II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán tạiCông ty Công ty cổ phần dợc phẩm Hà Tây.
1. Đặc điểm của bộ máy kế toán ở Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty có chức năng tham mu, giúp việc, giám đốc công tác tài chính của Công ty nhằm sử dụng tiền vốn vào đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lý và hiệu quả. Đồng thời có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra
chế độ kế toán trong phạm vi toàn Công ty giúp lãnh đạo Công ty tổ chức Công ty thông tin kinh tế và tổ chức hoạt động kinh tế một cách nhịp nhàng có hiệu quả.
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, Công ty áp dụng việc tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung với cơ cấu nh sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
* Chức năng và nhiệm vụ: Phòng kế toán của Công ty gồm 9 thành viên và đ- ợc đặt dới sự lãnh đạo của giám đốc.
- Kế toán trởng: Phụ trách công tác kế toán tổng hợp, theo dõi tình hình quản lý tài sản, nguồn vốn của Công ty. Chịu trách nhiệm trớc giám đốc về việc cung cấp thông tin tài chính cũng nh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý điều hành mọi hoạt động của nhân viên phòng kế toán.
- Kế toán tài sản cố định (kiêm Phó phòng kế toán): Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tăng, giảm của tài sản cố định; tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định; tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài 33 Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ và CCDC Kế toán công nợ và tiền gửi Kế toán kho hàng hoá thành phẩm Kế toán quầy hàng Kế toán NVL Kế toán tiền mặt Kế toán thống kê Thủ quỹ
sản cố định; tham gia kiểm tra đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nớc và yêu cầu bảo quản của Công ty; phụ trách các tài khoản 211, 214, 411 đồng thời theo dõi tình hình sử dụng công cụ dụng cụ.
- Kế toán Nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lợng chất lợng và giá thành thực tế vật liệu nhập kho, vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao vật liệu; phân bổ hợp lý giá trị vật liệu sử dụng vàp các đối tợng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh; kiểm kê vật liệu, phát hiện kịp thời vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém chất lợng để Công ty kịp thời xử lý hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
- Kế toán công nợ tiền gửi: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kỳ kinh doanh theo từng đối tợng, từng khoản nợ, thời gian thanh toán; ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp về các khoản nợ phải thu, phải trả. Tổng hợp và sử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và công nợ có khả năng khó trả, khó đòi. Đồng thời kiêm luôn việc theo dõi tình hình tăng giảm và số d tiền gửi ngân hàng hàng ngày. Giám đốc việc chấp hành chế độ kế toán không dùng tiền mặt.
- Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt hàng ngày, phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt, giám đốc tình hình chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt. Thờng xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
- Kế toán quầy hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán hàng của các cửa hàng, doanh thu của các cửa hàng. Cuối tháng báo cáo tình hình nhập xuất tồn sản phẩm hàng hoá tại các cửa hàng.
- Kế toán kho hàng hoá thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi hàng hoá, thành phẩm trong kho. Hàng ngày phản ánh tình hình xuất bán, nhập kho. Cuối tháng phải phản ánh đầy đủ nhập xuất tồn đối với từng loại thuốc, từng loại tá dợc.
- Kế toán thống kê: Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu về tình hình hoạt động của Công ty bao gồm cả doanh thu, thu nhập, nhập xuất tồn kho, số lợng lao động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế báo cáo cho giám đốc, các đơn vị chủ quản…
có liên quan (Sở y tế, Cục thuế, tài chính ).…
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ gữi tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để nhập quỹ hoặc xuất quỹ tiền mặt. Cuối ngày đối chiếu với kế toán tiền mặt.