Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bàng máy toàn đạc điện tử

Một phần của tài liệu đề tài “ thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất bằng phần mềm microstation vμ famis '''' (Trang 27 - 31)

2. Cách chọn điểm chi tiết đặc trưng khi vẽ dáng đất và địa vật

2.3.4.Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bàng máy toàn đạc điện tử

1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết

Máy toàn đạc điện tử ( Total Station ) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính.

Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.( Central Processing Unit- Micropocessor ).

Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ ( điểm chi tiết ), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang ( hay góc bằng ) và góc đứngv (hay thiên đỉnh z ). Bộ vi sử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy( K), số liệu khí tượng môi trường đo ( nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao ( X,Y,H ) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy( im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ

trong bộ nhớ trong ( RAM- Random Access Memory ) hoặc bộ nhớ ngoài ( gọi là field book- sổ tay điện tử ) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý ( GIS ) cài đặt trong máy tính.

2. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử

Khác với đo vẽ chi tiết bằng máy kinh vĩ hoặc toàn đạc thông thường, Khi dùng máy toàn đạc điện tử thì toàn bộ việc ghi chép và sử lý số liệu được tự động hoá hoàn toàn. Tuỳ theo từng loại máy mà quy trình đo và sử lý số liệu có những đặc điểm khác nhau.

a. Công tác chuẩn bị máy móc

Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế ( có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất ), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh.

b. Trình tự đo

Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương.

Tại trạm đo A:

- Tiến hành cân bằng và định tâm máy ( đưa máy trùng với tâm mốc ). Lắp ắc quy, mở máy và khởi động máy, kiểm tra chế độ cân bằng điện tử. Đặt chế độ đo và đơn vị đo.

- Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số ( K), nhiệt độ (t0), áp xuất( P), toạ độ và độ cao điểm trạm

đo A ( XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B ( XB,YB), chiều cao máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 0000'00".

- Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiênh DA1,

góc bằng 1( kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1( hoặc góc thiên đỉnh z1).

c. Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU.

Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau:

Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B:

XAB= XB-XA

YAB= YB-YA

Tính góc định hướng của cạnh mở đầu:

SAB= artg AB YAB   Tính góc định hướng của cạnh SA1. SA1= SAB+ 1 ( Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 0000'00"). - Chuyển cạnh nghiêng DA1về trị số cạnh ngang SA1:

SA1= DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1

- Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1:

XA1= SA1cos SA1

YA1= SA1sin SA1

Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1: X1= XA+ XA1

Y1= YA+ XA1

- Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im-lg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im-lg

- Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1

Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều ( x,y,H) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính toán. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài ( Field book ).

II.2.4. Xử lý số liệu đo và vẽ bản đồ trên phần mềm.

2.4.1. Với các máy đo kinh vĩ và các máy quang cơ,

+ Trong phương pháp đo vẽ bản đồ truyền thống chúng ta phải ghi chép thứ tự ( tên ) điểm đo, kết quả đo, ghi chú và vẽ sơ hoạ để khi vẽ bản đồ có thể nối các điểm tạo ra đối tượng cần thể hiện.

+ Sau khi nhập các số liệu đo từ sổ đo ghi được ngoài thực địa vào máy tính ( Thao tác này cũng phải nhập thủ công từng điểm chi tiết một ) ta tiến hành sử lý số liệu và vẽ bản đồ khi vẽ bản đồ ta phải tự nối các điểm chi tiết lại với nhau trên máy tính.

2.4.2. Đo trút bằng máy toàn đạc điện tử.

+ Với các máy toàn đạc điện tử thông thường mà không sử lý theo mã ngoại nghiệp của các phần mềm tiện ích được cài đặt trong CPU.Tại trạm đo mã ( Code ) điểm chi tiết phải vào bằng tay cho từng điểm. Việc tạo mã được soạn thảo trước để thống nhất trong công tác đo ngoại nghiệp và sử lý nội nghiệp.

+ Sau khi trút các số liệu đo từ máy toàn đạc vào máy tính ta tiến hành sử lý số liệu đo rồi nối các ô thửa, địa vật lại với nhau trên máy tính.

2.4.3. Đo ghi vào máy toàn đạc kết hợp nhập mã code theo quy ước để phần mềm tự nối.

+ Ngày nay các phần mềm thành lập bản đồ tự động có thể kết nối để tiếp nhận kết quả đo của các máy toàn đạc điện tử để xử lý tạo bản vẽ. Tương tự việc ghi chú trong sổ đo thông thường, trong máy toàn đạc điện tử có thể ghi nhận mã ( code ) của điểm đo thực địa.

+ Mã ( code ) điểm đo là tập hợp một số ký tự được gắn với kết quả đo của điểm mà khi chương trình xử lý đọc được sẽ thực hiện một số lệnh đã được định nghĩa trước. Mỗi mã ( Code ) có thể gắn với một số thuộc tính riêng do người tạo mã đặt ra.

+ Sau khi nhập số liệu đo đạc ngoài thực địa vào máy tính ta sử lý số liệu đo và vẽ bản đồ trên phần mềm.

Chức năng làm nhiệm vụ xử lý các mã (code ) ngoại nghiệp để tạo ra các đối tượng bản đồ từ các trị đo ( tự động tạo bản đồ ).Chức năng chạy hoàn toàn tự động và các mã được xử lý theo bộ mã chuẩn. Xử lý theo mã ngoại nghiệp là một phương pháp rất tốt để tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình xây dựng bản đồ địa chính sau khi đo vẽ. Các máy toàn đạc điện tử hiện

nay đều cho phép đặt mã ngay trong quá trình đo vẽ ngoại nghiệp. Quá trình xử lý mã bao gồm 2 công đoạn:

 Xử lý các mã điều khiển để tạo nên các đối tượng bản đồ.

 Xử lý các mã đối tượng để phân lớp thông tin các đối tượng bản đồ.

Các đối tượng bản đồ được tự động sinh ra qua xử lý mã sau này sẽ được chuyển sang cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính để xây dựng hoàn chỉnh bản đồ địa chính

II.2.5. Đánh số thửa, tính diện tích, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất 2.5.1. Đánh số thửa trên bản đồ địa chính

Sau khi đã hoàn thành công việc đo vẽ, ghép biên bản vẽ, đối soát thực địa, kiểm tra đánh giá chất lượng bản đồ đã được chỉnh sửa, lúc đó ta có thể tiến hành đánh số thửa trên bản đồ gốc. Số thứ tự được coi như một tên riêng của thửa đất nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hồ sơ thửa đất, bảng biểu, thống kê, kê khai...

Việc đánh số thửa phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Trong một tờ bản đồ, số thửa không được trùng nhau. - Số thửa phải liên tục.

- Số thửa phải thống nhất trong mọi tài liệu liên quan.

- Đánh số thửa trên bản đồ bằng chữ arập. Trình tự đánh số từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, theo đường zích zắc số nọ liên tiếp số kia. Đối với bản đồ gốc những thửa tiếp giáp biên bị chia cắt thì lấy khung làm cạnh thửa để đánh số thửa, các thửa trong bản đồ luôn luôn nguyên thửa. Trên bản đồ nếu có những thửa nhỏ thì ghi số thửa ở trên bản đồ và ghi chú số thửa và diện tích ở phần ghi chú.

Một phần của tài liệu đề tài “ thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất bằng phần mềm microstation vμ famis '''' (Trang 27 - 31)