa như sau:
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập đầu tư và quản lý với tư cách chủ sở hữu. Doanh nghiệp Nhà nước đồng thời là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Như vậy doanh nghiệp Nhà nước có những đặc điểm sau: - Nguồn vốn ban đầu do Nhà nước đầu tư.
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo định hướng của Nhà nước nhưng tự thực hiện hoạch toán kinh tế.
Doanh nghiệp Nhà nước được giao quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Do vậy để xác định mức thực mà các doanh nghiệp Nhà nước phải đóng góp thì Nhà nước phải quản lý được các chi phí đầu vào và doanh thu đầu ra trong đó có chỉ tiêu tiền lương.
34
3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Nhà nước
Nhìn chung hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp Nhà nước đều đã quá lạc hậu.
Trong tổng thu ngân sách, khu vực DNNN chiếm 60%. Tuy nhiên, theo thời gian hình thành thì máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải được sản xuất cách đây trên 30 năm chiếm 15%, cách đây trên 10 năm chiếm 33%, cộng chung là 48%, tờ 10 năm trở lại đây là 52%, trong đó tờ 1996 trở lại đây là 48%. Theo thời gian sử dụng thì có 50% tài sản sử dụng từ 1-5 năm còn 50% tài sản sử dụng trên 5 năm.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường thì máy móc thiết bị của chúng ta đã lạc hậu so với thế giới khoảng 20-30 năm.
Trong các doanh nghiệp Nhà nước, năng suất lao động thấp và mức tiêu hao nguyên vật liệu gấp từ 2 đến 3 lần so với doanh nghiệp nước ngoài có máy móc thiết bị hiện đại. Có thể so sánh qua tỷ lệ vốn đầu tư cho một lao động của doanh nghiệp Nhà nước 20-25 triệu đồng. Trong tỷ lệ này của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 45.000-102.000 USD/ một chỗ làm việc, cao hơn nhiều so với khu vực Nhà nước. Nếu doanh nghiệp Nhà nước hoạt động với năng suất chất lượng sản phẩm thấp, không có sức cạnh tranh trên thị trường. Làm ăn thua lỗ cầm chừng là khó tránh khỏi, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Tiền lương thì bị cắt xén chứ chưa nói đến tiền thưởng. Tiền lương chỉ ở mức tối thiểu.
Tuy nhiên hiện nay, một số các doanh nghiệp, các tổng công ty được trang bị những thiết những máy móc thiết bị hiện đại. Nhưng phần lớn chủ yếu phần lớn chủ yếu vẫn là do độc quyền nên kết quả sản xuất kinh doanh tốt, doanh thu cao, lợi nhuận lớn như xăng dầu, hàng không, điện... Thì khi đó các doanh nghiệp lại tìm cách bớt xén, hợp lý hoá các khoản chi để phân chia cho các cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, thu nhập có doanh
35
nghiệp lên tới 4 - 5 triệu đồng, gấp hàng chục lần thu nhập của doanh nghiệp có mức lương thấp.
3. Đặc điểm về lao động và bộ máy quản lý
Mặc dù không còn là hệ thống doanh nghiệp duy nhất trong nền kinh tế thị trường như trước kia nhưng hiện nay nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn nắm giữ được phần lớn lao động kỹ thuật có trình độ bậc cao, nhiều năm trong nghề được đào tạo có hệ thống có khả năng đảm nhận những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu biết khai thác và sử dụng có hiệu quả thì đó cũng là một lợi thế của các doanh nghiệp Nhà nước so với các loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng với việc buộc các doanh nghiệp phải tự hoạch toán kinh doanh, lời ăn lỗ chịu. Quỹ tiền lương không được cấp phát từ nhân sách bằng số lao động nhân với hệ số cấp bậc công nhân và hệ số phụ cấp bình quân như trước kia mà quỹ tiền lương sẽ phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nên đã khiến cho một bộ phận lớn người lao động phải nghỉ chờ việc hoăc chuyển sang các thành phần kinh tế khác do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp chỉ có 3 người là viên chức nhà nước, đó là giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp, được Nhà nước bổ nhiệm đứng ra giúp Nhà nước quản lý doanh nghiệp và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, còn các bộ phận khác quan hệ với doanh nghiệp thông qua hợp đồng lao động. Nhưng với bộ máy gián tiếp thì thường ký kết các hợp đồng dài hạn. Còn người lao động trực tiếp thì tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà tăng thêm hay giảm bớt cho phù hợp với khối lượng công việc.