Ngân hàng Công th−ơng khu vực Đống Đạ
Sự chuyển đổi nền kinh tế theo xu h−ớng mở cửa đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt nam phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Lĩnh vực công th−ơng nghiệp mà Ngân hàng Công th−ơng Đống Đa đang phục vụ cũng nảy sinh những nhu cầu nhập khẩu cấp thiết về vật t−, hàng hoá, máy móc, thiết bị và nhu cầu hỗ trợ cho xuất khẩu của các tổng công ty, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn để thu mua, sản xuất , chế biến, kinh doanh hàng hoá trong danh mục đ−ợc phép xuất nhập khẩu theo qui định. Sớm nhận thấy vấn đề đó Ngân hàng Công th−ơng Đống Đa đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài trợ kinh doanh xuất nhập khẩụ
Về đặc điểm chung tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh cũng giống các ngân hàng khác. Tuy nhiên nó có một số điểm khác biệt đó là:
- Mặc dù đã tiến hành đa dạng hoá khách hàng, song do luôn phải bám sát nhiệm vụ chính là phục vụ lĩnh vực công th−ơng nghiệp nên khách hàng chủ yếu vẫn là các Doanh nghiệp Nhà n−ớc.
- Trong tổng doanh số cho vay thì tỉ trọng tín dụng cho nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn. Điều này xuất phát từ các lí do nh− nền kinh tế Việt Nam còn nghèo, nhu cầu về máy móc công nghệ lớn mặt khác tại chi nhánh nhận thức về cho vay xuất khẩu còn nhiều hạn chế dẫn đến nắm bắt nhu cầu và triển khai cho vay khó khăn. Đây chính là một trong những vấn đề mà chi nhánh cần xem xét giải quyết để có thể đẩy mạnh đ−ợc hoạt động tín dụng xuất khẩu và tạo đ−ợc cơ cấu tín dụng phù hợp cho giai đoạn phát triển sau nàỵ
- Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh đ−ợc thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa nhiều phòng ban khác nhau gồm: các phòng tín dụng, phòng nguồn vốn. Điều này một mặt tạo điệu kiện cho việc cung cấp tín dụng đ−ợc diễn ra thuận lợi chính xác hơn song mặt khác cũng gây những khó khăn trong việc điều hành quản lí điều hành hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng.