Ảnh hưởng của trạng thái biển tới sự phân tán:

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM DẦU TRÀN Ở BỜ BIỂN MIỀN TRUNG (Trang 60 - 61)

- Cellusorb có thể được sử dụng ở dạng xơ hoặc ở dạng đã đóng gói thành

a. Ảnh hưởng của trạng thái biển tới sự phân tán:

Tốc độ gió, năng lượng của sóng biển có tính chất rất quan trọng trong việc sử dụng thành công chất phân tán. Khi tốc độ gió lớn (đạt yêu cầu cho việc sử dụng chất phân tán) cùng với điều kiện gió thuận lợi thì năng lượng của sóng biển cũng phải đủ lớn để có thể phá vỡ liên kết của dầu-nước. Nếu điều kiện sóng, gió không thuận các giọt dầu nhỏ bị phân tách sẽ không phân tán trong môi trường nước, vì vậy chúng sẽ kết hợp với nhau thành những mảng dầu lớn. Theo nghiên cứu tốc độ của sóng giữa khoảng 4 tới 12m/s là thuận lợi nhất cho quá trình phân tán dầu.

Cũng là yếu tố quyết định hiệu quả sử dụng chất phân tán. Dầu khi tràn trên biển sau một thời gian thì tính chất của nó thay đổi hoàn toàn, vì vậy việc áp dụng chất phân tán rất khó khăn.

Hiệu quả của chất phân tán sẽ giảm khi độ nhớt của dầu tăng, Sự tăng độ nhớt của dầu gây ra bởi sự bay hơi và sự tạo thành nhũ tương.

Các loại dầu nhóm 1 như: Diesel, gasoline và kerosene khi bị tràn trên biển chúng hình thành màng rất mỏng, trên bề mặt nước và chúng dễ dàng bay đi vì thế không cần sử dụng chất phân tán.

Nhận xét:

Trong xử lý dầu tràn, việc sử dụng chất phân tán hoá học là một biện pháp tương đối hiệu quả. Đặc biệt khi việc xử lý dầu tràn bằng biện pháp cơ học hay các biện pháp khác không hiệu quả hay chưa triệt để thì việc sử dụng chât phân tán sẽ khắc phục được những hạn chế đó.

Với điều kiện tại Việt Nam, với bờ biển dài và ngành du lịch biển rất phát triển thì việc áp dụng chất phân tán vào xử lý các sự cố dầu tràn sẽ hợp lý vì tính linh động của phương pháp này. Bởi việc xử lý dầu tràn bằng chất phân tán hoá học sẽ được triệt để và nhanh chóng hơn các phương pháp khác. Sau khi xử lý sẽ ít để lại những ảnh hưởng lâu dài tới môi trường.

Nhưng khi áp dụng công nghệ xử lý dầu tràn bằng các chất hoá học cần rất thận trọng với môi trường, tránh gây ngộ độc hay làm ô nhiễm môi trường bởi các chất hoá học.

Với điều kiện nền kinh tế hiện nay của Việt Nam chưa thích hợp để chúng ta áp dụng biện pháp xử lý dầu tràn bằng phương pháp hoá học vì công nghệ xử lý dầu tràn này rất tốn kém và yêu cầu kĩ thuật cao.

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM DẦU TRÀN Ở BỜ BIỂN MIỀN TRUNG (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w