4.6.Nhập số liệu

Một phần của tài liệu đề tài “ thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất bằng phần mềm microstation vμ famis '''' (Trang 69 - 73)

Nhóm các chức năng trao đổi dữ liệu (nhập/ xuất) với các hệ thống khác nhau.

1. Nhập bản đồ ( Import )

Chức năng nhập các dữ liệu bản đồ được lưu dưới các dạng file thông dụng nhất hiện nay.

Các dạng file mà chức năng cho phép nhập vào là :

 DXF, DWG của AutoCAD

 ARC của ARC/INFO

 MIF ( Mapinfo Interchange File ) của MAPINFO.

Menu ChọnNhập số liệu -> Nhập bản đồ ( Import )

a. Nhập dữ liệu dạng DXF,DWG

b. Nhập dữ liệu dạng Mapinfo Interchange File MIF, MID. Đây là khuôn dạng file giao tiếp chuẩn của phần mềm MAPINFO. Một bản đồ trong Mapinfo khi chuyển sang dạng file này thành 2 file : MIF và MID. File MIF lưu dữ liệu không gian, file MID lưu thông tin thuộc tính của bản đồ.

Thao tác :

 Chọn tên file MIF cần nhập vào.

 ấn <OK> để chuyển sang file bản đồ.

 ấn <Cancel> ra khỏi.

2. Xuất bản đồ

Chức năng xuất bản đồ hiện thời ra các dạng file thông dụng nhất hiện nay để trao đối với các hệ thống khác.

Các dạng file mà chức năng cho phép xuất ra là :

 DXF, DWG của AutoCAD

 ARC của ARC/INFO

 MIF ( Mapinfo Interchange File ) của MAPINFO.

Menu ChọnNhập số liệu -> Xuất bản đồ ( Import )

a. Xuất dữ liệu dạng DXF,DWG

b. Xuất dữ liệu ra dạng Mapinfo Interchange File MIF, MID.

Thao tác :

 Chọn thư mục sẽ lưu file mới

 Đánh vào một tên file mới chưa có trên đĩa.

 ấn <Cancel> ra khỏi.

III.4.7. Tạo topology.

Topology là một mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Mô hình không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý mô tả về vị trí,

kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng lẻ mà còn mô tả được quan hệ về mặt không gian giữa các đối tượng bản đồ như nối nhau, kề nhau.

Đây là nhóm chức năng quan trọng nhất của phần xây dựng bản đồ. Nó bao gồm các chức năng thực hiện và đảm bảo thực hiện đúng công việc đóng vùng các thửa từ các cạnh thửa đã có. Topology là mô hình để đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào cho các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa .v.v. sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tạo được Topology ta phải thực hiện trình tự theo các bước sau đây:

a. Tự động tìm sửa lỗi( MRF CLEAN ).

Chức năng tự động sửa lỗi thông dụng trong bản đồ số như là :

 Bắt quá ( Overshoot )

 Bắt chưa tới ( Undershoot )

ấn MRF Clean để tự động tìm sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường ta vào tiếp MRFFlag Editor để sữa lỗi.

b. Sửa lỗi( MRFFLAG )

Chức năng hiển thị vị trí các lỗi mà MRF FLAG không tự động sửa được và để người dùng tự sửa

Từ menu chọn Topology  Sửa lỗi, xuất hiện cửa sổ giao diện

Kích chuột vào nút Next để hiển thị lỗi mà chức năng MRFFlag báo . Chỗ nào xuất hiện chữ D trên màn hình là ở đó có lỗi do thửa bị hở, thửa bị thừa người dùng tự sửa. Khi hết lỗi Next mờ đi, sửa xong ta kích chuột vào phím Delete all.

c. Tạo vùng( tạo topology )

Chức năng thực hiện tạo topology cho các đối tượng bản đồ được lựa chọn. Hiện tại chương trình chỉ tạo topology cho các đối tượng dạng vùng như là thửa đất, sông suối.

Các đối tượng tham gia tạo topology có thể nằm trên nhiều level khác nhau, trên toàn file hoặc chỉ một vùng do người dùng định nghĩa ( fence )

Menu :ChọnTạo topology -> Tạo vùng.

Thao tác :

 Chọn các level chứa các đối tượng bản đồ tham gia vào tạo vùng.

 Chọn level chứa các đối tượng bản đồ tham gia vào tạo . Nếu dùng fence thì đánh dấu vào < dùng fence >.

 Chọn level chứa các điểm đặc trưng ( trọng tâm ) của các đối tượng vùng được tạo ra.

 Chọn màu cho các điểm đặc trưng này

 ấn <Tạo vùng>để bắt đầu quá trình tạo vùng

 ấn <Ra khỏi> để kết thúc chức năng.

III.4.8. Vẽ nhãn thửa từ trường số liệu

Một trong những công cụ thường dùng nhất cho sử dụng bản đồ số là vẽ nhãn ( label ) cho các đối tượng bản đồ từ dữ liệu thuộc tính của nó. Một đối tượng bản đồ có thể có rất nhiều loại dữ liệu thuộc tính đi kèm theo. Tại một thời điểm, không thể hiển thị tất cả các dữ liệu liên quan đến ra được. Vì vậy, chức năng vẽ nhãn thửa sẽ cung cấp cho người dùng một công cụ để vẽ ra màn hình mọt số loại dữ liệu thuộc tính do người dùng tự định nghĩa và theo một định dạng cho trước.

Do phần mềm đáp ứng cho quản lý và xử lý bản đồ địa chính nên các đối tượng bản đồ có khả năng vẽ nhãn chỉ là các đối tượng kiểu vùng đã được tạo topology.

Menu ChọnXử lý bản đồ -> Vẽ nhãn thửa

Thao tác:

 Tại mục < Trường > chọn tên trường cần vẽ nhãn là < nhãn thửa >,chọn level để lưu trữ nhãn thửa, chọn màu để vẽ nhãn thửa.

 Tại mục < Khoảng cách từ tâm > chọn DX, DY phù hợp để vẽ nhãn thửa không bị dịch ra ngoài thửa.

 Tại mục < Loại nhãn > chọn < nhãn thửa > để vẽ nhãn. + Nhãn sau khi tạo xong có dạng :

Số hiệu thửa Loại đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích

+ Nhãn quy chủ thể hiện các thông tin về: số hiệu thửa, loại đất, tên chủ sử dụng và địa chỉ.

 Tại mục < Kiểu chữ > chọn kiểu chữ Famis cho nhãn.

 Tại mục < Kích thước chữ > chọn kích thước cho chữ trong nhãn.

 Tại mục < Vẽ nhãn thửa nhỏ >

- ở phần < Tỷ lệ bản đồ > ta vào tỷ lệ bản đồ.

- ở phần < Giới hạn diện tích thửa nhỏ > nhập vào giới hạn diện tích thửa nhỏ.

- ở phần < Toạ độ góc khung X,Y > nhập toạ độ góc khung để trương trình tự động ghi các nhãn thửa nhỏ xuống phần ghi chú ở phần dưới khung bản đồ.

 Tại mục < Màu > ta chọn màu cho nhãn thửa.

 Chọn level ( lớp ) lưu chữ nhãn, lớp mặc định là lớp 62.

 Chọn mục < Vẽ nhãn > để tiến hành vẽ nhãn.

 ấn < Ra khỏi > để ra khỏi chức năng.

Một phần của tài liệu đề tài “ thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất bằng phần mềm microstation vμ famis '''' (Trang 69 - 73)