Ảnh hưởng của vị trí địa lý các vùng biển Việt Nam tới sự lan truyền dầu trên trên biển gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM DẦU TRÀN Ở BỜ BIỂN MIỀN TRUNG (Trang 26 - 29)

truyền dầu trên trên biển gây ô nhiễm môi trường.

Ở Việt Nam,nhiệt độ nước và không khí vào mùa hè tương đối cao (28o-30o) nên các quá trình phân huỷ các chất gây nhiễm bẩn xảy ra rất mạnh mẽ.Vào mùa đông,hầu hết các khu vực thuộc vùng biển nước ta đều chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,nhiều nhất là vùng biển thuộc miền Bắc Việt

Nam.Gió mùa đông bắc đưa khối nước ven bờ lục địa Trung Hoa giàu chất thải vào vùng biển nước ta.Hơn nữa vào mùa đông nhiệt độ không khí,nhiệt độ nước thấp,tốc độ phân huỷ dầu do vi sinh vật giảm.So với gió mùa hè,gió mùa vào mùa đông có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn,hoàn lưu nước trong mùa đông cũng mạnh hơn.Hầu hết các khu vực biển nước ta vào mùa này đều có dòng chảy theo hướng Nam và Tây Nam,làm cho mức độ nhiễm bẩn dầu trên biển càng tăng lên.

- Vùng phía Bắc vịnh Bắc Bộ.

Hướng gió thịnh hành là Đông Nam và Nam,nên dòng chảy của biển có hướng song song với bờ, đưa nước đi ngược về phía Bắc.Do đó,nguồn nước thải từ hướng Bắc không thể ảnh hưởng đến vùng Bắc Bộ được.Do đặc trưng khí tượng thủy văn,mùa hè mức độ nhiễm bẩn dầu ít nhất trong năm ở vùng này.Nồng độ dầu trung bình là 0,01mg/l.Riêng Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long hàm lượng dầu cao hơn có giá trị từ 0,03-0,035mg/l.

Vào mùa đông,do đặc trưng của địa hình và tác dụng của dòng chảy,khối nước lạnh có hàm lượng dầu cao của Trung Quốc,của các khu khai thác dầu Trung Quốc với mức độ nhiễm bẩn dầu cao nhất trong năm đã chảy vào vùng này.Với hàm lượng dầu trôi trên biển trung bình là 0,045 mg/l.Cao hơn so với mùa hè khoảng 0,035mg/l.

- Vùng Nam vịnh Bắc Bộ.

So với phía Bắc thì phía Nam vịnh Bắc Bộ biển bằng phẳng hơn,có độ sâu lớn hơn.Vùng này có nguồn thải tại chỗ lớn,chất thải chủ yếu được mang từ các khu lân cận tới,hàm lượng dầu trung bình khá cao và thay đổi đột ngột. Vào mùa hè và mùa thu,nước biển bị đẩy ra xa hơn và là nơi tiếp xúc giữa các khối nước nên hàm lượng dầu tràn trôi trên biển trung bình của vùng là 0,02mg/l còn vào mùa đông là 0,033mg/l.

Gió mùa đông bắc.

Ảnh : Gió mùa tây nam.

- Vùng biển từ Đà Nẵng đến Mũi Dinh.

Vùng biển này tương đối sạch do không có nguồn thải lớn tại chỗ.Mặt khác,dầu thải lớn từ đường hàng hải quốc tế và các mỏ dầu ở phía Nam và Tây Nam của biển không có mặt vùng này,ngay cả trong thời kì gió mùa Tây Nam phát triển mạnh.Vào các tháng hè,hàm lượng dầu và nước vùng này dao động thông thường khoảng 0,0012mg/l. đây là khu vực có hàm lượng dầu nhỏ nhất trong số các khu vực được khảo sát đầy đủ.

Vào mùa đông,đây là nơi có tốc độ dòng chảy lớn theo hướng Bắc Nam,tất cả lượng dầu thải trên biển đều bị đẩy về phía Nam,với hàm lượng trung bình là 0,02mg/l.

- Vùng biển phía Đông Nam Bộ.

Vùng biển này bị ảnh hưởng của nhiều nguồn thải khác nhau từ đất liền đưa ra từ các hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai,hệ thống kênh rạch chằng chịt,một phần là do các hoạt động hàng hải của vùng và do khai thác dầu trên thềm lục

bình vào mùa hè là 0,016mg/l.Vào mùa đông,do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc không lớn,nhiệt độ nước khá cao nên hàm lượng dầu thải là

0,025mg/l.

- Vùng tuyến hàng hải quốc tế và Nam Trường Sa.

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM DẦU TRÀN Ở BỜ BIỂN MIỀN TRUNG (Trang 26 - 29)