V. Chuyển sang Famis để thành lập bản đồ địa chính và tạo các loại hồ sơ kỹ thuật thửa đất
4. Tạo khung bản đồ địa chính
Chức năng <Tạo khung bản đồ địa chính> của Famis hỗ trợ một cách tự động các thao tác rất tiện lợi cho người sử dụng.
Từ Menu <cơ sở dữ liệu bản đồ> <Bản đồ địa chính> <Tạo khung bản đồ> xuất hiện hộp hội thoại <Tạo khung bản đồ điạ chính> trong đó:
Từ mục <phương pháp chia mảnh> cho ta chọn lựa một trong 2 phương pháp chia mảnh bản đồ, thông thường chọn phương pháp 1: (chia
mảnh bản đồ 1:5000 thành 4 tờ bản đồ 1:2000)
Chọn kiểu khung: có 2 kiểu khung là khung bản đồ địa chính và khung bản đồ gốc đo vẽ, chọn <Tạo khung bản đồ địa chính>
Chọn tỷ lệ bản đồ 1:1000, lớp 63 và màu khung số 111 (lớp và màu của khung bản đồ có thể thay đổi được).
Từ mục <Tên bản đồ> đánh tên của đơn vị hành chính là: Thôn Tân Đoàn
Từ mục <Tên xã> ghi: Xã Tân Đoàn _ Văn Quan_ Lạng sơn
Số hiệu mảnh bản đồ, tọa độ góc khung tự động hiện lên khi chọn <chọn bản đồ> và chọn bản đồ hiện trên màn hình. Chọn <OK> để vẽ khung bản đồ.
5.Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là thành phần quan trọng trợ giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Famis cho phép tạo ra các loại hồ sơ kỹ thuật thửa đất theo mẫu của Tổng cục Địa chính.
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
+ Biên bản hiện trạng sử dụng đất. + Trích lục thửa đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Hồ sơ giải tỏa.
Từ Menu <Cơ sở dữ liệu bản đồ>
<Bản đồ địa chính><Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất>
Cửa sổ giao diện <Hồ sơ thửa đất> xuất hiện cho phép: chọn loại hồ sơ cần tạo, liên kết với CSDLHSĐC để lấy các thông tin chuẩn từ CSDLHSĐC, nháy kép chuột vào tâm thửa để xem thông tin trên màn hình.
Kết luận ***
Đồ án tốt nghiệp là kết quả của không chỉ quá trình thực tập tốt nghiệp mà còn là kết quả của thời gian học tập lâu dài. Thời gian thực tập và viết đồ án vừa qua đã giúp em ôn lại và bổ sung nhiều kiến thức đã học, đồng thời là cơ hội để tìm hiểu nghiên cứu những kĩ thuật, công nghệ và quy trình sản xuất rất mới và thực tế. Từ đó em đã rút ra cách tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết vấn đề, đặc biệt là việc tích hợp hai lĩnh vực khác nhau nhằm đạt được một kết quả tốt, bởi đề tài “Thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất bằng phần mềm MicroStation và Famis” là đề tài mà thành quả của nó là sự kết hợp những kiến thức chuyên môn đã tiếp thu và kiến thức Tin học - kiến thức đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức. Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thực nghiệm hoàn thành đề tài tốt nghiệp, em rút ra một số kết luận sau:
MicroStation là một phần mềm đồ hoạ rất mạnh trong bộ phần mềm Intergraph, Các khả năng ứng dụng rất lớn. Tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý lớn. Do vậy nó khá thuận tiện cho việc thành lập các loại bản đồ từ các nguồn dữ liệu và thiết bị khác nhau. Khả năng lồng ghép và biên tập bản đồ địa chính,địa ranh rất phong phú.
Thao tác trên MicroStation rất đơn giản, giao diện với người sử dụng là rất thuận tiện.
Phần mềm Tích hợp Famis sử dụng tiếng việt rất thuận tiện cho người sử dụng. Famis cho phép lưu trữ, trao đổi, truy cập thông tin rất nhanh chóng, chính xác, thuận tiện giữa cơ sở dữ liệukhông gian đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý đất đai hiện đại.
Qua một thời gian làm đồ án em đã thu được những thành quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều vướng mắc chưa khắc phục được. Cụ thể như sau:
-Những thành quả đạt được:
+ Đã hoàn thành được một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 và các loại hồ sơ kỹ thuật khu vực Tân Đoàn Huyện Vă quan Tỉnh Lạng sơn.
+ Đi sâu vào tìm hiểu công tác thành lập bản đồ địa chính qua đó cho thấy việc ứng dụng phần mềm MicroStation và Famis thành lập bản đồ địa chính, công nghệ hoàn toàn đạt yêu cầu.
+ Tạo và xuất được các loại hồ sơ thửa đất (là đối tượng quản lý trực tiếp trong công tác địa chính) trên phần mềm này. Tạo được các truy vấn đơn giản đến các đối tượng, xây dựng được
một số báo cáo tổng hợp cho thông tin địa chính. -Các hạn chế chưa đạt được:
+ Chưa xây dựng và liên kết được dữ liệu một cách tổng quát, các loại hồ sơ địa chính, hồ sơ thửa đất quá kồng kềnh nhưng chưa đưa vào phục vụ cho thực tế nhiều.
+ Chưa thực hiện được việc tạo và quản lý các hồ sơ địa chính theo các mẫu của Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bản đồ án, song với năng lực, trình độ và kinh nghiệm có hạn nên quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp bản đồ án tốt nghiệ của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s:Dương Thành Trung đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Trắc địa đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Trắc địa phổ thông đã đào tạo và giúp đỡ tạo em trong những năm tháng học tập và trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
tài liệu tham khảo *****
1. Giáo trình đo đạc địa chính PGS - TS Nguyễn Trọng San, Hà nội- 2001 2. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000,
1/2000,1/5000,1/10000,1/25000, Tổng cục địa chính, Hà nội- 1999 3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm FAMIS / CADDB, Tổng cục địa chính,
Hà nội - 2000
4. Giáo trình trắc địa phổ thông, Nguyễn Trọng San, Đào Quang Hiếu, Đinh Công Hòa, Nguyễn Tiến Năng, Đại học Mỏ- Địa Chất,1992. 5. Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000,